LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn ngắn về ý nghĩa lời ru của mẹ trong cuộc đời mỗi con người

          Cho doan van 
     "câu ca tư thuở ngày xưa
Hắt hiu những neo nắng mưa cuộc dời
       Chông chenh hanh phuc xa vơi
Lắt lay s̉o phan nhung loi dang cay'

 CAU HOI:tu doan van tren,hay viet doan van ngan ve y nghia loi ru cua me trong cuoc doi cua moi con nguoi,trong do co su dung mot loi dan truc tiep.


 
 

1 trả lời
Hỏi chi tiết
814
0
0
Ẩn Danh
07/03/2020 20:52:59

Bài thơ lòa sáng một mặt trời chân lý và rạo rực men say lý tưởng cách mạng. Hơn 80 năm qua, cái mặt trời chân lý ấy đã từng thôi thúc, giục giã biết bao trái tim thanh niên tìm đến với Đảng. Thơ của một người mà có sức lay động, kêu gọi hàng triệu con người! Phải chăng đó chính là ngọn lửa của lý tưởng đã cháy sáng trong những vần thơ đầu viết về Đảng của nhà thơ cách mạng trẻ tuổi? Ngọn lửa lý tưởng ấy cứ thắp sáng mãi trong hồn thơ ông, theo ông đi suốt các thời kỳ cách mạng của dân tộc, nung nấu trong lòng nhà thơ cộng sản ý chí tranh đấu mãi không thôi, cho dù ngực còn thoi thóp, tim còn đập/ Còn nghiến răng giương thẳng nghĩa kỳ để quyết hy sinh phá tan hết gông xiềng/ Cho Tổ quốc muôn muôn năm độc lập. Tất cả là để chuẩn bị cho một bài thơ lớn về Đảng khi cảm hứng thơ về Đảng đã “chín” trong ông và hành trang tinh thần về Đảng cũng đã được tích lũy đầy đủ trong lòng nhà thơ. Đó cũng là lúc Đảng ta đã lớn mạnh và đã trở thành niềm tin yêu vững chắc trong lòng nhân dân. Trong dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng (1/1960), Bác Hồ đã viết mấy câu thơ rất hàm súc về Đảng ta[1] thì trường ca Ba mươi năm đời ta có Đảng của Tố Hữu cũng ra đời như một khúc ca ân tình họa lại những vần thơ của Bác.

Tựa đề bài thơ hàm chứa ý nghĩa sâu sắc trong một tứ thơ độc đáo: không phải Ba mươi năm lịch sử Đảng ta mà là Ba mươi năm đời ta có Đảng. Ngòi bút Tố Hữu không hướng tới một bài sử ca về Đảng mà chủ yếu, nhà thơ của tình thương ấy lại muốn viết lên một bài ca ân tình đối với Đảng. Nhập thân cùng với nhân dân, ở góc nhìn của quần chúng, ông đã cảm nhận và nghĩ về Đảng kính yêu của mình thật chân tình, sâu lắng. Ba mươi năm đời ta có Đảng, Đảng đã cho ta những gì, ta đã được những gì ở Đảng, từ đó mà thấy hết sự vĩ đại của Đảng và nguyện biết ơn, gắn bó với Đảng để chiến đấu đến cùng cho lý tưởng của Đảng. Tứ thơ ấy như sợi chỉ hồng xuyên suốt bài trường ca và lắng đọng sâu sắc trong những câu thơ cô đúc, vừa có sức khái quát cao lại có độ ngân vang lớn trong lòng người đọc:

Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt
Đảng ta đây, xương sắt da đồng
Đảng ta, muôn vạn công nông
Đảng ta, muôn vạn tấm lòng niềm tin,
Đảng ta Mác – Lênin vĩ đại
Lại hồi sinh, trả lại cho ta
Trời cao, đất rộng bao la
Bát cơm, tấm áo, hương hoa, hồn người.

Tố Hữu đã nói đúng cái điều vĩ đại nhất của Đảng ta mà từ bao đời nay chưa ai làm được: đó là sự đổi đời cho dân tộc. Không chỉ nói đúng mà ông còn cảm nhận rất sâu điều đó. Đảng đã hồi sinh, trả lại cho ta những gì? Cả Tổ quốc bao la trời cao đất rộng, cả cuộc sống vật chất bát cơm, tấm áo và cả cuộc sống hương hoa tinh thần. Để cuối cùng, trả lại cho ta cái hồn người thiêng liêng nhất mà mỗi con người ai cũng phải có – cái hồn người đã bị kẻ thù cướp đi trong gần một trăm năm nô lệ. Đảng đã cho ta một tư thế làm người, một chỗ đứng làm chủ để góp phần dựng xây đất nước:

Ta đã đứng nên người độc lập
Cao bằng người, nào thấp thua ai?
Tay ta, tay búa, tay cày
Tay gươm, tay bút dựng xây nước mình.

Đúng là, chỉ có đứng ở vị trí của nhân dân trong Ba mươi năm đời ta có Đảng thì mới nhìn thấy hết sự vĩ đại của Đảng – sự vĩ đại đã trở thành tâm niệm trong lòng dân, đã thực sự có chỗ đứng lâu bền trong trái tim quần chúng. Ta hiểu vì sao âm hưởng chính của khúc ca lại là âm hưởng ân tình cách mạng, và trên nền trữ tình ấy, “pho lịch sử bằng vàng” của Đảng ta trong 30 năm đã hiện ra như một bức tranh sử thi hoành tráng với những ngày sôi động khởi nghĩa giành chính quyền biển người dâng ngập phố ngập đồng, những ngày kháng chiến chống Pháp oanh liệt chin năm làm một Điện Biên/ nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng, với bức tranh nông thôn miền Bắc đi vào chủ nghĩa xã hội dân có ruộng dập dìu hợp tác/ lúa mượt đồng ấm áp làng quê và khí thế đấu tranh kiên cường bất khuất của nửa nước miền Nam đước đã mọc thành rừng gỗ cứng/ gió càng lay càng dựng Thành Đồng… Nhưng cái lưu lại ngọt ngào sâu lắng nhất vẫn là tình dân đối với Đảng trong một sự gắn bó thiêng liêng của ân tình cách mạng:

                 Con chim biết nhớ đàn nhớ tổ
                        Ta nhớ người đau khổ nuôi ta
                        Ơn người như mẹ như cha
                        Lòng dân yêu Đảng như là yêu con!
                        Nghèo rau cháo, từng lon gạo bữa
                        Dành cho ta chút sữa cầm hơi
                        Dù khi tắt lửa tối trời
                        Vững lòng quyết sống, không rời Đảng ta
                        Dù khi giặc khảo giặc tra
                        Cắn răng thà chết, không xa Đảng mình!

Tố Hữu đã nói về Đảng bằng trái tim ngưỡng mộ, kính yêu và biết ơn của mình, và ông đã phát hiện ra những vẻ đẹp kỳ diệu của Đảng – những phẩm chất của một Đảng cách mạng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Trong Bài ca mùa xuân 1961, ông thấm thía công ơn của Đảng trong việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa:

                 Có gì đẹp trên đời hơn thế
                        Người yêu người, sống để yêu nhau
                        Đảng cho ta trái tim giàu
                        Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay!

Đến Chào Xuân 67, ông lại tâm đắc cái bản chất nhân nghĩa ân tình của Đảng, kết tinh cao đẹp cho truyền thống nhân nghĩa của dân tộc:

                 Cảm ơn Đảng đã cho ta dòng sữa
                        Bốn nghìn năm chan chứa ân tình
                        Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn. bạo chúa
                        Kiếp tì nô vùng dậy chém nghê kình

Và một năm sau, trong Mùa Xuân Mậu Thân Tổng tiến công lịch sử, trái tim nhà thơ cách mạng đã dành cho Đảng những lời tri ân sâu sắc nhất:

                 Cảm ơn Đảng của chúng ta, Đảng đã làm ra ánh sáng
                        Người chưa đưa ta lên được sao Kim
                        Nhưng đã cho ta một linh hồn và một trái tim
                        Biết lẽ phải, biết yêu thương, căm giận
                        Biết đi tới và làm nên thắng trận!
                                                          (Bài ca Xuân 68)

Bởi Đảng có tầm mắt nhìn xa trông rộng:

Cuộc sống lớn có đôi mắt Đảng
Mỗi bước đi gần, nâng ước mơ xa
Hòn than nhỏ cũng bừng lên ánh sáng
Một Thác Bà reo, gọi điện sông Đà
                                   (Bài ca Xuân 71)

Trong thơ Tố Hữu, Đảng luôn gắn với Bác Hồ như một lẽ tự nhiên, một điều tất yếu của cuộc sống cách mạng của dân tộc. Bởi Bác là lãnh tụ thiên tài, người sáng lập ra Đảng, Người Cha thân yêu của dân tộc Việt Nam. Nói về Đảng cũng là nói về Bác, về dân tộc ta. Đó là một tư duy thơ đẹp nảy sinh trên cái nền tình cảm nồng hậu của Tố Hữu đối với Đảng và Bác kính yêu. Ngay từ bài Sáng tháng Năm viết năm 1951, nhà thơ đã nói lên chân lý đó một cách tự hào:

                 Không gì vinh bằng chiến đấu dưới cờ
                        Đảng chói lọi, Hồ Chí Minh vĩ đại!

Ở khúc ca ân tình cách mạng Việt Bắc, Bác và Đảng cùng hiện lên trong nỗi nhớ không nguôi và tiếng ca đồng vọng của cả người về xuôi và người ở lại. Kết thúc trường ca Ba mươi năm đời ta có Đảng là hình ảnh Bác và Đảng hòa quyện vào nhau tuyệt đẹp:

                 Bạc phơ mái tóc Người Cha
                        Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người

Trong Bài ca mùa Xuân 1961, có thơ Bác Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh cùng với trái tim giàu Đảng cho ta để ta đi vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất; trong Chào Xuân 67 và Bài ca Xuân 68 đều có dòng sữa ân tình của Đảng cùng với tiếng gọi thiêng liêng của Bác Hồ nâng bước ta Ra trận. Để rồi đi đến một sự hài hòa khái quát cao độ khi nhà thơ đặt hình ảnh Đảng – Bác trong mối quan hệ gắn bó với Dân tộc và Thời đại:

                 Thời đại lớn cho ta đôi cánh
                        Không gì hơn Độc lập Tự do!
                        Bốn mươi thế kỷ cùng ta đánh
                        Có Đảng ta đây, có Bác Hồ.

                                        (Theo chân Bác)

Nhà thơ viết về Đảng nhiều nhất, thành công nhất cũng chính là nhà thơ viết về Bác Hồ nhiều nhất và thành công nhất. Và điều đáng nói ở đây, là những vần thơ ấy đã đi sâu vào lòng quần chúng nhân dân để thành sức mạnh, niềm tin, lòng biết ơn sâu nặng đối với Đảng. Đó là giá trị đích thực và phần thưởng xứng đáng cho một nhà thơ mà cả đời thơ chỉ viết theo một tình cảm lớn “Trăm năm duyên kiếp Đảng và Thơ” như Tố Hữu.

 

 

[1] Thơ Hồ Chí Minh – NXB Văn học, 1975, tr. 80. Bài thơ có tựa đề Đảng ta như sau:

Đảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao,
Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao nhiêu tình!
Đảng ta là đạo đức, là văn minh,
Là thống nhất, độc lập, là hòa bình, ấm no.
Công ơn Đảng thật là to,
Ba mươi năm lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư