Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích tâm trạng của người tù thể hiện trong bốn câu thơ cuối bài thơ Khi con tu hú

7 trả lời
Hỏi chi tiết
282
0
0
Nguyễn Vũ Tuệ Anh
06/03/2020 15:16:00
Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ ông ngập tràn những hình ảnh làng mạn cách mạng. Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú của ông tiêu biểu cho phong cách ấy.
 
Nhan đề của bài chỉ là một cụm từ chỉ thời gian (vẫn chưa đầy đủ). Nhan đề của bài thơ là một ẩn ý vừa chỉ một thời điếm bừng lên của thiên nhiên, tạo vật, vừa chỉ sự khát khao hoạt động của con người.
 
Có thể tóm tắt nội dung bài thơ như sau: Khỉ con tu hú gọi bầy (cũng là khi mùa hè đang đến), người tù cách mạng càng thấy ngột ngạt, cô đơn trong phòng giam chật hẹp, càng khát khao được sống cuộc sống tự do bay bổng ở ngoài kia.
 
Sở dĩ, tiếng tu hú kêu lại có tác động mạnh đến tâm hồn của nhà thơ bởi nó là tín hiệu báo những ngày hè rực rỡ đến gần. Nó cũng là biểu tượng của sự bay nhảy tự do.
 
Khi con tu hú gọi bầy
 
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.
 
Không phải tiếng chim đơn độc mà là tiếng chim "gọi bầy", tiếng chim báo tin vui. Nghe chim tu hú gọi nhau biết rằng "lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần". Nhưng không phải chỉ có thế. Tiếng chim gợi lên một thế giới tràn ngập âm thanh, màu sắc, hình ảnh:
 
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
 
Bắp rây vàng hạt đẩy sân nắng đào
 
Trời xanh càng rộng càng cao
 
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
 
Đó là những sắc màu, âm thanh của cuộc sống hằng ngày. Màu vàng của ngô, màu hồng của nắng nổi bật trên cái nền xanh của đất trời, quyện với tiếng ve ngân và còn được điểm xuyết thêm bằng hình ảnh "Đôi con diều sáo lộn nhào từng không". Không gian tràn trề nhựa sống, đang vận động, sinh sôi nảy nở từng ngày.
 
Đọc kĩ lại những câu thơ, ta bỗng phát hiện thêm nhiều điều kì lạ khác nữa. Các sự việc không được miêu tả trong trạng thái bình thường, chúng được tô đậm, được đẩy lên mức cao nhất có thể. Không phải "hạt bắp vàng mà là "bắp rây vàng hạt" nắng là "nắng đào" màu sắc lộng lẫy nhất, trời xanh thì "càng rộng càng cao" tầm mắt cứ được mở rộng ra thêm mãi. Tiếng ve không chỉ "ngân" mà còn "dậy" lên, hai tính từ miêu tả âm thanh kết hợp với nhau khiến cho tiếng ve rộn rã khác thường. Chừng như để hoà điệu với những âm thanh và hình ảnh đó, cánh diều sáo cũng không chịu lững lờ" hay "vi vu" mà "lộn nhào từng không”. Cánh diều như cũng nô nức, vui lây trong không gian lộng lẫy màu sắc và rộn rã âm thanh đó.
 
Sở dĩ có hiện tượng đó là bởi tác giả đã không trực tiếp quan sát và miêu tả cảnh vật. Nhà thơ đang bị giam trong tù. Những bức tường kín mít vây xung quanh làm sao cho phép nhà thơ nhìn ngắm hay lắng nghe... Tất cả đều được tái hiện từ trí tưởng tượng, trí nhớ và hơn thế nữa là tình yêu, lòng khát khao mãnh liệt được tháo cũi sổ lồng. Trong cảnh tù đày, màu ngô lúa hay màu nắng, màu của trời xanh bỗng trở nên quý giá vô ngần, bởi thế nên những màu sắc, âm thanh hết sức bình thường bỗng trở nên lung linh, huyền ảo, rực rỡ hẳn lên. Đoạn thơ này thể hiện tình yêu sâu sắc của nhà thơ đối với cuộc sống, đôi với quê hương.
 
Mộng tưởng càng tươi đẹp bao nhiêu thì hiện thực lại càng cay đắng, nghiệt ngã bấy nhiêu.
 
Ta nghe hè dậy bên lòng
 
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
 
Ngột làm sao, chết uất thôi
 
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
 
Tưởng như sự liên kết giữa hai đoạn thơ này không thật chặt chẽ và tứ thơ không liên tục. Khi hướng ra bên ngoài, nhà thơ tả cảnh nhưng khi hướng vào trong lại tả tâm trạng. Kì thực đây chính là sự liên kết vô cùng khéo léo và tinh tế. Mối dây liên kết ấy chính là tiếng chim tu hú. Tiếng chim gọi bầy tha thiết gợi mở một thế giơi bao la và vô cùng sinh động. Nhưng thế giới đó càng rộng rãi, rực rỡ bao nhiêu thì lại càng khiến cho người tù (đã bị tách biệt khỏi thế giới ấy) cảm thấy ngột ngạt và khao khát bấy nhiêu.
 
Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối của bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống ngoài kia đầy quyến rũ đối với người tù nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú lại rất khác nhau, ở câu thơ đầu, tiếng tu hú gợi hình ảnh cuộc sống đầy hương sắc, từ đó gợi ra cái khát khao về cuộc sống tự do. Thế nhưng, đến câu kết, tiếng chim ấy lại khiến cho người tù cố cảm giác bực bội, đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù dầy.
 
Bài thơ hay ở những hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm, ở nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát uyển chuyển, tự nhiên và cả ở những cảm xúc thiết tha, sàu lắng, thể hiện được nguồn sống sục sôi của người cộng sản.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Need not to know
06/03/2020 15:16:01

Trở lại với thực tại đang bị giam hãm, chỉ với bốn câu thơ cuối bài, tác giả đã thể hiện tâm trạng bức xúc, sự phẫn uất của mình. Trước hết là khát vọng muốn bứt phá tù ngục, muốn “đạp tan phòng”. Mùa hè trở thành đối tượng vẫy gọi, đối tượng để nhà thơ thổ lộ tâm tình. Cảm giác ngột ngạt trong cảnh tù hãm lên đến tột đỉnh khi nhà thơ thốt lên: “Ngột làm sao, chết uất thôi”. Cái ngột ngạt ở đây không chỉ là giới hạn chật hẹp của phòng giam, mà là sự phẫn uất của tác giả và niềm khao khát tự do, khao khát trở về với cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi. Các từ cảm thán “ôi”, “thôi”, “làm sao”,... càng nhấn mạnh cảm giác ngột ngạt đó. Tiếng “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” càng như thôi thúc vẫy gọi. Tiếng chim tu hú báo hiệu xuân hết hè sang, báo hiệu sự chuyển đổi của thời gian, mà đối với người chiến sĩ cộng sản, vấn đề không phải chỉ là ở chỗ bị bắt bớ tù đày khổ ải, mà vấn đề là ở chỗ cách mạng đang bước vào giai đoạn quyết liệt, thời cơ của cách mạng giải phóng dân tộc đã tới gần. Do đó, thời gian hành động đòi hỏi rất cấp bách, trong khi ấy, người chiến sĩ lại đang bị giam hãm trong nhà lao.
0
1
Nguyễn Vũ Tuệ Anh
06/03/2020 15:16:13

Trở lại với thực tại đang bị giam hãm, chỉ với bốn câu thơ cuối bài, tác giả đã thể hiện tâm trạng bức xúc, sự phẫn uất của mình.
Trước hết là khát vọng muốn bứt phá tù ngục, muốn “đạp tan phòng”. Mùa hè trở thành đối tượng vẫy gọi, đối tượng để nhà thơ thổ lộ tâm tình. Cảm giác ngột ngạt trong cảnh tù hãm lên đến tột đỉnh khi nhà thơ thốt lên: “Ngột làm sao, chết uất thôi”. Cái ngột ngạt ở đây không chỉ là giới hạn chật hẹp của phòng giam, mà là sự phẫn uất của tác giả và niềm khao khát tự do, khao khát trở về với cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi. Các từ cảm thán “ôi”, “thôi”, “làm sao”,... càng nhấn mạnh cảm giác ngột ngạt đó. Tiếng “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” càng như thôi thúc vẫy gọi. Tiếng chim tu hú báo hiệu xuân hết hè sang, báo hiệu sự chuyển đổi của thời gian, mà đối với người chiến sĩ cộng sản, vấn đề không phải chỉ là ở chỗ bị bắt bớ tù đày khổ ải, mà vấn đề là ở chỗ cách mạng đang bước vào giai đoạn quyết liệt, thời cơ của cách mạng giải phóng dân tộc đã tới gần. Do đó, thời gian hành động đòi hỏi rất cấp bách, trong khi ấy, người chiến sĩ lại đang bị giam hãm trong nhà lao. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy (“Mà chân muốn đạp tan phòng/ hè ôi”, “Ngột làm sao/ chết uất thôi”). Tiếng chim tu hú một mặt vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Nếu tiếng chim ở phần đầu bài thơ là tiếng chim thông báo chuyển mùa thì tiếng chim ở cuôì bài là tiếng chim nhắc nhở, thôi thúc. Tiếng chim một mặt cho thấy dấu hiệu dịch chuyển thời gian, mặt khác lại cho thấy thời gian không đợi không chờ. Tiếng chim ấy đối với người tù cộng sản cũng là tiếng gọi của tự do.
 
1
0
Need not to know
06/03/2020 15:16:28
Qua bốn cân thơ cuối, ta như cảm nhận được tâm trạng bức bối, ngột ngạt và tâm hồn khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ trong ngục giam tăm tối. Thanh âm của tiếng chim tu hú đã gợi dẫn tác giả về miền liên tưởng những ngày hạ tháng bảy. Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt. Sự đối lập của không gian nhà tù và không gian tự do, giữa quá khứ và hiện tại khiến nhà thơ cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng, niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Sự uất hận đó dường như lên tới đỉnh điểm khi nhà thơ “muốn đập tan phòng”. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy. Tiếng chim tu hú vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Sự lặp lại âm thanh của tiếng tu hú cuối bài thơ vừa nhấn mạnh, vừa tô đậm ý chí và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mang trong chốn lao tù.
0
1
Nguyễn Vũ Tuệ Anh
06/03/2020 15:16:40
Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ ông ngập tràn những hình ảnh làng mạn cách mạng. Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú của ông tiêu biểu cho phong cách ấy.
Nhan đề của bài chỉ là một cụm từ chỉ thời gian (vẫn chưa đầy đủ). Nhan đề của bài thơ là một ẩn ý vừa chỉ một thời điếm bừng lên của thiên nhiên, tạo vật, vừa chỉ sự khát khao hoạt động của con người.
Có thể tóm tắt nội dung bài thơ như sau: Khỉ con tu hú gọi bầy (cũng là khi mùa hè đang đến), người tù cách mạng càng thấy ngột ngạt, cô đơn trong phòng giam chật hẹp, càng khát khao được sống cuộc sống tự do bay bổng ở ngoài kia.
Sở dĩ, tiếng tu hú kêu lại có tác động mạnh đến tâm hồn của nhà thơ bởi nó là tín hiệu báo những ngày hè rực rỡ đến gần. Nó cũng là biểu tượng của sự bay nhảy tự do.
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.
Không phải tiếng chim đơn độc mà là tiếng chim "gọi bầy", tiếng chim báo tin vui. Nghe chim tu hú gọi nhau biết rằng "lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần". Nhưng không phải chỉ có thế. Tiếng chim gợi lên một thế giới tràn ngập âm thanh, màu sắc, hình ảnh:
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đẩy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Đó là những sắc màu, âm thanh của cuộc sống hằng ngày. Màu vàng của ngô, màu hồng của nắng nổi bật trên cái nền xanh của đất trời, quyện với tiếng ve ngân và còn được điểm xuyết thêm bằng hình ảnh "Đôi con diều sáo lộn nhào từng không". Không gian tràn trề nhựa sống, đang vận động, sinh sôi nảy nở từng ngày.
Đọc kĩ lại những câu thơ, ta bỗng phát hiện thêm nhiều điều kì lạ khác nữa. Các sự việc không được miêu tả trong trạng thái bình thường, chúng được tô đậm, được đẩy lên mức cao nhất có thể. Không phải "hạt bắp vàng mà là "bắp rây vàng hạt" nắng là "nắng đào" màu sắc lộng lẫy nhất, trời xanh thì "càng rộng càng cao" tầm mắt cứ được mở rộng ra thêm mãi. Tiếng ve không chỉ "ngân" mà còn "dậy" lên, hai tính từ miêu tả âm thanh kết hợp với nhau khiến cho tiếng ve rộn rã khác thường. Chừng như để hoà điệu với những âm thanh và hình ảnh đó, cánh diều sáo cũng không chịu lững lờ" hay "vi vu" mà "lộn nhào từng không”. Cánh diều như cũng nô nức, vui lây trong không gian lộng lẫy màu sắc và rộn rã âm thanh đó.
Sở dĩ có hiện tượng đó là bởi tác giả đã không trực tiếp quan sát và miêu tả cảnh vật. Nhà thơ đang bị giam trong tù. Những bức tường kín mít vây xung quanh làm sao cho phép nhà thơ nhìn ngắm hay lắng nghe... Tất cả đều được tái hiện từ trí tưởng tượng, trí nhớ và hơn thế nữa là tình yêu, lòng khát khao mãnh liệt được tháo cũi sổ lồng. Trong cảnh tù đày, màu ngô lúa hay màu nắng, màu của trời xanh bỗng trở nên quý giá vô ngần, bởi thế nên những màu sắc, âm thanh hết sức bình thường bỗng trở nên lung linh, huyền ảo, rực rỡ hẳn lên. Đoạn thơ này thể hiện tình yêu sâu sắc của nhà thơ đối với cuộc sống, đối với quê hương.
Mộng tưởng càng tươi đẹp bao nhiêu thì hiện thực lại càng cay đắng, nghiệt ngã bấy nhiêu.
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Tưởng như sự liên kết giữa hai đoạn thơ này không thật chặt chẽ và tứ thơ không liên tục. Khi hướng ra bên ngoài, nhà thơ tả cảnh nhưng khi hướng vào trong lại tả tâm trạng. Kì thực đây chính là sự liên kết vô cùng khéo léo và tinh tế. Mối dây liên kết ấy chính là tiếng chim tu hú. Tiếng chim gọi bầy tha thiết gợi mở một thế giơi bao la và vô cùng sinh động. Nhưng thế giới đó càng rộng rãi, rực rỡ bao nhiêu thì lại càng khiến cho người tù (đã bị tách biệt khỏi thế giới ấy) cảm thấy ngột ngạt và khao khát bấy nhiêu.
Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối của bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống ngoài kia đầy quyến rũ đối với người tù nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú lại rất khác nhau, ở câu thơ đầu, tiếng tu hú gợi hình ảnh cuộc sống đầy hương sắc, từ đó gợi ra cái khát khao về cuộc sống tự do. Thế nhưng, đến câu kết, tiếng chim ấy lại khiến cho người tù cố cảm giác bực bội, đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù dầy.
Bài thơ hay ở những hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm, ở nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát uyển chuyển, tự nhiên và cả ở những cảm xúc thiết tha, sâu lắng, thể hiện được nguồn sống sục sôi của người cộng sản.
1
0
Need not to know
06/03/2020 15:16:55

Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ ông ngập tràn những hình ảnh lãng mạn cách mạng. Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú của ông tiêu biểu cho phong cách ấy.

Nhan đề của bài chỉ là một cụm từ chỉ thời gian (vẫn chưa đầy đủ). Nhan đề của bài thơ là một ẩn ý vừa chỉ một thời điếm bừng lên của thiên nhiên, tạo vật, vừa chỉ sự khát khao hoạt động của con người.

Có thể tóm tắt nội dung bài thơ như sau: Khỉ con tu hú gọi bầy (cũng là khi mùa hè đang đến), người tù cách mạng càng thấy ngột ngạt, cô đơn trong phòng giam chật hẹp, càng khát khao được sống cuộc sống tự do bay bổng ở ngoài kia.

Sở dĩ, tiếng tu hú kêu lại có tác động mạnh đến tâm hồn của nhà thơ bởi nó là tín hiệu báo những ngày hè rực rỡ đến gần. Nó cũng là biểu tượng của sự bay nhảy tự do.

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.

Không phải tiếng chim đơn độc mà là tiếng chim "gọi bầy", tiếng chim báo tin vui. Nghe chim tu hú gọi nhau biết rằng "lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần". Nhưng không phải chỉ có thế. Tiếng chim gợi lên một thế giới tràn ngập âm thanh, màu sắc, hình ảnh:

Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.

Đó là những sắc màu, âm thanh của cuộc sống hằng ngày. Màu vàng của ngô, màu hồng của nắng nổi bật trên cái nền xanh của đất trời, quyện với tiếng ve ngân và còn được điểm xuyết thêm bằng hình ảnh "Đôi con diều sáo lộn nhào từng không". Không gian tràn trề nhựa sống, đang vận động, sinh sôi nảy nở từng ngày.

Đọc kĩ lại những câu thơ, ta bỗng phát hiện thêm nhiều điều kì lạ khác nữa. Các sự việc không được miêu tả trong trạng thái bình thường, chúng được tô đậm, được đẩy lên mức cao nhất có thể. Không phải "hạt bắp vàng mà là "bắp rây vàng hạt" nắng là "nắng đào" màu sắc lộng lẫy nhất, trời xanh thì "càng rộng càng cao" tầm mắt cứ được mở rộng ra thêm mãi. Tiếng ve không chỉ "ngân" mà còn "dậy" lên, hai tính từ miêu tả âm thanh kết hợp với nhau khiến cho tiếng ve rộn rã khác thường. Chừng như để hòa điệu với những âm thanh và hình ảnh đó, cánh diều sáo cũng không chịu lững lờ" hay "vi vu" mà "lộn nhào từng không”. Cánh diều như cũng nô nức, vui lây trong không gian lộng lẫy màu sắc và rộn rã âm thanh đó.

Sở dĩ có hiện tượng đó là bởi tác giả đã không trực tiếp quan sát và miêu tả cảnh vật. Nhà thơ đang bị giam trong tù. Những bức tường kín mít vây xung quanh làm sao cho phép nhà thơ nhìn ngắm hay lắng nghe... Tất cả đều được tái hiện từ trí tưởng tượng, trí nhớ và hơn thế nữa là tình yêu, lòng khát khao mãnh liệt được tháo cũi sổ lồng. Trong cảnh tù đày, màu ngô lúa hay màu nắng, màu của trời xanh bỗng trở nên quý giá vô ngần, bởi thế nên những màu sắc, âm thanh hết sức bình thường bỗng trở nên lung linh, huyền ảo, rực rỡ hẳn lên. Đoạn thơ này thể hiện tình yêu sâu sắc của nhà thơ đối với cuộc sống, đôi với quê hương.

Mộng tưởng càng tươi đẹp bao nhiêu thì hiện thực lại càng cay đắng, nghiệt ngã bấy nhiêu.

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Tưởng như sự liên kết giữa hai đoạn thơ này không thật chặt chẽ và tứ thơ không liên tục. Khi hướng ra bên ngoài, nhà thơ tả cảnh nhưng khi hướng vào trong lại tả tâm trạng. Kì thực đây chính là sự liên kết vô cùng khéo léo và tinh tế. Mối dây liên kết ấy chính là tiếng chim tu hú. Tiếng chim gọi bầy tha thiết gợi mở một thế giới bao la và vô cùng sinh động. Nhưng thế giới đó càng rộng rãi, rực rỡ bao nhiêu thì lại càng khiến cho người tù (đã bị tách biệt khỏi thế giới ấy) cảm thấy ngột ngạt và khao khát bấy nhiêu.

Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối của bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống ngoài kia đầy quyến rũ đối với người tù nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú lại rất khác nhau, ở câu thơ đầu, tiếng tu hú gợi hình ảnh cuộc sống đầy hương sắc, từ đó gợi ra cái khát khao về cuộc sống tự do. Thế nhưng, đến câu kết, tiếng chim ấy lại khiến cho người tù có cảm giác bực bội, đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù đày.

Bài thơ hay ở những hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm, ở nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát uyển chuyển, tự nhiên và cả ở những cảm xúc thiết tha, sâu lắng, thể hiện được nguồn sống sục sôi của người cộng sản.

Cảm nhận 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú - Mẫu 2

Hoạt động cách mạng bị bắt giam, ngồi trong nhà lao,Tố Hữu, người chiến sĩ mười chín tuổi vừa giác ngộ lí tưởng cộng sản cao đẹp, ôm ấp bao dự định xông pha trong trường tranh đấu, xả thân vì nghĩa lớn, nghe tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè đến đã làm bài thơ này.

Mùa hè sống động, náo nức, đầy gợi mở, nhưng người trẻ tuổi say mê hoạt động như ông lại bị cầm tù giữa bốn bức tường kín mít, ngột ngạt, cách biệt với cuộc đời. Tiếng chim tu hú kia đã đánh thức nỗi niềm, bản tính sôi nổi ở người thanh niên cộng sản. Từ tiếng chim tu hú, Tố Hữu tưởng nghĩ đến cuộc sống phóng khoáng, nóng bỏng của mùa hè ở bên ngoài.

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.

Có người cho rằng khổ thơ dẫn trên là một bức tranh phong cảnh, với những câu tả cảnh vào loại đẹp và hay trong tập thơ Từ ấy, trong cả thơ Tố Hữu.

Quả thật ở đây cảnh mùa hè được tả có hồn, sống động. Tất cả dường như đang nảy nở, phát triển. Lúa chiêm “đương” chín, không phải “đã” chín; trái cây “đang” ngọt dần, không phải “đã” ngọt. Và đều bộc lộ hết sức mình trong cái mùa hè rộn rã kia. Tiếng ve “dậy”, nắng vàng “đầy” sân. Chiều rộng, chiều cao của không gian, của sự vật thật phóng khoáng, tự do. Trời xanh cao rộng, diều sáo “lộn nhào tầng không”.

Tiếng chim tu hú như là khúc dạo đầu. Từ khúc mở màn này, cả mùa hè bừng lên, náo nức, say mê. Nhưng cho rằng đây là một bức tranh thì không đúng. Với con mắt hoạ sĩ, đây không phải là một bức tranh mùa hè với bấy nhiêu thứ dồn vào một cái khung như thế. Hình như hai câu đầu là một bức, câu thứ ba, thứ tư và hai câu năm, sáu đều là những bức tranh độc lập với nhau. Nếu gọi là tranh thì đây là tranh liên hoàn mới đúng. Tại sao lại như thế? Vì đây là “tranh” không được vẽ bằng mắt nhìn, mà vẽ bằng tưởng tượng, hình dung ra theo tâm trạng của con người. Nhân vật trữ tình trong bài thơ này, ở lúc này không định vẽ tranh mà cảnh trí náo nức, sinh động, sinh sôi của cảnh vật từ tiếng ve kêu đã hiện thành hình, đứt nối thành mùa hè trong con người. Cảnh rồi lại cảnh theo đó mà hiện ra, toàn những cảnh phóng khoáng tự do như mộng tưởng.

Về mặt kết cấu đoạn một, 6 câu thơ đầu và đoạn hai, 4 câu thơ cuối có thể xem là hai bài thơ riêng biệt. Bài trước được đặt tên là “mùa hè”, bài sau đặt tên là “tiếng chim tu hú”. Thì ra tuy ngay bài đầu câu đầu của bài đã là “Khi con tu hú gọi bầy” nhưng thực ra cái hồn của cả bài thơ này, bài Khi con tu hú lại nằm ở 4 câu sau, ở câu sau cùng:

Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu.

Thì ra tiếng chim tu hú ấy tạo “nghịch trạng” trong lòng người thanh niên này. Mùa hè sôi động, rực rỡ, khoáng đạt đã đến rồi mà mình lại bị giam hãm tù túng. Ngoại cảnh (do tưởng tượng vì đã được nếm trải) tác động vào con người gây một xung động ở con người, khiến con người bức bối, ngột ngạt muốn vùng vẫy, tung phá.

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi.

Nhưng thực tế không thể làm được, nên phải buột ra thành lời than. Ấy chính là biểu hiện của lòng khao khát tự do, khao khát hoạt động bị thôi thúc ngày càng mãnh liệt ở con người trẻ tuổi giàu tâm huyết chưa được thoả mãn, đáp ứng. Câu thơ cuối cùng: “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu” như tiếng đời cứ lăn náo nức mà con người thì đang đành chịu tù túng. Tiếng chim tu hú ngoài trời kia lại như giục giã đốt nóng tâm can dữ dội.

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu

Tiếng chim tu hú chính là tiếng đời, là cuộc sống hoạt động cách mạng. Và tâm trạng, tinh thần kia là tâm trạng, tinh thần của một người chiến sĩ trẻ tuổi “say mùi hương chân lí”.

Cảm nhận 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú - Mẫu 3

Nhà thơ Tố Hữu là một nhà thơ của lí tưởng cộng sản, trong thơ của ông, hình ảnh của cách mạng của lí tưởng cộng sản luôn hiện hữu, gắn liền với mảnh đất quê hương Việt Nam cách mạng. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu chính là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất thể hiện cho phong cách thơ của người chiến sĩ cách mạng.

Trong bài thơ “Khi con tu hú”, tiếng chim tu hú có tác động mạnh mẽ tới tâm hồn nhà thơ, nó báo hiệu mùa hè đến, mùa của sức sống thiên nhiên, tạo vật. Khiến cho tác giả đang trong cảnh lao tù cảm thấy càng ngột ngạt và tù túng, cô đơn, từ đó càng khao khát được tự do, tung hoành. Và tâm trạng đó của người tù cộng sản được bộc lộ rõ nhất trong bốn câu thơ cuối:

“Ta nghe hè dậy bên lòng
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”

Ở khổ thơ đầu bài thơ, là một bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và tràn đầy màu sắc, âm thanh. Chính trí tưởng tượng và trí nhớ cùng với tình yêu thiên nhiên, cuộc sống của Tố Hữu đã vẽ nên bức tranh đó với tất cả mọi thứ đều được tô đậm và đẩy lên mức cao nhất của rực rỡ. Đoạn thơ đã thể hiện tình yêu và lòng khao khát sâu sắc của nhà thơ đối với cuộc sống và thiên nhiên. Thế nhưng, mộng tưởng đẹp đẽ bao nhiêu thì thực tế đối với tác giả lại phũ phàng, cay nghiệt bấy nhiêu.

“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!”

Bài thơ “Khi con tu hú” được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh đang sống trong nhà tù, tưởng chừng như những bức tường kín mít xung quanh kia không thể ngăn cản nhà thơ lắng nghe và tưởng tượng về thế giới bên ngoài. Thế nhưng khi hướng tâm hồn ra bên ngoài, nhà thơ mới thực sự bị đánh động vào trong tâm trạng của mình. Tiếng chim ở ngoài không gian bao la kia càng thiết tha, sinh động thì càng khiến người tù càng cảm thấy bị tách biệt, ngột ngạt “muốn đập tan phòng”.

“Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”

Có thể thấy, dù là mở đầu hay kết thúc bài thơ, tiếng chim tu hú vẫn mang biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của cuộc sống tự do đầy ám ảnh đối với người tù cộng sản. Tuy nhiên ở mỗi thời điểm, tâm trạng của người tù khi lắng nghe tiếng chim tu hú lại khác nhau, ở đầu bài thơ, khi nghe tiếng chim, người tù khao khát mãnh liệt về cuộc sống tự do, tung hoành ngang dọc. Nhưng tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại khiến cho người tù cảm thấy ngột ngạt, bực bội, khó chịu và khó chấp nhận, chìm đắm vào sự đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù đày, giam cầm “chết uất thôi”. Bên ngoài tiếng tu hú vẫn không ngừng vang lên, niềm uất hận trong lòng tác giả vẫn cứ thế kéo dài.

Như vậy, chỉ với bốn câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện một nguồn sống sôi sục của người tù cộng sản. Những câu thơ mang hình ảnh gần gũi, giản dị với cảm xúc thiết tha, sâu lắng đã để lại trong lòng người đọc một hình ảnh về người tù cộng sản Tố Hữu rất rõ nét.

0
0
nat
06/03/2020 15:19:41

Hoạt động cách mạng bị bắt giam, ngồi trong nhà lao,Tố Hữu, người chiến sĩ mười chín tuổi vừa giác ngộ lí tưởng cộng sản cao đẹp, ôm ấp bao dự định xông pha trong trường tranh đấu, xả thân vì nghĩa lớn, nghe tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè đến đã làm bài thơ này.

Mùa hè sống động, náo nức, đầy gợi mở, nhưng người trẻ tuổi say mê hoạt động như ông lại bị cầm tù giữa bốn bức tường kín mít, ngột ngạt, cách biệt với cuộc đời. Tiếng chim tu hú kia đã đánh thức nỗi niềm, bản tính sôi nổi ở người thanh niên cộng sản. Từ tiếng chim tu hú, Tố Hữu tưởng nghĩ đến cuộc sống phóng khoáng, nóng bỏng của mùa hè ở bên ngoài.

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.

Có người cho rằng khổ thơ dẫn trên là một bức tranh phong cảnh, với những câu tả cảnh vào loại đẹp và hay trong tập thơ Từ ấy, trong cả thơ Tố Hữu.

Quả thật ở đây cảnh mùa hè được tả có hồn, sống động. Tất cả dường như đang nảy nở, phát triển. Lúa chiêm “đương” chín, không phải “đã” chín; trái cây “đang” ngọt dần, không phải “đã” ngọt. Và đều bộc lộ hết sức mình trong cái mùa hè rộn rã kia. Tiếng ve “dậy”, nắng vàng “đầy” sân. Chiều rộng, chiều cao của không gian, của sự vật thật phóng khoáng, tự do. Trời xanh cao rộng, diều sáo “lộn nhào tầng không”.

Tiếng chim tu hú như là khúc dạo đầu. Từ khúc mở màn này, cả mùa hè bừng lên, náo nức, say mê. Nhưng cho rằng đây là một bức tranh thì không đúng. Với con mắt hoạ sĩ, đây không phải là một bức tranh mùa hè với bấy nhiêu thứ dồn vào một cái khung như thế. Hình như hai câu đầu là một bức, câu thứ ba, thứ tư và hai câu năm, sáu đều là những bức tranh độc lập với nhau. Nếu gọi là tranh thì đây là tranh liên hoàn mới đúng. Tại sao lại như thế? Vì đây là “tranh” không được vẽ bằng mắt nhìn, mà vẽ bằng tưởng tượng, hình dung ra theo tâm trạng của con người. Nhân vật trữ tình trong bài thơ này, ở lúc này không định vẽ tranh mà cảnh trí náo nức, sinh động, sinh sôi của cảnh vật từ tiếng ve kêu đã hiện thành hình, đứt nối thành mùa hè trong con người. Cảnh rồi lại cảnh theo đó mà hiện ra, toàn những cảnh phóng khoáng tự do như mộng tưởng.

Về mặt kết cấu đoạn một, 6 câu thơ đầu và đoạn hai, 4 câu thơ cuối có thể xem là hai bài thơ riêng biệt. Bài trước được đặt tên là “mùa hè”, bài sau đặt tên là “tiếng chim tu hú”. Thì ra tuy ngay bài đầu câu đầu của bài đã là “Khi con tu hú gọi bầy” nhưng thực ra cái hồn của cả bài thơ này, bài Khi con tu hú lại nằm ở 4 câu sau, ở câu sau cùng:

Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu.

Thì ra tiếng chim tu hú ấy tạo “nghịch trạng” trong lòng người thanh niên này. Mùa hè sôi động, rực rỡ, khoáng đạt đã đến rồi mà mình lại bị giam hãm tù túng. Ngoại cảnh (do tưởng tượng vì đã được nếm trải) tác động vào con người gây một xung động ở con người, khiến con người bức bối, ngột ngạt muốn vùng vẫy, tung phá.

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi.

Nhưng thực tế không thể làm được, nên phải buột ra thành lời than. Ấy chính là biểu hiện của lòng khao khát tự do, khao khát hoạt động bị thôi thúc ngày càng mãnh liệt ở con người trẻ tuổi giàu tâm huyết chưa được thoả mãn, đáp ứng. Câu thơ cuối cùng: “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu” như tiếng đời cứ lăn náo nức mà con người thì đang đành chịu tù túng. Tiếng chim tu hú ngoài trời kia lại như giục giã đốt nóng tâm can dữ dội.

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu

Tiếng chim tu hú chính là tiếng đời, là cuộc sống hoạt động cách mạng. Và tâm trạng, tinh thần kia là tâm trạng, tinh thần của một người chiến sĩ trẻ tuổi “say mùi hương chân lí”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư