LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe trong đoạn thơ sau: Không có kính không phải vì xe không có kính

Cảm nhận vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe trong đoạn thơ sau:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn th ẳng

 

 Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa thư ùa vào buồng lái,

 

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha..

(Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật, SGK Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2013, tr.131)

3 trả lời
Hỏi chi tiết
716
1
0
Akako[]~đỏ
01/03/2020 17:03:30

Những chiếc xe không có kính - hình ảnh thơ độc đáo đã khiến cho nhan đề bài thơ trở nên hết sức đặc biệt - tưởng chừng như tác giả sắp viết một câu truyện dài vậy. Hình ảnh ấy đã làm nổi bật lên hình tượng những người lính trẻ, những người lái xe ở thời kì đó: trẻ trung, sôi nổi và có gì đó ngang tàng, hóm hỉnh. Không biết nhà thơ đã bao giờ ngồi trong buồng lái hay trực tiếp cầm vô lăng chưa mà giọng thơ lại sôi động, tự nhiên và đầy hứng khởi đến vậy?

-Giọng thơ âm vang rộn rã, tràn đầy sức sống sôi nổi của tuổi mười tám, đôi mươi. Những người lính trẻ ấy thật kiên cường và trẻ trung, hóm hỉnh. Không chỉ vậy, họ còn là những người đồng chí gắn bó keo sơn, khăng khít. Sự tụ họp lại của những chiếc xe đồng cảnh ngộ đã gắn kết những người lính lại với nhau và qua của kính vỡ họ làm quen với nhau:)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Trung Nghĩa
01/03/2020 17:36:52

Có những tác phẩm đọc xong, gấp sách lại là ta quên ngay, cho đến lúc xem lại ta mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi. Nhưng cũng có những cuốn sách như dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại những ấn tượng chạm khắc trong tâm khảm.“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một tác phẩm như thế.

       Bài thơ đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính, qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở tuyến Trường Sơn với tư thế hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, sôi nổi:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

 

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái

        Hình ảnh những chiếc xe trần trụi, xây xước, móp méo, không kính, không đèn mà vẫn băng băng trên đường ra tiền tuyến, chở quân, chở súng đạn, lương thực hướng về miền Nam là hình ảnh thực và thường gặp trong những năm tháng chống Mĩ gian lao và hào hùng. Hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả cụ thể, chi tiết rất thực. Lẽ thường, để đảm bảo an toàn cho tính mạng con người, cho hàng hoá nhất là trong địa hình hiểm trở Trường Sơn thì xe phải có kính mới đúng. Ấy thế mà chuyện “xe không kính” lại là môt thực tế, những chiếc xe “không kính” rồi “không đèn”, “không mui” ấy vẫn chạy băng ra tiền tuyến. Hình ảnh ấy, lần đầu tiên và cũng là duy nhất cho đến nay khơi dậy cảm hứng thơ của Phạm Tiến Duật.

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

       Lời thơ tự nhiên đến mức buộc người ta phải tin ngay vào sự phân bua của các chàng trai lái xe dũng cảm. Thật ra có thể nói một cách đơn giản: Xe không có kính vì bom giật, bom rung. Nhưng nhà thơ lại chọn cách nói như là muốn tranh cãi với ai. Gịong điệu ngang tàng, lí sự với cấu trúc không có...không phải vì không có...Giọng này phù hợp với tính cách ngang tàng dũng cảm, đầy nghị lực, tính tếu nhộn của những lái xe Trường Sơn. Cách giải thích này cũng gợi lên cái ác liệt của chiến tranh, người lính luôn cận kề với hiểm nguy, với cái chết nhưng coi đó như chuyện bình thường. Chất thơ của câu thơ này hiện ra chính trong vẻ tự nhiên đến mức khó ngờ của ngôn từ. Câu thơ rất gần với văn xuôi lại có giọng thản nhiên, ngang tàng trong đó ngày càng gây ra sự chú ý về vẻ đẹp khác lạ của nó. Hình ảnh “bom giật, bom rung” vừa giúp ta hình dung được một vùng đất từng được mệnh danh là “túi bom” của dịch vừa giúp ta thấy được sự khốc liệt của chiến tranh và đó chính là nguyên nhân để những chiếc xe vận tải không có kính. Bom đạn ác liệt của chiến tranh đã tàn phá làm những chiếc xe ban đầu vốn tốt, mới trở thành hư hỏng. Không tô vẽ, không cường điệu mà tả thực, nhưng chính cái thực đã làm người suy nghĩ, hình dung mức độ ác liệt của chiến tranh, bom đạn giặc Mỹ.

      Mục đích miêu tả những chiếc xe không kính là nhằm ca ngợi những chiến sĩ lái xe Trường Sơn – chủ nhân những chiếc xe không kính. Những người lính lái xe điều khiển những chiếc xe không kính kì lạ trong tư thế ung dung, hiên ngang, bình tĩnh, tự tin. Đó là những con người trẻ trung, tư thế ung dung, coi thường gian khổ, hy sinh. Trong buồng lái không kính chắn gió, họ có cảm giác mạnh mẽ khi phải đối mặt trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài. Những cảm giác ấy được nhà thơ ghi nhận tinh tế sống động qua những hình ảnh thơ nhân hoá, so sánh và điệp ngữ:

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng     

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái.


  Những câu thơ tả thực, chính xác đến từng chi tiết. Không có kính chắn gió, bảo hiểm, xe lại chạy nhanh nên người lái phải đối mặt với bao khó khăn nguy hiểm: nào là “gió vào xoa mắt đắng”, nào là “con đường chạy thẳng vào tim”, rồi “sao trời”, rồi “cánh chim” đột ngột, bất ngờ như sa, như ùa - rơi rụng, va đập, quăng ném.... vào buồng lái, vào mặt mũi, thân mình. Dường như chính nhà thơ cũng đang cầm lái, hay ngồi trong buồng lái của những chiếc xe không kính nên câu chữ mới sinh động và cụ thể, đầy ấn tượng, gợi cảm giác chân thực đến thế. Những câu thơ nhịp điệu nhanh mà vẫn nhịp nhàng đều đặn khiến người đọc liên tưởng đến nhịp bánh xe trên đường ra trận. Cảm giác, ấn tượng căng thẳng, đầy thử thách. Song người chiến sĩ không run sợ, hoảng hốt, trái lại tư thế các anh vẫn hiên ngang, tinh thần các anh vẫn vững vàng.... “ung dung.... nhìn thẳng. Hai câu thơ “ung dung.... thẳng” đã nhấn mạnh tư thế ngồi lái tuyệt đẹp của người chiến sĩ trên những chiếc xe không kính. Đảo ngữ “ung dung” với điệp từ “nhìn” cho ta thấy cái tư thế ung dung, thong thả, khoan thai, bình tĩnh, tự tin của người làm chủ, chiến thắng hoàn cảnh. Bầu không khí căng thẳng với “Bom giật, bom rung”, vậy mà họ vẫn nhìn thẳng, cái nhìn hướng về phía trước của một con người luôn coi thường hiểm nguy. Nhịp thơ 2/2/2 với những dấu phẩy ngắt khiến âm điệu câu thơ trở nên chậm rãi, như diễn tả thái độ thản nhiên đàng hoàng. Với tư thế ấy, họ đã biến những nguy hiểm trở ngại trên đường thành niềm vui thích. Chỉ có những người lính lái xe với kinh nghiệm chiến trường dày dạn, từng trải mới có được thái độ, tư thế như vậy.

     Tác giả đã diễn tả một cách cụ thể và gợi cảm những ấn tượng, cảm giác của người lái xe trên chiếc xe không kính. Với tư thế “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”, các anh nhìn thấy từ "gió","con đường" đến cả "sao trời", "cánh chim". Thế giới bên ngoài ùa vào buồng lái với tốc độ chóng mặt tạo những cảm giác đột ngột cho người lái. Hình ảnh "những cánh chim sa, ùa vào buồng lái" thật sinh động, gợi cảm. Điệp từ “nhìn” có tác dụng khẳng định tư thế, thái độ của người lính. Qua khung cửa xe không còn kính chắn gió, người lính lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng / Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim”. Câu thơ diễn tả được cảm giác về tốc độ trên chiếc xe đang lao nhanh không có kính chắn gió nên mới thấy đắng mắt, cay mắt, khi gió thổi thốc vào mặt. Qua khung cửa đã không có kính, không chỉ mặt đất mà cả bầu trời với sao trời, cánh chim cũng như ùa vào buồng lái. Nhà thơ diễn tả chính xác các cảm giác mạnh và đột ngột của người ngồi trong buồng lái, khiến người đọc có thể hình dung được rõ ràng những ấn tượng, cảm giác ấy như chính mình đang ở trên chiếc xe không kính. Hình ảnh "con đường chạy thẳng vào tim" gợi liên tưởng về con đường ra mặt trận, con đường chiến đấu, con đường cách mạng.

     Vậy đấy, hai khổ thơ tả thực những khó khăn gian khổ mà những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn đã trải qua. Trong khó khăn, các anh vẫn ung dung, hiên ngang bình tĩnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm gan góc chuyển hàng ra tiền tuyến. Không có kính chắn gió, bảo hiểm, đoàn xe vẫn lăn bánh bình thường. Lời thơ nhẹ nhõm, trôi chảy như những chiếc xe vun vút chạy trên đường.

       Người lái xe trong bài thơ là những người chiến sĩ trẻ trung. Các anh rất trẻ trung, hồn nhiên, tâm hồn gần gũi với thiên nhiên. Khó khăn gian khổ các anh coi thường. Xe hư hỏng không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước, nhưng xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước. Tất cả vì tiền tuyến, vì mặt trận, đó là khẩu hiệu của họ. Và những chiếc xe mang đầy thương tích vẫn lăn bánh ra mặt trận. Có thể nói những người lái xe, người làm chủ phương tiện là yếu tố quyết định làm nên thắng lợi trên mặt trận vận tải và cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

2
0
Trung Nghĩa
01/03/2020 17:38:48

Là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước, Phạm Tiến Duật đem đến cho người đọc sự vui tươi, hồn nhiên, tinh nghịch trong thơ ông. Bài thơ về tiểu đội xe không kính có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, dí dỏm làm nổi bật hình ảnh những anh chiến sĩ lái xe Trường Sơn ngang tàng, ung dung và lạc quan yêu đời.

      Không như các nhà thơ khác, Phạm Tiến Duật đã thể hiện tính cách khác người của mình ngay ở hai câu thơ mở đầu. Không mĩ lệ hóa, không dùng hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ để so sánh, không trau chuốt, không bóng bẩy, hình ảnh chiếc xe trong thơ Phạm Tiến Duật rất trần trụi, bình dị, không nguyên vẹn:

Không có kính không phải vì xe không có kính.

      Đơn giản là vì Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi nên xe không còn nguyên vẹn nữa. Thế nhưng, chiếc xe không kính ấy vẫn băng băng ra chiến trường.

      Chiếc xe đầy tự tin, không hề lo sợ trước bom đạn khủng khiếp của giặc Mĩ. Khác với những gì trần trụi bên ngoài, đây là một chiếc xe dũng cảm, hiên ngang. Xe vẫn băng ra tiền tuyến trên những đoạn đường đầy hiểm nguy. Có khác chăng đó là hình tượng những anh chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Vì xe không có kính nên các anh được tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài. Gió, sao trời, cánh chim, và cả bầu trời rộng cũng ùa vào buồng lái, hòa cùng nhịp thở nhộn nhịp của các anh:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái.

      Không có một sự ràng buộc hay rào cản nào ngăn cách các anh tiếp xúc với đất trời. Mà cả thiên nhiên cũng muốn hòa mình với khí thế ấy. Chính vì thế mà các anh có thể nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng một cách rất thoải mái, tự nhiên.

      Không có kính thì điều kiện chiến đấu cũng thiếu thốn nhưng các anh vẫn yêu đời, vẫn tự tin vào chiến thắng. Các anh xem mọi trở ngại chỉ là dịp để thử thách bản thân:

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già.

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau, mặt lấm, cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

       Điệp cấu trúc không có kính … ừ thì chưa cần thể hiện tính cách ngàng tàng, bất chấp tất cả khó khăn. Không có kính chắn bụi thì đương nhiên phải có bụi bám lên tóc, nhưng các anh vẫn không lo, cứ để vậy mà nhìn nhau, mặt lấm, cười ha ha. Không có kính che mưa thì dĩ nhiên phải ướt áo, dù áo ướt nhưng các anh cũng mặc kệ, cứ để vậy mà lái tiếp bởi mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Các anh vẫn giữ cái tư thế ấy, hiên ngang mà sao yêu đời quá đi thôi! Dù có thiếu thốn, cực khổ đến đâu, các anh vẫn yêu thương, chia sẻ cho nhau tình yêu thương:

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

       Dường như trong chiến đấu gian khổ giúp chiến sĩ tôi rèn ý chí và giúp cho tình đồng đội của các anh thêm gắn bó, keo sơn. Dù vào sinh ra tử nhưng người lính vẫn hồn nhiên, vô tư và lạc quan tin tưởng. Chỉ một cái bắt tay qua khung kính vỡ rồi những cũng đủ gieo vào nhau những tình cảm tốt đẹp, các anh động viên nhau tiến bước quân hành. Tình cảm ấy đã làm các anh cảm thấy đầm ấm khi cùng chung tiểu đội:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

      Tiểu đội của các anh như một gia đình vui vẻ, hạnh phúc. Ở đó có vẻ đẹp của sự sum họp, chan hòa. Các anh có chung một điểm tựa, tâm hồn nên gia đình ở chiến trường của các anh đều cùng chung một nhiệm vụ thiêng liêng. Các anh luôn tin tưởng vào tương lai đang chờ đợi phía trước. Câu thơ lại đi, lại đi trời xanh thêm với năm thanh bằng và điệp ngữ lại đi đã tạo nên một âm điệu thanh thản, nhẹ nhàng.

      Điều làm nên sự chiến thắng của các anh chính là lòng yêu nước, là ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà:

Không có kính, rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cản trong xe có một trái tim.

      Ở các anh có sự tương phản rõ rệt giữa vật chất và tinh thần, giữa bên ngoài và bên trong, giữa cái không có và cái có. Bom đạn kẻ thù đã làm cho xe không có rất nhiều. Không kính, không đèn, không mui nên chiếc xe đã trở nên trần trụi đến kì lạ, xe không còn nguyên vẹn… Nhưng một thứ rất cần mà các anh đã có, đó là trái tim yêu nước. Trái tim đầy nhiệt thành cách mạng, sẽ chiến thắng những thiếu thốn về vật chất. Trái tim yêu nước đã điều khiển chiếc xe không nguyên vẹn ấy băng về phía trước, nơi miền Nam ruột thịt. Sức mạnh để xe băng mình ra trận chính là sức mạnh của trái tim người lính.

       Với chất liệu hiện thực độc đáo, bài thơ thể hiện hình ảnh hào hùng của chiếc xe không kính, qua đó khắc họa nổi bật hình ảnh cao quý của người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

       Qua bài thơ, ta càng thấy rõ phẩm chất của người lính Trường Sơn: mộc mạc, giản dị và vĩ đại. Chúng ta càng biết ơn các anh. Thế hệ trẻ Việt Nam nguyện tiếp bước các anh gìn giữ Tổ quốc Việt Nam mãi mãi trường tồn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư