Vầng trăng vàng thắm đang từ từ nhô lên sau lũy tre làng. Làn gió nồm nam thổi mát rượi. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào đáy mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Khuya. Làng quê em đã vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng vẫn thao thức như canh gác trong đêm.
(Theo Phan Sĩ Châu, Tiếng Việt 3, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
1. Xác định phương thức biểu đạt.
2. Xác định 1 phép liên kết được sử dụng.
3. Tìm câu đặc biệt.
4. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng.
II. PHẦN LÀM VĂN
Phân tích vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Người phụ nữ là đề tài quen thuộc được thể hiện trong văn học thời trung đại. Viết về họ, Hồ Xuân Hương đã rất thành công với bài thơ “Bánh trôi nước”, đại thi hào Nguyễn Du với kiệt tác “Truyện Kiều” và Nguyễn Dữ – học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Chuyện người con gái Nam Xương” – thiên thứ 16 của “Truyền kì mạn lục”. Qua nhân vật Vũ Nương, câu chuyện đem đến bao suy tư, trăn trở cho người đọc về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công.
Chuyện người con gái Nam Xương xoay quanh về cuộc đời và số phận của Vũ Nương, một người con gái nhan sắc, đức hạnh. Nàng được gả cho Trương Sinh, con nhà hào phú ít học lại hay ghen. Cuộc sống gia đình đang êm ấm thì Trương Sinh phải đi lính. Chàng đi rồi, Vũ Nương ở nhà một mình sinh và nuôi con, chăm sóc và lo ma chay cho mẹ chồng chu đáo. Nàng luôn một lòng chung thuỷ đợi Trương Sinh trở về. Đêm đêm, nàng thường chỉ tay trên vách nói bóng của mình là cha của bé. Trớ trêu thay, giặc tan Trương Sinh trở về, niềm vui chưa được bao lâu, tin lời con nhỏ, nghi ngờ vợ thất tiết, nhục mạ, đánh đuổi nàng đi. Phẫn uất vì mối oan nói không nên lời, Vũ Nương nhảy sông Hoàng Giang tự vẫn. Qua câu chuyện, ta thấy rằng phụ nữ là nạn nhân của chế độ phong kiến bất công, chế độ nam quyền, nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa. Cuộc đời họ là chuỗi dài những khổ đau và bất hạnh.
Số phận của Vũ Nương cũng là số phận của biết bao phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nàng phải chịu bao hủ tục, lễ giáo khắt khe, ngặt nghèo. Biết nàng “tính tình thuỳ mị, tư dung lại tốt đẹp” nên Trương Sinh mến vì dung hạnh mới xin mẹ trăm lạng vàng cưới về. Đây là cuộc hôn nhân không bình đẳng, nói đúng hơn là mua bán, bởi lẽ nó không có tình yêu, không có sự rung động, không có sự đồng thuận từ hai trái tim. Sự sắp đặt của con nhà giàu, lắm tiền nhiều của, muốn gì được nấy, sắp đặt cho con nhà nghèo khó “cha, mẹ đặt đâu con ngồi đó” không thể tự mình quyết định hạnh phúc của mình. Dù là Vũ Nương luôn giữ khuôn phép thì cuộc sống vợ chồng vẫn có nguy cơ tan vỡ và cũng là cái thế để Trương Sinh phô trương tính tình độc đoán, gia trưởng, đối xử với vợ vũ phu, thô bạo.
Sau bao năm xa cách, tưởng chừng chồng về sẽ mang lại hạnh phúc cho mình, thì tai hoạ ập xuống đầu Vũ Nương. Vì tin đứa con nhỏ ngây thơ, không chịu suy xét, không cho nàng một lời giải thích. Trương Sinh đã mắng nhiếc, đuổi vợ đi. Phải chăng với thói “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào máu vào thịt đã cho phép người đàn ông coi thường, rẻ rúng đối xử thô bạo với người phụ nữ. Nàng không hiểu mình thương nhớ chồng, giữ phẩm hạnh của mình như vậy mà lại chịu tiếng nhuốc nhơ…không có quyền tự bảo vệ cho mình.
Hạnh phúc gia đình là thú vui nghi gia, nghi thất niềm khát khao của cả đời nàng đã tan vỡ, tình yêu không còn “bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen ủ rũ trong ao, liễu tàn trước gió”. Nàng mượn sông Hoàng Giang để gột rửa mọi oan khuất và chứng minh cho lòng đức hạnh của mình. Cái chết của Vũ Nương thực chất là do chồng bức tử, vậy mà thấy nàng tự tận chỉ một chút động mà không hề day dứt, hối hận. Ngay cả khi, đứa con trỏ tay vào bóng trên vách nói là cha, chàng hiểu rõ nỗi oan của vợ thì cũng coi là việc đã qua rồi. Như thế, chuyện danh dự , chuyện sinh mệnh của người phụ nữ bị tùy tiện định đoạt bởi người chồng, người đàn ông mà không có hành lang đạo lí, không được dư luận xã hội bảo vệ, chở che.
Nỗi oan của Vũ Nương đã vượt ra ngoài phạm vi gia đình, là một trong muôn vàn oan khuất của cái xã hội vùi dập thân phận con người, nhất là người phụ nữ. Sống trong xã hội đầy rẫy những oan trái, bất công, quyền sống của con người không được đảm bảo, người phụ nữ với thân phận “bèo dạt mây trôi” có thể gặp bao nhiêu tai họa giáng xuống bất kì lúc nào, vì những nguyên cớ vu vơ không thể tưởng tượng. Rõ ràng, xã hội phong kiến đã sinh ra bao Trương Sinh với đầu óc gia trưởng, độc đoán, là nguyên nhân sâu xa của những đau khổ mà người phụ nữ phải chịu.
Không chỉ là nạn nhân của chế độ nam quyền độc đoán, người phụ nữ còn là nạn nhân của chiến tranh phong kiến. Cả cuộc đời Vũ Nương, chỉ vui thú nghi gia nghi thất vậy mà về làm vợ Trương Sinh, cuộc sống vợ chồng “sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh”. Buổi Trương Sinh ra đi, mẹ già bịn rịn, vợ trẻ đương bụng mang dạ chửa chưa quyến luyến sự thể rồi sẽ ra sao đã khiến mọi người có mặt ở đó đều phải ứa hai hàm lệ: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài ,mẹ già triền miên lo lắng.”
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |