Chỉ ra và phân tích tác dụng của điệp ngữ trong câu thơ sau
'' Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà ''
( Cảnh khuya, Hồ Chí Minh )
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Điệp ngữ : chưa ngủ . Dạng điệp ngữ : điệp ngữ chuyển tiếp
Ở câu thơ cuối chúng ta thấy nhà thơ đã sử dụng BPTT điệp ngữ, gợi lên một vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của nhà thơ. Ở câu thơ thứ ba:" Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ" đã gợi lên chất nghệ sĩ trong tâm hồn của Hồ Chí MỊh. Đó là sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp của cảnh núi rừng Việt Bác. Nhưng đến Với câu thơ thứ tư, bất ngờ mở ra một vẻ đẹp và chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ. Thao thức chưa ngủ còn chính là vì lo nghĩ đến vận mệnh của đất nước hay chính là vì thức đến canh khuya lo việc nước mà người đã bắt gặp cảnh trăng rừng tuyệt đẹp . Tấm lòng đối với đất nước ở người đã làm cho việc người ko ngủ trong những đem dài trở thành một lẽ thường tình:" đêm nay Bác ko ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh Điệp ngữ chưa ngủ đạt ở cuối câu ba và đầu câu thứ 4 là một bản lề mở ra 2 phía tâm trạng trong cùng 1 con người: niềm say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên và nỗi lo cho vận mệnh của đất nước . Hai tâm trạng ấy thống nhất trong con người bác thể hiện sự hòa hợp giũa chất người nghệ sĩ và chất người cộng sản trong lãnh tụ Hồ Chí Minh
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |