Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 đoạn văn khoảng 8 câu về câu tục ngữ

Viết 1đoạn văn khoảng 8 câu về câu tục ngữ :1 mặt người=10 mặt của
                Không thầy đố mày làm nên

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
456
1
1
Tran Huu Hai Hai
01/03/2020 19:53:53

Với truyền thống "Tôn sư trọng đạo", dân gian Việt Nam rất coi trọng vai trò của người thầy trong sự nghiệp giáo dục. Bởi vậy có câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên". Song dân gian cũng lại có câu “Học thầy không tày học bạn” Vậy hai câu tục ngữ này có mâu thuẫn với nhau không? Ta cần hiểu vấn đề này như thế nào?

Kho tàng tục ngữ Việt Nam là phương tiện chuyền tải những kinh nghiệm quý giá của nhân dân về những vấn đề tự nhiên, xã hội. Do hình thức ngắn gọn, hàm súc nên tục ngữ chỉ đề cập đến những vấn đề cốt lõi, cơ bản mà không mở rộng, bàn luận, nhận xét. Bởi vậy, có khá nhiều cặp tục ngữ luôn tồn tại song song với nhau tưởng như đối lập nhau nhưng thực chất là bổ sung cho nhau về ý nghĩa. Hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” cũng nằm trong số đó.

Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” có tính chất tuyệt đối hóa vai trò của người thầy trong việc học tập của con người. Xưa, các phương tiện thông tin đại chúng rất hạn chế, việc đi lại giao lưu cũng không phổ biến. Bởi vậy, người thầy chính là nguồn cung cấp tri thức chủ yếu cho học trò. Thầy dạy trò đọc sách, thầy dạy trò cách cư xử hàng ngày,… không có thầy, trò không biết và không làm được điều gì trong cuộc sống. Vậy là trong việc học tập của học trò hàng ngày, người thầy đóng vai trò chủ đạo.

Nhưng nếu như câu tục ngữ trên tuyệt đối hóa vai trò của người thầy thì câu sau lại tuyệt đối hóa vai trò của người bạn trong việc học tập: “Học thầy không tày học bạn”. Trong thực tế, ngoài việc học thầy, ta có thể học ở bạn bè. Bạn bè là những người cùng trang lứa với ta, cùng tâm lí, cùng trình độ, nhờ vậy ta có thể học hỏi ở bạn cách học tốt hơn, rút kinh nghiệm từ bạn những điều sai trái. Trong câu tục ngữ này, từ “tày” mang ý nghĩa là “bằng". Cả câu mang ý nghĩa “Học thầy không bằng học bạn”. Cách nói này chỉ nhằm nhấn mạnh vai trò của việc học bạn chứ không hề phủ nhận vai trò của việc học thầy. Điều đó cũng như câu tục ngữ trước chỉ nhằm nhấn mạnh vai trò của việc học thầy chứ không phủ nhận vai trò của việc học hỏi ở các đối tượng khác.

Hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau nhắc nhở chúng ta: việc học có nhiều cách thức, nhiều phương tiện. Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như ngày nay, ta có thể học từ rất nhiều nơi: thầy cô, cha mẹ, bạn bè, báo chí, sách vở, mạng,… Điều quan trọng là cần biết lựa chọn thông tin chính xác, cập nhật, có ích để tiếp nhận và học hỏi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tran Huu Hai Hai
01/03/2020 19:54:28

Gợi ý nhé!

+ Kính trọng thầy cô giáo là nét đẹp trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam từ xưa đến nay (Mỗi năm sẽ có riêng một ngày lễ của thầy cô 20/11). Câu tục ngữ đã nhấn mạnh được vai trò của người thầy đối với cuộc đời của mỗi người.

+ Khẳng định về công lao của người thầy đối với sự phát triển của xã hội nói chung và cá nhân mỗi học sinh nói riêng. Lòng biết ơn của mình đối với công lao to lớn của thầy cô giáo (lời thầy cô dạy bảo, những giờ học bổ ích, sự hi sinh, ... của thầy cô dành cho học sinh thân yêu) ( có thể dẫn dắt bằng danh ngôn,..)

+ Dù ở đâu đó vẫn có những hành vi vô ơn đối với thầy cô giáo của không ít các bạn học sinh hiện nay tạo ra những nhức nhối trong ngành giáo dục nhưng lòng biết ơn thầy cô vẫn là một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam cần được duy trì để xã hội phát triển.....

1
0
Tran Huu Hai Hai
01/03/2020 19:54:46
Người thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn mở mang cho trí óc chúng ta, cung cấp cho chúng ta những kiến thức vô cùng quan trọng trong việc định hướng, dẫn dắt chúng ta. Lúc còn bé chính người thầy đầu tiên là người thầy dẫn dắt cho ta dạy cho ta biết bao lời hay lẽ phải, từng nét chữ đầu tiên, từng con số lạ lẫm… Để rồi từ đó chúng ta mới có kiến thức, những hiểu biết cao hơn. Công ơn của người thầy là vô cùng to lớn, nó như công ơn dưỡng dục của của cha mẹ. Cha mẹ có công sinh thành và nuôi ta khôn lớn còn thầy cô là người cũng cấp kiến thức cho ta, để chúng ta sống nên người.Ngày xưa học theo lối khoa bảng thầy dạy gì trò học nấy, những người thầy lỗi lạc thì luôn có những học trò ưu tú. Chính vì thế mới có câu nói không thầy đố mà làm nên.Xã hội ngày nay tiến bộ hơn, khoa học kỹ thuật phát triển việc học tập ngày càng cởi mở hơn. Người học trò được tiếp thu rất nhiều môn học và việc học tập có thể thay đổi nhiều nhưng vai trò của người thầy thì mãi mãi vẫn không thay đổi, thầy có vai trò định hướng rất lớn cho học sinh. Người thầy không còn là người chỉ tay cho cho trò nữa nhưng cũng là người định hướng cho các em trong việc học tập. Công thầy công trò để tạo nên những thế hệ học trò tương lai.Dù xã hội có thay đổi thì vai trò của người thầy trong xã hội vẫn nguyên. Chúng ta có tài giỏi đến đâu đi chăng nữa thì vẫn cần một người có thể hướng dẫn, định hướng cho chúng ta và người đó không ai khác chính là người thầy của chúng ta.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×