LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Như cây non, con người muốn trưởng thành, có bản lĩnh trước khó khăn của cuộc sống thì phải trải qua tôi luyện từ thuở nhỏ. Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên bằng một đoạn văn dài khoảng 2/3 trang giấy thi

4 trả lời
Hỏi chi tiết
2.424
0
4
Need not to know
06/03/2020 14:06:43

a) Đặc điểm cơ bản của dạng văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.

Đây là dạng văn khá khó đối với học sinh lớp 9 bởi sự tích hợp giữa vấn đề xã hội và vấn đề văn học. Điều đó đòi hỏi học sinh phải có kiến thức tổng hợp về cả hai mảng kiến thức là văn học và xã hội. Tuy nhiên việc có kiến thức vẫn chưa đủ vì học sinh cần phải có thêm các kỹ năng phân tích văn bản và phân tích, đánh giá, lí giải các vấn đề xã hội nữa. Đề bài đặt ra trong dạng đề này thường là các vấn đề xã hội sâu sắc mang ý nghĩa nhân văn nào đó dựa trên các tác phẩm văn học (vấn đề đó có thể có trong chương trình học hoặc chưa được học).

Vì là dạng đề kết hợp và vận dụng nhiều thao tác khác nhau: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận… kiểu văn bản này đòi hỏi học sinh phải linh hoạt trong từng thao tác làm bài của mình.

Ví dụ: Xét 3 đề bài sau:

Đề 1: Từ nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên hiện nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?

Đề 2: Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long là người có tinh thần khiêm tốn. Em có suy nghĩ gì về lòng khiêm tốn của giới trẻ hiện nay?

Đề 3: Trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải tác giả đã thể hiện ước nguyện chân thành muốn cống hiến một phần công sức của mình vào mùa xuân của đất nước. Em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của giới trẻ hiện nay?

b) Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.

Mở bài

– Giới thiệu được vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

– Nêu vấn đề cần nghị luận

Thân bài

Vì đây là dạng đề tích hợp nên vấn đề xã hội ở đây có thể là tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống. Nên tùy theo từng dạng đề mà áp dụng các thao tác nghị luận khác nhau. Tuy nhiên đều phải làm rõ hai phần trọng tâm cơ bản: giải thích và rút ra vấn đề đặt ra trong tác phẩm, nghị luận về một vấn đề xã hội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
5
Need not to know
06/03/2020 14:07:49

Cuộc sống là một chuỗi khó khăn, khắc nghiệt đến mức nếu bạn yếu lòng đầu hàng trước nó thì bạn sẽ thua, thua một cách đầy thảm bại. Khi bản thân rơi vào lòng sâu của sự nghiệt ngã số phận, bạn sẽ hiểu được rằng ý chí vươn lên không gục ngã là cách duy nhất giúp bạn vươn lên và sống tốt trong cuộc sống này.

Trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là “không gục ngã”?

Khi gặp khó khăn, còn người ta thường phân vân giữa hai lựa chọn. Một là chùn bước hoặc loay hoay tìm lối thoát, hai là dấn bước với tất cả ý chí và sức mạnh, không gục ngã để đương đầu với thử thách. Không có khó khăn nào dễ đánh gục con người hơn tinh thần nhưng tinh thần rồi cũng như một khó khăn mà bạn cần phải vượt qua. Nó giống như một viên đá vô hình vô tình bạn vấp phải rồi gục ngã, và rồi chẳng ai giúp được bạn ngoài bản thân bạn. Lúc này, bạn với vết thương đau nhưng vẫn gồng mình đứng dậy và bước tiếp, đó gọi là ‘’không gục ngã’’.

Tôi từng biết đến những con người đến từ những vùng đất khác nhau, ẩn sau họ là những câu chuyện cuộc đời dài lê thê. Bất hạnh có, đau khổ có, bế tắc có nghèo khó có, tàn tật có, nhưng họ lại có một điểm chung đáng quí : là dù rằng cuộc đời có nhấn chìm họ dưới đáy kiệt cùng của vực sâu thì với bản năng con người cùng ý chí vươn lên, không gục ngã vẫn thôi thúc họ tiếp tục bước tiếp.

Nhà sản xuất phim hoạt hình nổi tiếng Walt Disney nhớ lại thất bại cay đắng của những ngày đầu vào nghề, khi ông bị ông chủ tòa soạn báo sa thải vì khả năng sáng tạo kém. “Khi đó tôi mới 21 tuổi, không tiền bạc, không danh vọng. Tôi gần như sụp đổ khi ngày nào cũng phải ngủ trên chiếc sôpha rách tươm, ăn mãi một món khoai tây nghiền và phải sống trong căn nhà ổ chuột”. Walt Disney đã sống như vậy trong suốt một thời gian dài, để chúng ta, và cả thế hệ con cháu chúng ta, được những trận cười nắc nẻ trước những bộ phim hoạt hình vui tươi và đầy tính sáng tạo của ông.

Nicholas James Vujicic – nhà diễn thuyết truyền động lực người Úc gốc Serbia, khi sinh ra đã không có tứ chi. Từ thuở ấu thơ, anh đã phải đấu tranh về cả tinh thần, tình cảm cũng như thể xác với số phận của mình, nhưng rồi thay vì đau đớn mặc cảm, anh lại quyết định đối mặt với khuyết tật. Để rồi năm 17 tuổi, bằng tất cả nỗ lực và quyết tâm của mình, anh thành lập tổ chức phi lợi nhuận của riêng mình với tên gọi “Life Without Limbs”. Anh đi khắp nơi trên thế giới để diễn thuyết truyền động lực về cuộc sống của một người khuyết tật mang hi vọng và mong muốn tìm được ý nghĩa của cuộc sống.

Điều gì đã khiến những số phận đau thương ấy có thể vượt qua muôn vàn gian nan để khẳng định được bản thân mình? Họ đã tạo dựng cuộc sống tươi đẹp hơn từ khó khăn gian khổ, thử thách bằng sự kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm chiến thắng số phận. Họ đã không đánh mất đi niềm tin yêu vào cuộc sống, không gục ngã trước những đau đớn. Và hơn hết, họ đã khẳng định cho tất cả chúng ta một chân lí: mỗi con người đều có khả năng cảm hóa những nổi đau và ưu phiền trong cuộc sống của mình thành niềm vui và hạnh phúc.

Từ những tấm gương trên, phần nào đã cho chúng ta những bài học hay. Cuộc sống vốn chứa đựng những khóc khăn và thử thách, đừng để những trở ngại ấy làm giảm đi ý nghĩa trong cuộc sống bạn. Thất bại, điều đó có thể xảy ra đối với bạn, nhưng thất bại một lần không có nghĩa những lần tiếp theo bạn vẫn thất bại, cũng như nhà phát minh vĩ đại Albert Einstein từng phát biểu “Tôi tư duy từ ngày này qua ngày khác và từ năm này sang năm khác . 99 lần tôi kết luận sai và đến lần thứ 100 thì tôi đúng”. Thực tế đã chứng minh được mọi thứ, biến những định nghĩa khô khan thành hiện thực.

Hãy sống hết lòng vì ngày hôm nay, hãy đừng dại dột mà từ bỏ bản thân mình mà hãy đương đầu, đừng để bản thân gục ngã giữa giông tố cuộc đời. Trong sự tối tăm mù mịt của cuộc đời, khi bạn biết vươn lên và không gục ngã, chắc chắn ánh sáng sẽ hiện hữu, sưởi ấm trái tim đầy đau thương kia. Vì bạn đã được sống, nên không bao giờ là muộn để bắt đầu dứng dậy !

Bàn tay của tạo hóa thật diệu kì. Nó tạo nên bao nhiêu cái đẹp, có những cái đẹp bất ngờ đến ngỡ ngàng. Khi nghĩ đến đá sỏi khô cằn, hẳn như một phản xạ tự nhiên, bất kì ai trong chúng ta cũng sẽ ngĩ đến sự chết chóc, khô héo, cùng kiệt nàn và tàn lụi. Nhưng ở những nơi như vậy tạo hóa vẫn tìm ra cái đẹp, tạo ra cái đẹp rực rỡ, tỏa sáng đầy sức sống và kiêu hãnh, những chùm hoa trên đá.

Trên hoang mạc khô cằn bỏng rát vẫn có những loài xương rồng phát triển, sinh sôi, nảy nở và còn kết hoa nữa. Vùng sỏi đá khô cằn vốn là vùng đất dường như không có sự sống, cùng kiệt nàn, hoang vu vậy mà cây hoa dại vốn nhỏ bé mông manh là thế, mọc hoang dã, không có bàn tay chăm sóc của con người mà vẫn sinh sôi nảy nở, luôn tràn đầy sức sống, luôn mạnh mẽ, vẫn đâm chồi nảy lộc như thách thức với cuộc sống. Thành quả tất yếu của sự cố gắng không ngừng nghỉ là những chùm hoa, những bông hoa tuyệt đẹp. Chúng xứng đáng với vẻ đẹp kiêu sa đó, sau khi đã trải qua bao nhiêu thử thách của cuộc đời, trải qua nắng, gió và sự cần mẫn kiếm tìm sự sống ở nơi tưởng như không còn sự sống. Đất mẹ không tuyệt tình với ai bao giờ, người không ruồng rẫy, bỏ rơi những đứa con của mình mà chỉ dạy cho chúng cách sống, cho chúng nếm trải khó khăn để rồi trưởng thành và cảm nhận được hết cái đẹp, cái diệu kì của cuộc đời này, những thành quả ngọt ngào.

Đó cũng là một bài học đáng giá với con người. Con người sinh ra mang trong mình những khả năng đặc biệt và sức mạnh vô biên để vượt qua những phong ba bão táp của cuộc đời. Con người chính là sản phẩm hoàn mĩ nhất của tạo hóa. Trong cuộc sống biến đổi khôn lường này con người luôn phải vật vã để bước đi trên con đường mình đã chọn. Không có con đường nào là con đường không có chông gai và cạm bẫy, không có ai đạt được thành quả mà không có đau thương, bầm dập, tôi chợt nhớ đến câu hát:

"Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng
Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai
Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió
Lời hứa ghi trong tim mình
Vẫn bước đi hiên ngang đầu ngẩng cao..."

(Đường đến ngày vinh quang).

Đúng vậy, dù con đường có đẹp thì điều đó không có nghĩa là không có đau thương. "Thất bại là mẹ thành công", quan trọng là ý chí và nghị lực, không được phép bỏ cuộc, nếu chỉ vì con đường khó đi mà bỏ dở thì không bao giờ thành công. Vì trên con đường trăm ngả, không có, dù chỉ một, lối đi dễ dàng. Trong một câu chuyện tui đọc có hai cô gái mê kịch nghệ, một người lớn lên trong gia đình truyền thống, có bố là đạo diễn nổi tiếng, mẹ là minh tinh màn bạc. Cô được rèn luyện, gọt giũa từ nhỏ vì thế kĩ thuật diễn của cô rất tốt và sớm được mang danh hiệu thiên tài. Song cô luôn khổ tâm và dằn vặt vì khi nhắc đến cô họ không bao giờ quên thân phận của cô, "thiên tài Ayumi, con gái đại minh tinh Utake", đó là cách họ nói về cô, cô thấy mình luôn núp dưới cái bóng của mẹ và vì thế cô đã phải nỗ lực cố gắng rất nhiều để vượt ra khỏi cái bóng quá lớn của mẹ. Cô ganh tị với một cô bé nghèo, mồ côi cha, rồi mẹ cũng ra đi do căn bệnh phổi khi mà cô bắt đầu nổi danh trong làng sân khấu. Tất cả như sụp đổ, mẹ mất cô cũng không còn đủ dũng cảm để đứng trên sân khấu. Tất cả lại về con số không, cô mất tất cả. Nhưng có một thứ luôn tồn tại trong sâu thẳm trái tim cô là ước mơ, là đam mê cháy bỏng với kịch nghệ. Nó chưa bao giờ tắt. Tuy không được học múa, học hát, học vũ đạo nhưng khi đứng trên sân khấu cô như hóa thân thành nhân vật, cô quên mất mình là ai, cô quên mất mình đang diễn, bản năng mách bảo cho cô biết mình phải làm gì và nhờ vậy cô sớm vượt qua tất cả mọi chông gai trên bước đường đời để rồi trở thành một siêu sao như mình hằng mơ ước. Để có được điều đó cô đã phải trải qua bao đắng cay, vùi dập và sự hãm hại của các thế lực đối địch nhưng cô chưa bao giờ bỏ cuộc. Họ là hai số phận, hai hoàn cảnh trái ngược nhau. Tuy Ayumi có vẻ may mắn hơn khi con đường của cô có vẻ như đã được trải thảm, đã được dọn sẵn nhưng rõ ràng cô cũng không hề dễ dàng gì khi bước đi trên đó để vượt lên đỉnh cao nghệ thuật và thoát khỏi cái bóng của mẹ mình. Maya lại may mắn có được cái năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh, bản năng của một người nghệ sĩ nhưng ngược lại cô đã gặp không ít những khó khăn trắc trở trên đường đời. Rõ ràng con đường dù đẹp đẽ thế nào thì vẫn chứa chất khổ đau.

Có chăng một con đường bằng phẳng? Ví thử tồn tại một con đường như vậy, khi đạt được vinh quang liệu còn có ý nghĩa gì. Bởi lẽ vinh quang là thành quả của sự cố gắng, hi sinh, cả mồ hôi và nước mắt, có khi là xương máu. Vinh quang không phải là thành quả mà theo tui là quá trình thực hiện.

Có những người sinh ra không may mắn, họ bị những dị tật bẩm sinh hay vì những tai nạn đáng tiếc mà thân thể họ không được nguyên vẹn nhưng nghị lực đã giúp họ đứng lên và chiến thắng nghịch cảnh để rồi dành lấy thành quả đáng tự hào như: chị Nguyễn Thị Nga, tuy người chị chỉ cao 1,29m nhưng đằng sau thân hình nhỏ bé ấy là một nghị lực lớn lao, nó đã đưa chị vào cánh cổng trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, và cô bạn của chị tuy vừa câm vừa điếc nhưng vẫn có thể mở một cửa hàng lưu niệm để tự nuôi sống bản thân. Người phụ nữ tàn tật (mắc bệnh bại liệt), bà Nguyễn Thị Lân, 61 tuổi vẫn làm kinh tế, tạo dựng cuộc sống tự lập của mình và nuôi người mẹ già. Họ là những số phận, những con người kém may mắn nhưng luôn là tấm gương cho chúng ta ngưỡng mộ, học tập.

Bên cạnh những con người như vậy, vẫn tồn tại không ít những người dù sống trong môi trường tốt đẹp, là những loài cây được chăm sóc chở che trên mảnh đất màu mỡ mà vẫn không bao giờ biết nở hoa thậm chí còn héo rũ và chết, cũng có những cây phát triển tốt trong môi trường đó nhưng chỉ cần chịu nắng, phơi sương, một chút điều kiên khó khăn là chết rũ, không còn sức sống. Đó là những con người đáng trách nhưng cũng thật đáng thương hại, những số phận không cảm nhận được sự may mắn của mình, không tận dụng được nó, họ yếu ớt, hèn nhát, và không có nghị lực, không có tương lai.

Thiên nhiên tươi đẹp, và luôn đẹp dù ở những nơi ta không ngờ tới nhất. Nó không chỉ là kết tinh của sự sống, của tinh hoa đất trời mà còn là kết tinh của những bài học đường đời, bài học cuộc sống của thiên nhiên. Chúng ta vẫn thường quen thưởng thức vẻ đẹp của tự nhiên mà ít ai, ít khi thử suy ngẫm, tìm kiếm ở chúng một cái gì khác, một ý nghĩa nào khác, tinh hoa thật sự nằm sâu bên trong vẻ bề ngoài. Cuộc sống thật đẹp và diệu kì, thiên nhiên là tấm gương phản chiếu cuộc sống. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều bài học thú vị, ý nghĩa nơi người mẹ thiên nhiên.

Hình ảnh loài hoa dại bé nhỏ đã đơn độc, trơ trọi giữa đá sỏi khô cằn và nắng gắt với chùm hoa tươi đẹp gợi cho ta một sự thôi thúc, một cảm giác xốn xang. Cây hoa dại tuy bé nhỏ mỏng manh như vậy có thể sống, có thể đơm hoa trên sỏi tại sao con người, sản phảm hoàn mĩ nhất của tạo hóa lại không thể làm được điều tương tự chứ. Đúng vậy, là con người ta phải hơn thế, phải hơn thế, phải biết vượt lên số phận, dũng cảm đối đầu với nghịch cảnh, "ngẩng cao đầu" thách thức với khó khăn và chắc chắn là sẵn sàng đón nhận vinh quang vì cuộc sống chắc chắn sẽ mỉm cười với bạn, trao cho bạn cái đáng được nhận. Con đường vẫn thênh thang phía trước hứa hẹn bao điều thú vị...

0
4
Need not to know
06/03/2020 14:10:08

Những khi gặp khó khăn, thử thách trong cuộc sống, tôi thường nhớ đến câu nói: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp để nhắc mình cố gắng.

Cuộc sống đôi khi thật diệu kì. Và sức sống của con người, của thiên nhiên thật mãnh liệt. Bạn có nghĩ vậy không? Vùng sỏi đá là nơi nghèo chất dinh dưỡng, nhiều sỏi đá, là nơi các loài cây khó có thể ươm mầm và phát triển. Xa hơn đó là vấn đề môi trường sống khó khăn, khắc nghiệt, con người khó có thể lớn lên và trưởng thành. Còn hình ảnh cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp để chỉ sức sống, khát vọng sống, sống một cách có ý nghĩa: giữa vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại yếu ớt không những cố gắng gìn giữ sự sống mà còn biết trổ hoa, điểm tô cho cuộc đời. Câu nói giàu hình ảnh mà hàm chứa ý nghĩa sâu xa, gửi gắm một quan niệm nhân sinh tích cực: Trong cuộc sống, con người cần phải có niềm tin, nghị lực sống để vượt qua những khó khăn thử thách, như thế cuộc sống của con người mới thực sự có ý nghĩa.

Nếu không có nghị lực, không có ý chí thì cuộc sống con người sẽ không còn ý nghĩa. Vì cuộc sống không phải lúc nào con người cũng gặp được nhưng may mắn mà đôi khi cũng nếm trải những cay đắng, khổ đau, con người cần phải có ý chí để vượt qua. Thậm chí có những lúc bế tắc, tưởng không còn lối thoát thì tình yêu, niềm tin vào cuộc sống sẽ giúp ta vượt qua tất cả. Và sau những thời điểm khó khăn ấy, con người tự thấy mình trưởng thành, chững trạc và bản lĩnh hơn. Ngược lại, khi con người đã không tự vượt qua được hoàn cảnh khó khăn của mình một lần thì lần sau cũng có thể không vượt qua và như vậy cuộc đời của con người đó là một hành trình thất bại.

Nhà văn Nguyễn Khải đã từng nói rằng: Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình trong những gian khổ hi sinh. Trong cuộc đời không có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu là con người cần phải có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy. Giữa thành công và thất bại đôi khi chỉ là những ranh giới mong manh. Ý chí, sự nỗ lực của bản thân sẽ giúp cho con người có sức mạnh vượt qua được những khó khăn, thử thách. Tôi còn nhớ mãi kỉ niệm hồi học lớp 9 bị điểm 2 môn Toán. Trong lòng tôi buồn nản vô cùng vì thực sự đề bài cô ra rất khó (lớp tôi ngày ấy là lớp chuyên Toán của trường). Khi về nhà tôi cất kĩ bài kiểm tra vào ngăn bàn nung nấu ý định lãng quên bài kiểm tra này với ý nghĩ: không bị điểm kém không phải là học sinh. Nhưng mỗi lần nằm ngủ hình ảnh điểm 2 lại day dứt tôi. Tôi quyết định mở lại bài kiểm tra, tìm hiểu cách làm của bài toán làm tôi mất ăn mất ngủ. Cuối cùng mấy ngày trôi qua, tôi cũng tìm ra cách giải và phương pháp làm những bài toán dạng này. Từ đấy tôi lại càng yêu môn Toán, yêu các con số hơn. Cuối năm đó tôi đỗ vào lớp chuyên Toán của tỉnh. Bạn thấy đấy chỉ có ý chí, niềm tin mới giúp ta chiến thắng được những khó khăn của cuộc sống. Thậm chí chính hoàn cảnh khó khăn càng tôi luyện thêm ý chí, nghị lực của con người.

Tôi đã từng đọc Thời thơ ấu của M. Go-rơ-ki, đã từng rơi lệ trên nhiều trang giấy vì những cực khổ mà Go-rơ-ki chịu đựng trong suốt thời thơ ấu. Vậy mà trong lòng cậu bé Go-rơ-ki ngày ấy vẫn cháy lên khát vọng học tập (cậu đã từng mải đọc sách mà hỏng cả ấm nước của nhà chủ), cậu lao vào trường đại học cuộc đời vừa để kiếm sống vừa để tích luỹ vốn sống cho mình. Và có ai ngờ, cậu bé Go-rơ-ki nghèo khổ ngày ấy sau này trở thành nhà văn vĩ đại của nước Nga, một con chim báo bão của thời đại cách mạng. Tôi đã từng đọc cả tập Nhật kí trong tù để càng ngưỡng mộ, khâm phục tinh thần của người tù Hồ Chí Minh. Có lẽ trong Nhật kí trong tù, tôi thích nhất là những câu thơ mở đầu của tập thơ:

Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao

Muốn nên sự nghiệp lớn

Tinh thần càng phải cao.

Từ thực tế những năm tháng bôn ba đi tìm đường cứu nước những năm tháng hoạt động Cách mạng, Bác khẳng định:

Gạo đem vào giã bao đau đớn,

Gạo giã xong rồi trắng tựa bông.

Sống ở trên đời người cũng vậy,

Gian nan rèn luyện mới thành công.

Trong cuộc sống có rất nhiều những tấm gương về nghị lực sống. Năm mười hai tuổi, tôi đã từng gặp thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí. Ngày đấy con bé mười hai tuổi trong tôi vô cùng thán phục, ngạc nhiên khi một người liệt đôi tay như thầy lại có thể viết chữ đẹp, có thể làm thơ hay. Và tôi chợt nhận ra chính tình yêu cuộc sống, nghị lực phi thường đã giúp thầy vượt qua sự thiệt thòi, bất hạnh của bản thân để trở thành người có ích cho đời. Đến bây giờ tình cảm của tôi vẫn vẹn nguyên như thuở ấy đối với thầy. Hay nghệ sĩ ghi-ta Văn Vượng, người nghệ sĩ khiếm thị đã giành được nhiều giải thưởng âm nhạc ở trong nước cũng như quốc tế. Ông đã từng có những lúc đau khổ, bế tắc, nhưng nghị lực sống và tình yêu với âm nhạc đã giúp ông đến với mọi người và cả thế giới. Như vậy, bạn thấy không ý chí, nghị lực đôi khi còn giúp con người vượt qua được những rào cản tiềm ẩn trong chính bản thân mình để sống một cuộc sống thật ý nghĩa.

Đường đời của mỗi con người đâu chỉ có những hoa hồng mà có rất nhiều chông gai. Con người cần rèn cho mình ý chí, nghị lực để vượt qua những khó khăn, thử thách. Nếu không có nghị lực, niềm tin bản thân mỗi chúng ta không thể làm được gì cho chính mình và xã hội. Trong hoàn cảnh khó khăn, chúng ta mới nhận ra được sức mạnh lớn lao tiềm ẩn trong con người mình. Mỗi lần ngắm nhìn cây hoa dại ven đường hay cây xương rồng nở hoa tôi cứ tự đặt câu hỏi: Không biết sức mạnh nào giúp cho những loài cây ấy có thể sinh sống và phát triển trong môi trường sống khắc nghiệt như thế? Và mỗi con người hãy luôn tự rèn luyện cho mình bản lĩnh, nghị lực để chống chọi và vượt qua được những khó khăn, thử thách của bản thân, chiến thắng số phận, đạt đến đỉnh cao của vinh quang. Gặt hái được những thành công từ khó khăn, gian lao con người mới thấy hết giá trị của nó và thêm yêu cuộc sống. Cũng có lúc bạn cố gắng hết mình mà vẫn không đạt được kết quả như mong muốn. Lúc ấy, bạn đừng nghĩ rằng mình thất bại mà thực sự bạn đã chiến thắng, chiến thắng bản thân - chiến thắng vinh quang nhất của đời người.

Ai đó đã từng nói rằng: Người ta chỉ sống có một lần, phải sống sao cho ra sống. Hãy cố gắng để mỗi ngày của bạn đều là những ngày có ý nghĩa.

1
3

a) Đặc điểm cơ bản của dạng văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.

Đây là dạng văn khá khó đối với học sinh lớp 9 bởi sự tích hợp giữa vấn đề xã hội và vấn đề văn học. Điều đó đòi hỏi học sinh phải có kiến thức tổng hợp về cả hai mảng kiến thức là văn học và xã hội. Tuy nhiên việc có kiến thức vẫn chưa đủ vì học sinh cần phải có thêm các kỹ năng phân tích văn bản và phân tích, đánh giá, lí giải các vấn đề xã hội nữa. Đề bài đặt ra trong dạng đề này thường là các vấn đề xã hội sâu sắc mang ý nghĩa nhân văn nào đó dựa trên các tác phẩm văn học (vấn đề đó có thể có trong chương trình học hoặc chưa được học).

Vì là dạng đề kết hợp và vận dụng nhiều thao tác khác nhau: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận… kiểu văn bản này đòi hỏi học sinh phải linh hoạt trong từng thao tác làm bài của mình.

Ví dụ: Xét 3 đề bài sau:

Đề 1: Từ nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên hiện nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?

Đề 2: Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long là người có tinh thần khiêm tốn. Em có suy nghĩ gì về lòng khiêm tốn của giới trẻ hiện nay?

Đề 3: Trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải tác giả đã thể hiện ước nguyện chân thành muốn cống hiến một phần công sức của mình vào mùa xuân của đất nước. Em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của giới trẻ hiện nay?

b) Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.

Mở bài

– Giới thiệu được vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

– Nêu vấn đề cần nghị luận

Thân bài

Vì đây là dạng đề tích hợp nên vấn đề xã hội ở đây có thể là tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống. Nên tùy theo từng dạng đề mà áp dụng các thao tác nghị luận khác nhau. Tuy nhiên đều phải làm rõ hai phần trọng tâm cơ bản: giải thích và rút ra vấn đề đặt ra trong tác phẩm, nghị luận về một vấn đề xã hội.


Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư