Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

13/03/2020 18:45:00

Viết 1 bài văn về 1 câu chuyện có thật

Viết 1 bài văn về 1 câu chuyện có thật

11 trả lời
Hỏi chi tiết
434
1
0
con cá
29/04/2020 10:52:48

Trong buổi chào cờ đầu tuần vừa qua, bạn Hoa của lớp 3B đã được tuyên dương trước toàn trường bởi đức tính trung thực của mình thể hiện qua hành động "nhặt được của rơi, trả người đánh mất" của bạn.

Theo như lời của thầy hiệu trưởng kể lại thì ngày thứ Năm của tuần trước, lớp 3B tan học sớm hơn các lớp khác. Và trên đường đi học về, bạn Hoa đã nhặt được một chiếc hộp mà thường được dùng để đựng đồ ở các tiệm vàng bạc, ban đầu bạn chỉ có ý định nhặt chiếc hộp để làm đồ chơi nhưng khi nhặt lên bạn phát hiện ra trong đó có một chiếc dây chuyền. Vì lúc đó đã khá trưa nên bạn mang chiếc hộp đó về nhà và đến buổi chiều bố Hoa đèo Hoa ra cơ quan công an huyện để nhờ các chú công an tìm giúp người đánh mất. Các chú đều khen Hoa thật thà và trung thực, tin tức nhanh chóng được thông báo và chỉ một ngày sau người đánh rơi chiếc hộp đó đã tìm đến cơ quan công an để nhận lại đồ của mình.

Người đánh rơi là một bác đã khá nhiều tuổi, chiếc dây chuyền là món quà mà bác mua để dành tặng cho cô con gái sắp cưới của bác nhưng bác không cẩn thận nên đã để rơi, tìm lại được chiếc dây chuyền bác rất vui và xin các chú công an số điện thoại và địa chỉ của gia đình bạn Hoa để cảm ơn, bác tìm đến nhà và gửi Hoa một ít tiền để cảm ơn bạn nhưng bạn không nhận không phải vì số tiền mà bác đưa ít mà bạn nói đây là việc cần phải làm của mỗi người.

Và cuối cùng bác đã tìm đến tận trường của Hoa học thông báo cho thầy cô để khen thưởng Hoa về việc làm của mình. Trong buổi chào cờ, Hoa đã được thầy hiệu trưởng tặng giấy khen vì đức tính thật thà, trung thực của bạn ấy, thầy còn nhấn mạnh đây chính là một tấm gương sáng để các bạn học sinh trong trường học tập và noi theo.

Việc làm của bạn thực sự là một việc làm rất ý nghĩa, thể hiện đức tính trung thực của cá nhân Hoa nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Chúng ta nên học tập sự thật thà đó để trở thành một học sinh tiêu biểu làm đúng theo điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng "khiêm tốn, thật thà, dũng cảm".

 

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Simple love
30/05/2020 20:33:36

Trong buổi chào cờ đầu tuần vừa qua, bạn Hoa của lớp 3B đã được tuyên dương trước toàn trường bởi đức tính trung thực của mình thể hiện qua hành động "nhặt được của rơi, trả người đánh mất" của bạn.

Theo như lời của thầy hiệu trưởng kể lại thì ngày thứ Năm của tuần trước, lớp 3B tan học sớm hơn các lớp khác. Và trên đường đi học về, bạn Hoa đã nhặt được một chiếc hộp mà thường được dùng để đựng đồ ở các tiệm vàng bạc, ban đầu bạn chỉ có ý định nhặt chiếc hộp để làm đồ chơi nhưng khi nhặt lên bạn phát hiện ra trong đó có một chiếc dây chuyền. Vì lúc đó đã khá trưa nên bạn mang chiếc hộp đó về nhà và đến buổi chiều bố Hoa đèo Hoa ra cơ quan công an huyện để nhờ các chú công an tìm giúp người đánh mất. Các chú đều khen Hoa thật thà và trung thực, tin tức nhanh chóng được thông báo và chỉ một ngày sau người đánh rơi chiếc hộp đó đã tìm đến cơ quan công an để nhận lại đồ của mình.

Người đánh rơi là một bác đã khá nhiều tuổi, chiếc dây chuyền là món quà mà bác mua để dành tặng cho cô con gái sắp cưới của bác nhưng bác không cẩn thận nên đã để rơi, tìm lại được chiếc dây chuyền bác rất vui và xin các chú công an số điện thoại và địa chỉ của gia đình bạn Hoa để cảm ơn, bác tìm đến nhà và gửi Hoa một ít tiền để cảm ơn bạn nhưng bạn không nhận không phải vì số tiền mà bác đưa ít mà bạn nói đây là việc cần phải làm của mỗi người.

Và cuối cùng bác đã tìm đến tận trường của Hoa học thông báo cho thầy cô để khen thưởng Hoa về việc làm của mình. Trong buổi chào cờ, Hoa đã được thầy hiệu trưởng tặng giấy khen vì đức tính thật thà, trung thực của bạn ấy, thầy còn nhấn mạnh đây chính là một tấm gương sáng để các bạn học sinh trong trường học tập và noi theo.

Việc làm của bạn thực sự là một việc làm rất ý nghĩa, thể hiện đức tính trung thực của cá nhân Hoa nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Chúng ta nên học tập sự thật thà đó để trở thành một học sinh tiêu biểu làm đúng theo điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng "khiêm tốn, thật thà, dũng cảm".

 

 

0
0
Simple love
30/05/2020 20:34:13

Sau bữa cơm tối, Hà - đứa em trai của tôi rủ tôi ra sân hóng mát, ngắm trăng sao. Hà học lớp Hai, sau tôi ba lớp. Bé rất thích nghe kể chuyện. Lần nào rỗi, bé cũng bắt tôi kể cho nghe những câu chuyện mà tôi đã học hoặc đã đọc được.

- Chị kể chuyện mà chị thích nhất cho em nghe đi!

Tôi ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói:

- Ừ, để chị kể cho em câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân, được dân mến phục! Chuyện là thế này

Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ãn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.

Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

- Anh có mang tiền theo không?

Người mù đáp:

- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

- Cứ đưa đây!

Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, nào ngờ quan lại phán:- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.

Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy xin quan tha tội.

Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn chuyện này nữa chị mới thấy khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu họa cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi đây làm sào huyệt đón đường trấn lột.

Để bắt bọn cướp, ông sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt. Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra, Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm bất ngờ xông ra. Chúng đang hốt hoảng chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập làng xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.

0
0
Simple love
30/05/2020 20:34:32

Cuộc sống của con người gắn liền với những ước mơ. Có những ước mơ ngọt ngào làm cho ta hạnh phúc, lại có những ước muốn tham lam đem tới cho ta nhiều phiền toái. Câu chuyện sau nói lên điều đó: Điều ước của vua Mi - đát

Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.

Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi - ô - ni - dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát ước ngay:

- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!

Thần ban cho Mi - đát cái ước muồn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước ...

Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp : mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi - đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:

- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.

Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.

Bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến từ ước muốn tham lam mà làm nên từ bàn tay và trí óc.

0
0
Simple love
30/05/2020 20:34:44

Một buổi trưa hè đưa đến cho em giấc ngủ ngon lành. Trong mơ, em thấy túp lều tranh và một cây khế đang sai trĩu quả. Thì ra, là câu chuyện "Cây khế".

Ngày xưa, một gia đình nọ có hai anh em. Gia đình họ sống thật hạnh phúc, được mấy năm thì bộ mẹ qua đời. Một thời gian sau, người anh lấy vợ. Vì không muốn cho em ở cùng, hai vợ chồng anh đòi chia tài sản. Vì thế còn có vợ con người anh chiếm hết tài sản chỉ để lại mọt túp lều và cây khế. Người em ra đi mà không oán trách anh mình điều gì. Đến mùa khế ra quả, có con chim lạ không biết đến từ đâu tới ăn hết trái này đến trái khác. Người em thấy vậy sốt ruột lắm, bèn nói với chim.

- "Cả gia sản nhà tôi chỉ có mỗi cây khế này chim mà ăn hết tôi biết trông cậy vào đâu" Thấy vậy chim bèn nói:

- "Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng". Theo đúng lời của chim, người am may túi ba gang. Sáng hôm sau, con chim bay đến một hòn đảo ở ngoài khơi xa. Hòn nào hòn đấy lấp lánh. Đến đó người em lấy đầy túi ba gang rồi theo chim ra về. Từ đó, người em có cuộc sống khá giả. Thấy em mình giàu có nhanh chóng người anh bèn đến thăm, lân la dò hỏi. Vốn thật thà người em kể hết chuyện cho anh nghe. Thấy vậy, người anh liền đổi cả gia tài lấy cây khế. Ngày nào anh cũng xin em đổi. Thương anh nền người em chấp nhận đổi. Đến mùa khế sai quả, hai vợ chồng người anh thay nhau trực dưới gốc cây đợi con chim lạ. Một hôm, vợ chồng người anh thấy một con chim rất to đậu trên cây khế ăn quả. Sự việc diến ra giống hệt người em. Nhưng thay vì may túi ba gang thì người anh may túi mười hai gang. Khi đến hòn đảo người anh ních đầy túi mười hai gang mà còn nhét đầy người. Người anh ì ạch vác túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Vì nặng quá nên chim phải vỗ cánh ba lần mới bay lên được.

Lúc bay qua biển, một luồng gió mạnh làm chim lảo đảo hất người anh và túi vàng xuống biển. Đúng theo câu tục ngữ "Tham thì thâm". Đây cũng là bài học cho mọi người không nên tham lam ích kỉ.

0
0
Simple love
30/05/2020 20:34:55

Cây tre trăm đốt là một câu chuyện cổ tích rất hay và được nhiều người yêu thích. Trong đó có em.

Hồi còn nhỏ, em thường được bà nội kể nhiều truyện dân gian. "Cây tre trăm đốt" là một trong những truyện mà em rất thích. Vì hồi đó còn quá bé nên em xin kể lại như sau: Ngày xưa, ở một làng nọ có một anh trai cày mô côi cha mẹ từ bé. Anh được một lão nhà phú hộ thuê. Vốn hiền lành, chất phác nên lão bảo gì anh làm nấy. Một hôm, lão gọi anh đến dỗ ngon, dỗ ngọt: "Con ở nhà ta đã lâu, lại thấy con ngoan ngoãn, hiền lành nên ta định gả con gái cho con. Với điều kiện trong ba năm, con phải làm ăn đến nơi đến chốn". Thấy lão nói thế, anh mừng lắm, cứ tưởng thật nên anh càng làm việc hăng say hơn.

Nhờ ba năm làm việc cực nhọc của anh, giờ đây lão đã tậu thêm được ruộng vườn, nhà cửa và nhiều thóc lúa. Trong ba năm đó, lão đã ngầm hứa gả con một lão buôn giàu có. Gần đến ngày lão nói với anh là gả con gái cho anh, lão bảo anh vào rừng tìm một cây tre trăm đốt làm của hồi môn. Anh liền vào rừng tìm cây tre trăm đốt. ở nhà, lão phú hộ nghĩ thầm: "Làm gì có tre trăm đốt mà tìm thể nào nó cũng bị rắn cắn, hổ vồ". Trong rừng anh đang cố gắng tìm được thứ lão phú hộ cần, nhưng nhiều lắm cũng chỉ có năm mươi đốt. Anh tìm đến hai ngày sau vẫn không thấy cây tre trăm đốt. Buồn quá, anh ngồi xuống cạnh một cái cây mà khóc. Thấy thế, Bụt hiện lên hỏi: "Tại sao con khóc". Anh trai cày kể lại đầu đuôi câu chuyện cho Bụt, Bụt bảo: "Chuyện đó khó gì, con hãy tìm cho ta một tram đốt tre và hô "khắc nhập, khắc nhập" thì các đốt tre sẽ liền lại thành một cây, còn hô "khắc xuất, khắc xuất" thì cây lại rời ra". Anh định cảm ơn thì Bụt đã biến mất. Anh tìm đủ một trăm đốt tre rồi bó lại mang về. Đến nơi, anh thấy tiệc tùng linh đình trong nhà phú hộ. Anh tức lắm nhưng vẫn hô: Khắc nhập, khắc nhập, cây nhập liền lại vươn thẳng lên trời. Mọi người ngạc nhiên chạy ra xem. Lão phú hộ chen trong đám người bước ra với vẻ mặt ngạc nhiên. Anh liền đọc: "Khắc nhập, khắc nhập" thế là lão phú hộ dính chặt vào cây. Lão phú hộ van xin anh. Mãi sau anh mới khoan thai đọc: "Khắc xuất, khắc xuất" thế là lão phú hộ rời ra khỏi cây tre và phải gả con gái cho anh. Hai vợ chồng anh trai cày sống với nhau vui vẻ.

0
0
Simple love
30/05/2020 20:35:07

Trong số các câu chuyện nói về các con vật thì em thích nhất câu chuyện: "Rùa và Thỏ". Câu chuyện như sau:

Rùa là con vật chậm chạp nhưng rất chăm chỉ, sáng nào cũng tập chạy. Một hôm, đang chạy giữa đường thì gặp Thỏ. Vốn kiêu ngạo, Thỏ buông lời chế nhạo:

- Chậm rề rề như Rùa thì làm sao được.

Rùa thấy mình bị xúc phạm liền thách:

- Thì anh cứ thử chạy thi với tôi xem sao?

Thỏ nhận lời ngay và còn giễu cợt:

- Được, ta cho mày chạy trước nửa đường.

Rùa biết mình chậm chạp, cố sức chạy không nghỉ. Thỏ cậy mình chạy nhanh, cứ nhìn trời, nhìn mây, đôi lúc lại gặm vài ngọn cỏ, hái hoa bắt bướm. Trong bụng thầm nghĩ:

- Mình chỉ cần chạy một loáng là đến nơi.

Chính vì nghĩ như vậy, Thỏ tha hồ rong chơi hết chỗ này đến chỗ khác. Mãi cho đến lúc sực nhớ đến cuộc thi thì ngẩng đầu lên đã thấy Rùa gần tới đích. Thỏ ba chân bốn cẳng chạy bán sống bán chết. Nhưng không kịp nữa rồi. Rùa đã về đích trước. Thỏ thẹn thùng vì chạy thua Rùa nên chạy một mạch vào rừng trốn biệt.

Câu chuyện dạy em phải có tính kiên trì, chịu khó trong mọi công việc dù là việc nhỏ.

0
0
Simple love
30/05/2020 20:36:00
Chị Nguyễn Thị Đài Trang (quê ở thị xã Cửa Lò, Nghệ An), có cái tên kiêu sa và gương mặt xinh xắn nhưng cơ thể thì không hoàn hảo như người bình thường. Năm lên 3 tuổi, chị bị sốt bại liệt khiến chân trái teo cơ và không đi lại được từ đó. Thế nhưng, Trang vẫn quyết tâm đến trường học, mặc cho các bạn bè chọc ghẹo. Học tiểu học, trường cách nhà khoảng 2 km, ngoài những ngày anh chị chở đến trường thì Trang phải tự bò bằng “4 chân”.
Những lần như thế, tay và chân của chị bị đá cắt tứa máu. Dù đau đớn nhưng chị không dám kêu than với ai vì sợ bố mẹ bắt nghỉ học. Đến năm 12 tuổi, Trang mới bắt đầu tập đi trên đôi nạng gỗ. Biết bản thân thiệt thòi, Trang chỉ còn cách tập trung vào học tập để chứng tỏ bản thân tàn nhưng không phế. Danh hiệu học sinh giỏi từ cấp 1 đến cấp 3 của Trang khiến bạn bè, thầy cô nể phục.

 
TIN LIÊN QUAN
[ẢNH] Cô giáo 9X xinh đẹp quyết 'chinh phục' đôi chân giả để bước tiếp
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, chị thi và đậu vào Trường trung cấp công nghệ thông tin Nghệ An (đóng tại thành phố Vinh, Nghệ An). Suốt 3 năm học, chị phải thuê trọ gần trường và bắt đầu sống cảnh tự lập. Ra trường, chị xin vào làm văn thư tại một trường cấp 2 ở Hà Tĩnh. Nhưng vì đồng lương ít ỏi, làm được gần 2 năm thì chị xin nghỉ việc. Những năm tháng sau đó, chị làm đủ nghề, từ nhân viên công ty truyền thông đến nhân viên chăm sóc khách hàng của Viettel.

Gia đình nhỏ của chị Trang ấm áp và hạnh phúc
ẢNH NVCC
“Tôi cảm thấy những việc mình làm thời gian rất gò bó khiến cột sống bị vẹo. Chính vì lý do này mà tôi quyết định chuyển hướng sang kinh doanh”, chị Trang nói.
Từ đầu năm 2011, chị Trang quyết định vay mượn bạn bè và người thân 200 triệu đồng để mở quán cà phê, nhưng sau 3 năm kinh doanh thì bị lỗ vốn. Không nản chí, chị Trang lại về quê nhà ở Nghệ An, tìm đến một quán lẩu nổi tiếng ở thành phố Vinh học nấu ăn. Nhìn cô gái tật nguyền kiên nhẫn “làm phiền”, chủ quán cuối cùng quyết định bán lại “menu” cho cô.
“Từ quán cà phê tôi chuyển thành quán lẩu. Không ngờ khách hàng tìm đến mỗi ngày một đông. Sau 1 năm hoạt động, tôi có một nguồn vốn khá lớn và tiếp tục mở thêm 1 nhà hàng ăn uống khác”, chị Trang kể.
Chị Trang hướng dẫn các nhân viên cách trang trí bàn ăn
ẢNH PHẠM ĐỨC
Sau đó, chị lại bán quán lẩu cho người khác và đầu tư một nhà hàng ăn uống lớn hơn với vốn đầu tư 2 tỉ đồng. Hiện nhà hàng này đang tạo việc làm cho 30 nhân viên và 1 đầu bếp, lương trả cho người thấp nhất là 5 triệu đồng, cao nhất 16 triệu đồng/tháng.
Chưa dừng lại ở đó, tháng 9.2017, bà chủ trẻ tiếp tục mở thêm một nhà hàng mới và làm ăn khá phát đạt. Ngoài công việc làm ăn, chị Trang còn ấp ủ dự định xây dựng khu vui chơi trẻ em kết hợp với giáo dục giới tính để giúp các em có sân chơi và tránh các nguy cơ bị xâm hại tình dục…

 
TIN LIÊN QUAN
Cổ tích của cô thủ thư vào lớp 1 năm 15 tuổi
Chuyện tình cổ tích
Năm 2002, khi chị đang học Trường trung cấp công nghệ thông tin thì quen với anh Phan Nhật Đông (một chàng trai bằng tuổi, trẻ đẹp, ngụ tại xã Đức Thanh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) vì ở chung dãy trọ. Một năm sau, anh Đông bất ngờ ngỏ lời yêu chị Trang. Tuy nhiên, chị Trang từ chối ngay vì nghĩ rằng lời nói của anh chỉ là suy nghĩ bồng bột của tuổi trẻ. “Anh thà hầu hạ người anh yêu còn hơn để người yêu anh hầu hạ anh”, câu nói mà anh Đông trả lời khi bị chị từ chối khiến chị Trang cảm động.
Nhưng khi bố mẹ chị biết tin con gái có người yêu thì hết sức phản đối vì sợ con gái bị lừa. Phía bố mẹ anh Đông sợ chị Trang không sinh nở được nên ra sức ngăn cản. Vượt qua cấm đoán của bố mẹ hai bên, hai người vẫn quyết tâm đến với nhau. Sau 3 năm yêu nhau, chị Trang và anh Đông quyết định tổ chức đám cưới mà không có sự chấp thuận của gia đình nhà chồng. Đám cưới vẫn được tổ chức tại nhà chị Trang, đại diện họ nhà trai là những đồng nghiệp, bạn bè của chú rể.

Ông xã biết chia sẻ và 2 cô công chúa nhỏ làm điểm tựa vững chắc cho chị Trang
ẢNH NVCC
“Cuối năm 2005, khi tôi sinh bé gái đầu lòng thì bố mẹ chồng mới chấp nhận tôi là con dâu trong gia đình. Cha mẹ chồng không chỉ yêu quý con dâu mà còn dành mọi điều tốt nhất để chăm sóc cháu nội", chị Trang nhớ lại. Đến năm 2010, chị Trang sinh bé gái thứ 2 trong sự vui mừng của hai vợ chồng và người thân. Hiện, hai con gái của vợ chồng chị đều rất chăm ngoan, học giỏi. Nói về chồng, chị Trang hạnh phúc chia sẻ: “Chồng tôi phải nói là một người cuồng vợ. Anh ấy là người tất cả vì gia đình, làm tất cả mọi việc vì vợ con”.
Còn anh Đông cho biết, anh đến với chị Trang xuất phát từ sự rung động trái tim và nghị lực vượt khó của vợ mình. “Chúng tôi ở cùng dãy trọ nên thường xuyên giúp đỡ và tâm sự với nhau chuyện buồn chuyện vui của tuổi trẻ. Sau gần 1 năm thì tôi mới nhận ra mình yêu cô gái tật nguyền từ lúc nào không hay. Tuy nhiên, hai vợ chồng lại gặp phải sự ngăn cản của hai bên gia đình. Chúng tôi đã làm thay đổi quan điểm của gia đình khi quyết tâm đến với nhau, cùng nhau xây dựng một mái ấm hạnh phúc và vượt qua gian khó”, anh Đông thổ lộ.
0
0
Simple love
30/05/2020 20:36:25

Có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy xót xa hoặc thương hại Paul và Kris Scharoun-DeForge – cặp vợ chồng cùng mắc hội chứng down. Thế nhưng cặp đôi tin rằng họ đã quá may mắn khi gặp được nửa kia của mình, mặc cho những lời kỳ thị, chỉ trích và ngăn cấm. 

Họ sống 25 năm hạnh phúc bên nhau cho đến khi Paul qua đời.

Paul và Kris là cặp vợ chồng bệnh down có cuộc hôn nhân dài nhất với 25 năm mặn nồng.

Người khuyết tật hoàn toàn có thể có cuộc sống vẹn đầy

Kris và Paul được chẩn đoán mắc hội chứng down bẩm sinh. Các bác sĩ lo ngại rằng họ sẽ không thể có được một cuộc sống vẹn toàn như bao người khác, thậm chí còn khuyên gia đình đưa họ vào sống trong các cơ sở thiện nguyện dành cho người khuyết tật.

May mắn thay, cha mẹ Kris và Paul đã lựa chọn tin tưởng vào con cái thay vì nghe theo lời khuyên của bệnh viện. Họ lớn lên một cách phi thường trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, dù đôi khi cả hai vẫn bị bạn bè trêu chọc, người lớn hiểu chuyện hơn thì lại thấy thương hại và tội nghiệp.

Dẫu thiếu may mắn, Kris và Paul đều nỗ lực hết mình, cả hai đều có công việc hữu ích cho cộng đồng và xã hội. Paul làm việc tại tổ chức dành cho người khuyết tật Arc of Onondaga. Còn Kris từng phục vụ tại Pizza Hut trước khi chuyển đến làm việc tại Văn phòng Bang New York dành cho người kém phát triển (OPWDD).

Cả hai gặp nhau tại một sự kiện khiêu vũ lãng mạn dành cho người khuyết tật năm 1988. Họ nhanh chóng tìm thấy sự đồng điệu ở người kia. Sau 5 năm hẹn hò, cả hai có được cái kết viên mãn bằng một lễ đính hôn hạnh phúc, với lời cầu hôn của Kris dành cho Paul.

Dù khuyết tật, Kris và Paul vẫn sống cuộc sống trọn vẹn như bao người khác, có công việc, có gia đình, có tình yêu.

"Tôi đã cầu hôn anh ấy," - Kris kể. "Tôi thì thầm vào tai anh ấy, 'Anh sẽ cưới em chứ?' Anh ấy ngước nhìn tôi với nụ cười tuyệt đẹp, lắc đầu và nói ‘Ừ!’."

Cả hai đã trưởng thành, có công việc, có tình yêu, giống như bao người bình thường khác.

Vượt qua định kiến, kỳ thị để bên nhau

Đau lòng thay, khác với những cặp đôi bình thường, Paul và Kris không thể đơn giản điền vào tờ giấy đăng ký kết hôn và thay phiên nhau nói "Con đồng ý" tại lễ đường. Thay vào đó, họ phải đối mặt với thành kiến xã hội, sự phản đối từ nhiều người, thậm chí gặp cả rào cản về mặt pháp lý. 

Có người cho rằng Kris và Paul chỉ là hai đứa trẻ lớn xác, cuộc hôn nhân trông giống như trò vợ chồng trẻ con hơn là kết tinh tình yêu của người lớn. Ngoại trừ gia đình, tất cả dường như đều phản đối, vì họ là người khuyết tật.

Gạt qua được thành kiến xã hội, nhưng cặp đôi vẫn buộc phải chứng minh cho pháp luật thấy rằng họ có đủ nhận thức để kết hôn. Họ phải tham gia vào các buổi học, buổi tư vấn hôn nhân để có thể vượt qua được những bài kiểm tra về kiến thức giới tính, cảm xúc cũng như nhu cầu tình dục và hàng tá thủ tục lằng nhằng khác.

Nhưng không vì vậy mà Kris và Paul bỏ cuộc. Mọi khó khăn đều đã được giải quyết triệt để.

Kris và Paul rạng ngời trong ngày cưới sau khi trải qua nhiều sự phản đối từ những người xung quanh và pháp luật.

Cuối cùng, họ cũng có thể trở thành cô dâu và chú rể thực sự, trở thành một trong những cặp vợ chồng bệnh down đầu tiên trên thế giới. Ngày cưới, Kris tâm sự với người thân rằng cô yêu Paul, yêu cả hội chứng down của anh, cô muốn yêu một người giống mình. Có lẽ, Kris tìm thấy một phần bản thân trong Paul. 

Cặp đôi kết hôn và cũng kết hợp luôn họ của hai gia đình làm họ của mình, trở thành Kris và Paul Scharoun-DeForge.

Scharoun-DeForges sống cùng nhau trong nhà cộng đồng mà nhà nước hỗ trợ cho người khuyết tật. Họ sống bên nhau hạnh phúc suốt 25 năm trước khi Paul qua đời ở tuổi 56.

Hạnh phúc cho đến những giây phút cuối đời

Một năm trước khi qua đời, Paul bắt đầu có dấu hiệu của chứng mất trí nhớ và nhiều bệnh khác. Từng chút, từng chút, Paul không còn nhận ra ai nữa. 

Thế nhưng, Paul chưa bao giờ quên đi sự tồn tại của Kris. Ông có thể lúc nhớ lúc quên, không nhận ra rằng Kris là vợ mình nhưng vẫn luôn tỏ ra quen thuộc và biết rằng người phụ nữ dịu dàng này là một phần quan trọng của đời ông.

Ông buộc phải chuyển đi nơi khác để điều dưỡng chuyên sâu khi bệnh tình chuyển biến xấu. Ngày Paul rời đi, Kris thực sự đau khổ.

Vào một buổi tối chủ nhật mùa hè, khi Kris vừa hồi phục sau căn bệnh viêm phổi, Paul đã dành cho vợ bất ngờ cuối đời. Cả hai hẹn hò và có một bữa tối lãng mạn tại nhà Scharoun, Onondaga Hill, ngoại ô Syracuse để kỷ niệm 25 năm ngày cưới. Sau bữa tối, cặp vợ chồng đáng yêu thề nguyện trên xe lăn trong căn nhà nguyện thuộc bệnh viện ĐH Upstate trước sự làm chứng của phó tế nhà thờ, đánh dấu tình yêu "đầu bạc răng long" của mình.

Bữa tối lãng mạn của Kris và Paul

 

Họ thề nguyện trên xe lăn trong nhà nguyện tại bệnh viện để kỷ niệm 25 năm ngày cưới.

Tháng 3, trên chiếc giường bệnh, Paul nắm chặt tay vợ, đầu gục vào vai anh trai và trút hơi thở cuối cùng. Kris đau lòng nhìn vào con bướm mà ai đó đã làm và treo lên đầu giường bệnh của chồng. Bà cầm lấy con bướm, đưa nó cho Paul và hình dung bạn đời đã trở thành sinh vật xinh đẹp kia, bay lượn tự do trên không trung.

Ngày 13/8, đúng kỷ niệm 26 năm ngày cưới, Kris đem tro cốt của chồng rải trên dãy núi Adirondack, nơi họ thường xuyên có những buổi kỷ niệm tình yêu. 

Kris muốn được nhìn thấy người yêu dấu bay đi…

0
0
Simple love
30/05/2020 20:37:30

Bản thân bị tật nguyền, nhưng anh đã gắn với các hoạt động thiện nguyện được 10 năm. Dù khó khăn vất vả, nhưng với lòng đam mê, nhiệt huyết, với trái tim nhân hậu, anh có mặt khắp mọi miền đất nước để tham gia các hoạt động thiện nguyện, đối với anh tình nguyện chính là cuộc sống của mình.

 “Người khuyết tật đi bảo trợ người khuyết tật”

Với cái tên gọi trìu mến “Hiệp sĩ tình nguyện”, anh Lê Quang Toán, sinh năm 1979 trú tại phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình được nhiều người biết đến bởi anh là chàng trai khuyết tật song có một trái tim nhiệt huyết, giàu lòng nhân ái hiện đang công tác tại Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh Quảng Bình.

Anh sinh ra không được may mắn như người bình thường khi bị khuyết tật bẩm sinh. “Lúc Toán mới sinh ra chỉ nặng được 1kg nên phải nằm lång ấp, những năm đầu Toán nằm một chỗ, đến nỗi đầu to dần ra, chân tay nhỏ lại. Mãi 5 tuổi Toán mới đứng được và lẫm chẫm bước đi đầu tiên. Bố nó phải đóng cho chiếc xe 4 bánh để Toán đi lại dễ dàng hơn”, bà Trần Thị Liên, mẹ Toán tâm sự.

Lớn lên, thấy bạn bè cùng trang lứa đến tuổi cắp sách đến trường, anh cũng mong muốn được đi học. Thương con, bố mẹ Toán lại lăn lộn đến các trường xin cho Toán được học nhưng đều nhận được cái lắc đầu.

Phải đến 10 tuổi Toán mới được nhận vào lớp học lớp 1. Những ngày đầu đến lớp, được làm quen với con chữ khiến Toán vô cùng thích thú, thế nhưng vào lớp anh chỉ biết ngồi nghe, không viết được. Mỗi lần tập viết thì ngoạch ngoạc không ra hình thù tay không điều khiển được, chỉ toàn "viết" nét thẳng, số 2 thì viết thành chữ z. Toán cũng là tâm điểm trêu chọc của bạn bè. Đã có những lúc Toán cảm thấy chán nản muốn bỏ cuộc nhưng được sự động viên của gia đình nên lại tiếp tục đến trường.

Nhưng với ý chí, nghị lực, sự động viên của cha mẹ, Toán đã hoàn tất 12 năm phổ thông. Sau đó, anh tiếp tục hoàn thành 2 năm trung cấp về tin học tại Trường trung cấp Kỹ thuật công nông nghiệp Quảng Bình rồi học tiếp hệ tài chức ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia, Hà Nội) để hoàn thiện kỹ năng của mình.

Vốn sinh ra trong cảnh nghèo khó, lại bị tật nguyền, Toán hiểu rõ sự vất vả, thiệt thòi và đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn, cùng cảnh ngộ nên từ nhỏ anh mong ước lớn lên làm điều gì đó để giúp đỡ họ.

“Ai sinh ra cũng mong muốn mình có một thân hình lành lặn, khỏe mạnh. Bản thân tôi là người kém may mắn khi sinh ra bị khuyết tật nên phần nào hiểu được những khó khăn, vất vả của những người cùng cảnh ngộ vì vậy tôi luôn mong muốn được giúp đỡ , bảo trợ cho những người cùng cảnh ngộ để động viên an ủi họ vượt qua mặc cảm để hòa nhập xã hội” anh chia sẻ.

 

Những bước đường thiện nguyện

 

Đến với thiện nguyện trong một lần tình cờ lướt mạng thấy có diễn đàn Quảng Bình Online (QBO), nơi gặp gỡ của những người trẻ tuổi hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng. Toán đã đang ký tham gia để cùng san sẻ, giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ.

Tại đây anh đã gặp được những người chí hướng, cùng mục đích, họ đều có tấm lòng và sở thích chung tay chia sẻ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống vươn lên hòa nhập cộng đồng.

“Anh Toán là một người khuyết tật nhưng có một ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống, từ bản thân mình là người khuyết tật, anh nhận thấy nếu không có sự giúp đỡ của xã hội thì không thể tự mình vươn lên được, do đó anh đã nỗ lực để giúp đỡ những người khó khăn có cùng cảnh ngộ vươn lên hòa nhập cuộc sống”, ông Nguyễn Xuân Hiếu - Phó chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh Quảng Bình cho biết

Ngày ngày, trên chiếc xe cup 50, anh rong ruỗi trên khắp mọi nẻo đường thiện nguyện. Với đôi chân yếu ớt đi lại khó khăn nhưng có ý chí còn mạnh mẽ hơn người bình thường, Toán đã đi khắp các vùng đất từ miền Bắc vào miền Trung để xin tài trợ cho các hoạt động tình nguyện.

“Có những lúc lội 4 đến 5 cây số đường rừng núi để vào tận các bản làng trao quà cho bà con gặp khó khăn rất mệt mỏi nhưng cứ nghĩ làm được điều gì đó để giúp đỡ, chia sẻ với những người tật nguyền, khó khăn và ánh mắt hạnh phúc, nụ cười mãn nguyện của người nhận quà là lòng mình lại thấy vui và quên hết mệt nhọc” Toán chia sẻ.

Trải qua 10 năm làm thiện nguyện, bất cứ nơi nào cần giúp đỡ đều có dấu chân của anh. Với những nỗ lực ấy anh vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý như: Top 20 cá nhân xuất sắc của giải thưởng “Tình nguyện Chim én 2011”; Giải thưởng Chim én 2012 cho cá nhân xuất sắc; là người khuyết tật duy nhất trong số năm cá nhân xuất sắc được trao tặng giải thưởng “Tình nguyện quốc gia 2012” do Liên hiệp quốc và Trung ương Đoàn bình chọn (12/2012); bằng khen của Trung ương Hội Người khuyết tật ( 4/2013); bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh (6/2013). Năm 2013 Toán dự hội nghị biểu dương người tàn tật và trẻ mồ côi toàn quốc tại Hà Nội, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen; được bầu chọn là 1 trong 10 Công dân tiêu biểu của thành phố Đồng Hới (8/2014).

Những phần thưởng quý giá đó là niềm khích lệ động viên rất lớn để anh tiếp tục phấn đấu và tích cực tham gia hơn nữa vào những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng.

 

Và chuyện tình đẹp như cổ tích

 

Trên bước đường thiện nguyện, với lòng say mê, giàu lòng nhân ái, anh Lê Quang Toán cũng đã nhận được nhiều sự cảm phục yêu mến của nhiều người.

Duyên số đến với anh cũng tình cờ, khi cách đây gần 3 năm anh quen biết Lê Thị Minh Thư (SN 1991) quê ở Thanh Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Thư là một cô gái dễ thương, xinh đẹp đang làm việc tại một quầy thuốc tại Đồng Hới. Qua nhiều lần tiếp xúc trò chuyện, anh dần cảm mến và yêu thầm Thư lúc nào không hay.

Cảm phục trước chàng trai tàn tật nhưng lại có nghị lực phi thường với trái tim nhân hậu, Thư cũng đáp lại tình cảm chân thành mà Toán dành cho mình. Thư nói: “Anh Toán là một người hiền lành tốt bụng và chân thành, ở bên anh ấy em cảm thấy ấm áp và được yêu thương, che chở”.

Khi biết chuyện Thư yêu Toán, hết bạn bè rồi người thân của Thư ra sức khuyên ngăn, cấm đoán. Nhưng với tình yêu mãnh liệt họ đến với nhau trước bao ngỡ ngàng, dị nghị của người thân và bạn bè.

Năm 2015, đám cưới cổ tích của Toán và Thư được tổ chức. Rất nhiều bạn bè, người thân từ khắp mọi miền đất nước đến chia vui chúc phúc cùng anh. Ai cũng mong muốn “chàng hiệp sĩ khuyết tật” có được tình yêu trọn vẹn, một gia đình hạnh phúc. Và mới đây, gia đình nhỏ của anh lại đón thêm thành viên mới là một công chúa dễ thương xinh đẹp, khỏe mạnh. Đó là kết tinh của chuyện tình cổ tích giữa đời thường.

“Dẫu cuộc sống trước mắt còn nhiều khó khăn, gian khổ phải đối mặt những đối với mình mọi thứ đều có thể giải quyết được nếu có nghị lực và niềm tin vào cuộc sống. Người làm thiện nguyện đòi hỏi phải có cái tâm, có lòng nhiệt huyết, hiện tại công việc tình nguyện chính là cuộc sống của mình” anh Toán nói./.

Lê Ngọc Mai - Trường TH số 2 Bảo Ninh, TP Đồng Hới

0
0
Simple love
30/05/2020 20:37:47
Dựa teo ý trê b lm ạ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư