Dàn ý
I. Mở bài
- Tác giả, tác phẩm: Kim Lân là một trong những cây bút tài năng của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông viết rất hay về nông thôn và người nông dân. Điều này đã được thể hiện rõ nét trong tác phẩm “Vợ nhặt”.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Bàn về nhân vật thị trong truyện ngắn này, có ý kiến cho rằng: “Đó là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng”. Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: “Đó là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá của mình”.
II. Thân bài
1. Khái quát chung
- Giới thiệu kiến thức liên quan:
+ Hoàn cảnh sáng tác:
. Tiền thân là truyện “Xóm ngụ cư”, được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Năm 1954, Kim Lân viết lại thành truyện ngắn “Vợ nhặt”, in trong tập “Con chó xấu xí” (1962).
. Viết về hiện thực bi thảm của nhân dân ta trong nạn đói 1945 khiến 2 triệu người chết.
. Chủ đề: Kim Lân bày tỏ nỗi xót xa thương cảm trước số phận của người dân lương thiện cùng khổ, đồng thời ngợi ca vẻ đẹp tinh thần của họ.
- Giải thích nhận định:
+ Nhận định 1:
. “Liều lĩnh”: Hành động mà không suy tính.
. “Thiếu tự trọng”: Không coi trọng danh dự của bản thân.
+ Nhận định 2:
. “Tự trọng, có ý thức về phẩm giá của mình”: Biết trân trọng, bảo vệ danh dự của chính mình.
2. Phân tích cụ thể
a) Nhận định 1
- Quên cả ý tứ, sĩ diện:
+ “Ngồi vêu” ở cổng chợ, “vùng đứng dậy”, “lon ton chạy” đẩy xe cho Tàng, “liếc mắt cười tít” với Tràng. Thị đẩy xe với hi vọng được ăn nên rất nhiệt tình và cũng chẳng cần ý tứ.
+ “Cong cớn”, “xưng xỉa” khi cố đòi Tràng miếng ăn.
+ Được mời ăn, “hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên, thị đon đả: “Ăn thật nhá! ừ ăn thì ăn sợ gì”.
+ Thị “ngồi sà xuống ăn thật”. “Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”.
+ “Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở”: hành vi văn hóa chẳng mấy đẹp, đồng thời cho người đọc thấy thị đói đến nhường nào.
- Tự hạ giá mình một cách rẻ mạt:
+ Sẵn sàng về làm vợ một người đàn ông không quen biết chỉ vì miếng ăn. => Thiếu tự trọng, liều lĩnh.
b) Nhận định 2
- Bẽn lẽn, e thẹn, thương thân tủi phận:
+ “Người đàn bà đi sau hắn chừng ba bốn bước. Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn”. Thị “ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia”. Đây là hành động thường tình của nữ giới, đặc biệt của những cô dâu khi về nhà chồng.
+ “Cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt”: Vẻ thương thân tủi phận của thị khi đã vì miếng ăn mà giao phó cuộc đời mình cho một người đàn ông không quen biết => Ý thức về phẩm giá.
+ “Ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần”: rụt rè, ý tứ, ngượng nghịu. Đó cũng là tâm trạng ngổn ngang trăm mối trong lòng thị.
- Cách cư xử đúng mực, lễ độ, ý tứ khi về nhà chồng:
+ Ngoan ngoãn lắng nghe những lời tâm sự giãi bày, khuyên nhủ của mẹ chồng.
+ Suốt buổi tối hôm ấy, không mấy khi thị cất lời bởi thị biết thân biết phận và xúc động trước tình cảm mọi người dành cho mình.
+ Sáng hôm sau, thị dậy sớm cùng mẹ chồng quét tước nhà cửa, dọn bữa ăn sáng. “Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh”. => Có lòng tự trọng, ý thức về phẩm giá.
+ Khi bà cụ Tứ đưa cho thị bát cháo cám, dù thất vọng, hai con mắt “tối sầm lại”, thị vẫn “điềm nhiên và vào miệng” vì không muốn làm bà cụ buồn. => Cách cư xử đầy tế nhị.
3. Đánh giá
* Đánh giá về hai nhận định:
- Nguyên nhân của những hành động tưởng như liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng của thị là nỗi thống khổ do nạn đói gây ra. Tuy thế, hoàn cảnh vẫn không vùi dập được hoàn toàn những phẩm chất tốt đẹp cũng như ý thức về phẩm giá của thị.
- Hai ý kiến được nhìn từ 2 góc độ khác nhau. Nếu ý kiến thứ nhất chỉ nhìn từ bề nổi của hiện tượng, chưa có cái nhìn toàn diện về nhân vật thì ý kiến thứ hai đã nhìn sâu vào bản chất, thể hiện được tấm lòng nhân hậu của Kim Lân.
* Ý nghĩa:
- GTND:
+ GTHT:
. Khắc họa số phận bi thương, vẻ đẹp của nhân dân Việt Nam trong hoàn cảnh khốn cùng.
+ GTNĐ:
. Niềm cảm thương sâu sắc trước những phận đời bị cái đói xô đẩy, vùi dập.
. Tình yêu thương con người, sự trân trọng khao khát hướng thiện của họ.
- GTNT: Khắc họa nhân vật một cách tinh tế và tài tình thông qua lời nói, hành động, diễn biến tâm lí.
* Bài học:
- Đối với người đọc: Cần có cái nhìn đa diện, nhiều chiều để khám phá trọn vẹn vẻ đẹp của tác phẩm.
- Đối với nhà văn: Phải đi sâu khám phá con người, cuộc đời, xây dựng nhân vật với sự đa chiều.
III. Kết bài
- Thông qua nhân vật thị, nhà văn Kim Lân đã khẳng định vẻ đẹp con người Việt Nam: Dù có bị hoàn cảnh khốn cùng vùi dập, tâm hồn họ vẫn mang vẻ đẹp sáng ngời.
- Nhân vật thị là một sáng tạo độc đáo của Kim Lân. Hình tượng này đã góp phần làm nên thành công của tác phẩm “Vợ nhặt”, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển của dòng chảy văn học Việt Nam.