NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 LẦN 3
Đề 2: Chứng minh “Nói dối có hại cho bản thân”
DÀN Ý: I. Mở bài: giới thiệu “ Nói dối có hại cho bản thân” Ông bà ta có câu “ chẳng ai tin người dối trá cho dù họ nói sự thật”, đúng như thế người dối trá luôn là một người dối trá. Nói dối rất có hại cho bản thân để hiểu rõ về vấn đề này chúng ta cùng đi tìm hiểu “ Nói dối có hại cho bản thân”. II. Thân bài: chứng mình “Nói dối có hại cho bản thân”. 1. Giải thích “Nói dối có hại cho bản thân”.
Nói dối là nói sai sự thật, nói sai những gì mình nghe thấy hay nhìn thấy
Nói dối sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi người xung quanh và chính bản thân mình
“một lần bất tín, vạn lần bất tin”
2. Chứng minh “Nói dối có hại cho bản thân”. - Trong học tập:
Khi chúng ta lừa dối bạn bè thầy cô thì chúng ta sẽ không dược tin tưởng
Nếu chúng ta nói dối thì sẽ không ai chơi và giao việc cho chúng ta làm, chúng ta sẽ bị tẩy chay.
- Trong cuộc sống:
Mọi người sẽ không tin tưởng ta
Mọi người sẽ không ai quan hệ hay chơi với chúng ta
Chúng ta sẽ trở nên hư hỏng
- Trong văn học:
Bài học về chú bé chăn cừu nói dối và bị chó sói ăn thịt khi đã nói dối mọi người
Lí thông đã nói dối với nhà vua mình đã giết chằn tinh và cuối cùng đã bị biến thành con thạch sùng
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về “Nói dối có hại cho bản thân”.
Nói dối là một đức tính không tốt, chúng ta hãy tự mình khiến mình trở nên trung thực và thật thà hơn.Nói dối rất có hại cho bản thân.
Đề 3” Ca dao có câu:
“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Em hãy giải thích câu ca dao trên.
DÀN Ý
I- Mở bài:
– Sống trong xã hội, con người luôn luôn phải giao tiếp và ứng xử với nhau. Vì vậy ta cần phải thận trọng khi dùng lời ăn tiếng nói trong giao tiếp.
– Dẫn câu ca dao:
“Lời nói không mất tiền mua
Liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau”
– Đây là một bài học dạy ta về cách đối nhân xử thế.
II- Thân bài:
1) Giải thích:
– Nghĩa đen: Khi trao đổi, giao tiếp với nhau ta nên dùng lời lẽ ôn hòa, lịch sự để cho người nghe được hài lòng, vừa ý.
– Nghĩa bóng: Phải nói năng lễ độ, hòa nhã để tạo tình đoàn kết, thân ái khi giao tiếp.
2) Vì sao khi gỉao tiếp ta phải dùng lời lẽ ôn hòa lịch sự?
– Chúng ta không sống lẻ loi mà tập hợp thành một xã hội. Xã hội con người là một xã hội có tổ hức, có văn hóa. Giữa con người với con người từ lâu có mối quan hệ bạn bè, đồng chí, anh em ruột thịt., mà lời nói là công cụ để giúp ta trao đổi, giao tiếp ứng xử với nhau trong cuộc sống.
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
– Để giữ mãi tình cảm tốt, mối quan hệ khắng khít thì ta phải biết liệu lời mà nói, tức là ta phải chọn lời hay, ý đẹp để người nghe không buồn lòng phật ý. Lời nói lịch sự, hòa nhã khiến cho người nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến của mình – dù đó là những lời góp ý phê bình.
– Biết liệu lời khi trao đổi tức là ta “trọng người và trọng mình”. Điều này làm cho người nghe kính nể ta hơn. Lời nói khiếm nhã, thô lỗ không những làm mất tình đoàn kết mà có khi dẫn đến những tai họa khôn lường.
– Một người lãnh đạo nói năng khiêm tốn, cởi mở, vui vẻ luôn luôn được sự ủng hộ, đồng tình của người dưới quyền. Bạn bè thật tình khuyên bảo sửa sai nhau bằng những lời lẽ ôn hòa, dịu dàng tất nhiên được bạn chấp nhận tiếp thu.Đây cũng là bí quyết giúp ta thành công trong cuộc sống; đồng thời mối quan hệ giữa người với người trong xã hội trở nên gắn bó, đoàn kết và tốt đẹp hơn lên.
– Tuy nhiên không phải để “cho vừa lòng nhau” mà ta nói những lời xu nịnh, a dua. Cách xử thế như vậy không tốt, cần phải tránh.
III- Kết bài:
– Lời ca dao là một bí quyết giúp ta thành công trong đời, giúp ta biết cách đối nhân xử thế.
– Đây cũng là một bài học
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |