LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vẽ sơ đồ phân loại câu


1. Vẽ sơ đồ phân loại câu
2. Liệt kê các kiểu câu đc học trong chương trình kì 2 lớp 7. Nêu khái niệm, đặt câu minh hoạ. 
 

1 trả lời
Hỏi chi tiết
949
2
0
Phương
12/03/2020 21:24:07
Phân loại câu:
3.1. Câu kể:
a) Khái niệm: Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để:
- Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.
- Nói lên ý nghĩa hoặc tâm tư, tình cảm. 
- Cuối câu kể đặtdấu chấm.
b) Câu đơn: Câu đơn là câu do một cụm chủ ngữ – vị ngữ (gọi tắt là cụm chủ vị) tạo thành.
VD: Mùa xuân // đã về.
CN VN
c, Các kiểu câu kể:
c.1. Câu kể Ai làm gì ?: Câu kể Ai làm gì ? được dùng để kể về hoạt động của người, động vật hoặc đồ vật (được nhân hoá).
VD: Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.
c.2. Câu kể Ai thế nào ?: Câu kể Ai thế nào ? được dùng để miêu tả về đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.
VD: Bên đường, cây cối xanh um. Nhà cửa thưa thớt dần. Đàn voi bước đi chậm rãi.
c.3. Câu kể Ai là gì ?: Câu kể ai là gì ? được dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về người, vật.
VD: - Lan là học sinh lớp Một.
- Môn học em yêu thích nhất là môn Tiếng Việt.
II. CÂU GHÉP
1. Khái niệm: 
Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại với nhau.
Vế câu trong câu ghép thường có cấu tạo giống câu đơn (là cụm chủ ngữ - vị ngữ). Giữa các vế câu ghép có những mối quan hệ nhất định.
Ví dụ: Hễ con chó / đi chậm, con khỉ cấu hai tai con chó giật giật. Con / chó chạy sải thì con khỉ / gò lưng như người phi ngựa.
2. Cách nối các vế câu trong câu ghép: có ba cách nối các vế trong câu ghép
a) Nối bằng từ ngữ có tác dụng nối.
b) Nối trực tiếp, không dùng từ ngữ có tác dụng nối. Trong trường hợp này, giữa các vế câu phải dùng dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
VD: Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học
c) Nối các vế câu trong câu ghép bằng quan hệ từ: Giữa các vế câu trong câu ghép có nhiều kiểu quan hệ khác nahu. Để biểu thị những mối quan hệ đó, có thể sử dụng các quan hệ từ để nối các vế câu với nhau.
Để nối các vế câu trong câu ghép, có thể sử dụng:
c.1. Quan hệ từ: và, rồi, thì, nhưng, hay, hoặc, …
c.2. Các cặp quan hệ từ: 
- Vì … nên (cho nên) … ; do … nên (cho nên) …; bởi … nên (cho nên) …; tại … nên … (cho nên)… ; nhờ … mà … 
- Nếu … thì …; hễ .. thì … 
- Tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng … 
- Chẳng những … mà còn …; không chỉ … mà còn …
- Để … thì …v.v.
3. Một số mối quan hệ giữa cá vế câu trong câu ghép
3.1. Quan hệ: Nguyên nhân – Kết quả:
Để thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa hai vế câu ghép, có thể sử dụng: 
- Quan hệ từ: vì, bởi vì, do, nên, cho nên. …
- Cặp quan hệ từ: vì … nên (cho nên), bởi vì … nên (cho nên), …
VD: Vì trời mưa to nên lớp em không lao động.
3.2. Quan hệ: điều kiện – kết quả; giả thiết – kết quả
Để thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả; giả thiết – kết quả giữa hai vế câu trong câu ghép, có thể sử dụng; 
- Quan hệ từ: nếu, hễ, giá, thì, …
- Cặp quan hệ từ: nếu … thì …; hễ .. thì …; giá … htì …; hễ mà … thì …; …
VD: Nếu Nam chăm chỉ học tập thì cậu ấy sẽ đạt học sinh giỏi.
3.3. Quan hệ tương phản
Để thể hiện quan hệ tương phản giữa hai vế câu trong câu ghép, có thể sử dụng:
- Quan hệ từ: tuy, dù, mặc dù, nhưng, …
Cặp quan hệ từ: tuy … nhưng …, mặc dù … nhưng, dù … nhưng …
VD: Tuy bị đau chân nhưng bạn Nam vẫn đi học đều đặn.
3.4. Quan hệ tăng tiến
Để thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu trong câu ghép, có thể sử dụng các cặp quan hệ từ:
- Không những … mà còn
- Không chỉ … mà còn
VD: Không những bạn Nam học giỏi mà bạn ấy còn hát rất hay.
3.5. Quan hệ mục đích
Để biểu thị quan hệ mục đích giữa các vế câu trong câu ghép, có thể sử dụng:
- Quan hệ từ: để, thì, …
- Cặp quan hệ từ: để … thì …
Ví dụ: Chúng em cố gắng học tập tốt để thầy cô và bố mẹ vui lòng.
4. Nối các vế câu trong câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
Giữa các vế câu trong câu ghép có nhiều kiểu quan hệ khác nhau. Để thể hiện những mối quan hệ đó, ngoài các quan hệ từ, có thể sử dụng các cặp từ hô ứng để nối các vế câu với nhau.
Một số cặp từ hô ứng được dùng để nối các vế câu trong câu ghép:
- vừa … đã … ; chưa … đã …; mới … đã …; vừa … vừa …; càng … càng …
Ví dụ: Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.
Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
- đâu … đấy; nào … ấy; sao … vậy; bao nhiêu … bấy nhiêu …; ai … nấy …; gì … ấy…
Ví dụ: Chúng tôi đi đến đâu, rừng ào ào chuyển động đến đấy.
Thuỷ Tinh dâng nước lên bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu. VD: Tuy bị đau chân nhưng bạn Nam vẫn đi học đều đặn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư