LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Đọc thật kĩ văn bản ‘Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” em hãy nêu nội dung, phương thức biểu đạt

Câu 1: Đọc thật kĩ văn bản ‘Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” em hãy nêu
nội dung, phương thức biểu đạt,và chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của con
người Việt Nam được tác giả nêu và phân tích trong bài viết. Từ văn bản mà em
đã học bản thân em tự nhận thấy có những điểm mạnh, điểm yếu nào? Em sẽ
khắc phục những điểm yếu đó như thế nào?Trình bày một đoạn văn ngắn
khoảng 10 đến 15 câu trong đó có sử dụng khởi ngữ, thành phần tình thái, thành
phần cảm thán.
Gợi ý
+ Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam cần được nhìn rõ khi
bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới.
- Thông minh nhạy bén với cái mới nhưng lại thiếu kiến thứ cơ bản, kém kĩ
năng thực hành.
- Cần cù sáng tạo, thiếu đức tính tỉ mỉ.
- Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhau nhưng lại thường đố kị nhau trong công
việc làm ăn.
- Thích ứng nhanh nhưng lại kì thị đối với sự kinh doanh, khôn vặt, ít giữ chữ
tín.
+ Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ bản thân ( học sinh tự làm) chú ý nhớ gạch
chân và nêu rõ các thành phần : khởi ngữ, tình thái, cảm thán trong bài làm.
Câu 2: Thế nào là khởi ngữ? Các thành phần biệt lập ( học sinh học thuộc các
khái niệm đã học, có trong vở ghi).
Câu 3 Học thuộc bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương hãy nêu nội dung
và phân tích ý nghĩa những biện pháp nghệ thuật có trong bài thơ.
Gợi ý:
+ Nội dung : Tâm trạng vô cùng xúc động của một người con từ chiến trường
miền Nam được ra viếng Bác.
+ Tấm lòng thành kính thiêng liêng trước công lao vĩ đại và tâm hồn cao đẹp,
sáng trong của Người, nỗi đau xót tột cùng của nhân dân ta nói chung, của tác
giả nói riêng khi Bác không còn nữa.
+ Tâm trạng của nhà thơ lưu luyến và mong muốn được ở mãi bên Bác.
+ Nghệ thuật: -Viết theo thể thơ tám chữ có đôi chỗ biến thể, cách gieo vần và
nhịp điệu thơ linh hoạt.
- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ: ẩn dụ ( mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Hình
ảnh hàng tre mang ý nghĩa ẩn dụ) và điệp ngữ (muốn làm) . Học sinh tự phân
tích.
Câu 4: Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài thơ “Nói
với con” của Y Phương.
Gợi ý làm bài:

- Nhà thơ Y Phương quê ở tỉnh Cao Bằng, người dân tộc Tày. Ông có nhiều bài
thơ viết về quê hương mình, dân tộc mình. Thơ ông hồn nhiên mà trong sáng,
chân thật mà mạnh mẽ. Cách tư duy trong thơ ông độc đáo, giàu hình ảnh, thể
hiện phong cách người miền núi.
- Nói với con là một khúc tâm tình người cha dặn dò con, thể hiện lòng yêu
thương con của người miền núi và ước mong thế hệ con cái phát huy truyền
thống tốt đẹp của cha ông.
- Bài thơ có 28 câu thơ tự do, câu ngắn nhất chỉ có 2 chữ, câu thơ dài nhất là 10
chữ, phần nhiều là những câu thơ bốn chữ, năm chữ, lại có câu thơ cất lên như
một khẩu ngữ, rất đậm đà và thấm đẫm tình cha vì cách biểu cảm chân tình,
mộc mạc.
- Phần đầu của bài thơ nói lên tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê
hương đối với con ( HS nêu dẫn chứng câu thơ)
- Bốn câu thơ đầu là những hình ảnh cụ thể về một không khí gia đình tràn đầy
hạnh phúc. Diệp ngữ “ bước tới’ và động từ “ chạm” dùng rất tinh tế, làm nổi
bật cái hồn của một bức tranh về một gia đình đầm ấm.
- Và cứ thế người con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương của mọi người.
- Tiếp đó nhà thơ ca ngợi cuộc sống lao động và thiên nhiên thơ mộng của núi
rừng. Nhà thơ yêu cuộc sống lao động của người đồng mình. (HS lấy dẫn
chứng)
- Bài thơ còn ca ngợi những đức tính cao đẹp của người miền núi và thể hiện
mong ước của người cha qua lời tâm tình với con. Đức tính cao đẹp của người
đồng mình cứ hiện lên qua lời tâm tình của người cha. (HS lấy dẫn chứng).
- Những hình ảnh ẩn dụ, so sánh, những thành ngữ dân gian, cách so sánh, cụ
thể kết hợp với kiểu câu dài ngắn khác nhau, lời tâm tình của người cha đã góp
phần khẳng định người miền núi sống vất vả, mạnh mẽ, khoáng đạt như thiên
nhiên, bền bỉ gắn bó với quê hương còn gian khó.
- Người cha truyền vào con lòng thủy chung với quê hương, biết chấp nhận vượt
qua mọi thử thách, gian khổ bằng nghị lực và niềm tin của mình. Cuộc sống dù
nghèo đói con người dẫu có thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn,
quê hương đã bồi đắp hun đúc ý chí nuôi dưỡng tâm hồn biến họ thành những
con người có sức mạnh, có chí khí, tự lực tự cường xây dựng quê hương, duy trì
cuộc sống tốt đẹp.
- Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa bao tâm tình, Y phương đã dùng cách
nói cụ thể, hình ảnh cụ thể của bà con dân tộc Tày để khẳng định và ca ngợi
những con người giản dị chịu thương chịu khó trong lao động và trong cuộc
sống. ( HS lấy dẫn chứng)
- Những lời cuối trong bài thơ càng trở nên tha thiết, cha nhắn nhủ với con
không bao giờ được sống nhỏ bé, tầm thường trước thiên hạ. Phải biết giữ lấy
cốt cách giản dị, mộc mạc của người lao động.
- Qua bài thơ, bằng những hình ảnh giàu sức gợi cảm, nhà thơ thể hiện tình cảm
gia đình dấm ấm,ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương
và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của

người dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó truyền thống với quê hương
và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Câu 5: Cảm nhận của em về khổ thơ đầu trong bài thơ “Sang thu” của Hữu
Thỉnh.
Gợi ý làm bài
- Ai từng đọc thơ Hữu Thỉnh sẽ cảm nhận được hương vị ngọt ngào mà xao
xuyến về mùa thu, mùa thu lắng đọng trong tâm hồn con người bằng những
hình ảnh hết sức cụ thể, giản dị mộc mạc nhưng lại có sức lan tỏa trong tâm hồn
con người.
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
- Mùa thu đến thật đột ngột và bất ngờ như lúc chuyển giao mùa nơi xứ Bắc,
hương ổi theo là gió phả vào trong không gian lan rộng, đất trời như chuyển
mình, hương ổi ùa về làm tâm hồn con người như bừng tỉnh giấc sau một mùa
hè oi bức
- Tác giả cảm nhận mùa thu về bằng giác quan đặc biệt đó chính là thính giác,
đây chính là nét rất mới trong thơ Hữu Thỉnh. Trước Hữu Thỉnh có nhiều nhà
thơ từng viết về mùa thu nhưng chưa ai có cái cảm nhận bình dị mà thân quen
như thế
- Hương ổi, làn gió se se lạnh, phải chăng mùa thu đã đến rất gần, gần cả trong
tiềm thức của mỗi người.
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
- Không còn nghi ngờ gì nữa, thu đã về thật rồi, những giọt sương long lanh còn
vương vấn trên cành lá sau một đêm chuyển mùa hay làn sương mỏng chưa tan
lúc sáng sớm trời chớm vào mùa thu yên bình nơi làng quê Bắc Bộ.
- Câu hỏi “hình như” chỉ còn là sự chuyển đổi cảm giác mà thôi, thật sự đất trời
đang chuyển mùa, như tâm hồn con người đang chuyển, hay tuổi tác của mỗi
người đang bước sang thời kì mới, sống chín chắn hơn, từng trải hơn
- Với một đoạn thơ ngắn nhưng nhà thơ đã dựng lại một bức trang thu chuyển
mùa mang theo hương vị quê nhà, hồn thơ như lay động tâm hồn của mỗi người
con xa quê.
Câu 6: Phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “ bến quê” của Nguyễn Minh
Châu.
I. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Minh Châu: là một nhà văn nổi tiếng và có nhiều tác
phẩm được nhiều người biết đến.
- Giới thiệu về tác phẩm Bến quê và nhân vật Nhĩ: Bến Quê là một trong những tác
phẩm tiêu biểu của ông nói về cuộc sống hằng ngày, nghị lực sống của con người.

Trong tác phẩm hình ảnh nhân vật Nhĩ được thể hiện rất rõ ràng cho chúng ta cảm
nhận được sâu sắc về cuộc sống qua cách viết của nhà thơ.
II. Thân bài: Phân tích nhân vật Nhĩ
1. Cảm nhận về cảnh thiên nhiên của nhân vật Nhĩ
- Cảnh đẹp quê hương được hiện lên rất gần gũi, thân thương và quen thuộc qua các
hình ảnh như bằng lăng, bãi bồi, vòm trời,...
- Qua các hình ảnh mà Nhĩ cảm nhận và thể hiện cho thấy Nhĩ là một người từng trải,
yêu cuộc sống và yêu đời
2. Những cảm xúc và tâm trạng của nhân vật qua tác phẩm
- Nhân vật Nhĩ là một người đi khắp nơi trên thế giới nhưng đến giờ thì lại nằm liệt
giường
- Sau những khó khăn bộn bề của cuộc sống và vấn đề bệnh tật, Nhĩ nghĩ rằng mình
đã bỏ qua những điều vô cùng tốt đẹp gần xung quanh ta, có sự nuối tiếc.
- Chính trong những ngày cuối đời, Nhĩ mới thực sự thấu hiểu với lòng biết ơn sâu sắc
người vợ của mình. Lần đầu tiên Nhĩ "để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá", cảm nhận
"những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai" và Nhĩ nhận ra tất cả tình yêu
thương, sự tần tảo và đức hy sinh thầm lặng của vợ.
- Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông, anh nhờ thằng con trai thực
hiện ước muốn của mình và rồi bị cuốn hút vào trò chơi hấp dẫn nó gặp trên đường đi,
để rồi có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Từ đó, Nhĩ đã chiêm nghiệm
được cái quy luật phổ biến của đời người: "Con người ta trên đường đời thật khó tránh
được những cái vòng vèo hoặc chùng chình".
- Cuối truyện, khi thấy con đò ngang vừa chạm mũi vào bờ đất bên này sông, Nhĩ đã
thu hết tàn lực dồn vào một cử chỉ có vẻ kỳ quặc nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay
gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát. Anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai
hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày, không nên sa vào những cái vòng vèo,
chùng chình trên đường đời mà hãy hướng tới những giá trị đích thực giản dị, gần gũi,
bền vững.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Nhĩ
– Nhĩ là nhân vật tư tưởng nhưng thông qua nhân vật này ta không chỉ nhận ra nội
tâm, tâm trạng của nhân vật mà còn hiểu được tính cách và phẩm chất của anh.
– Nhĩ là hình ảnh hiện thực mà qua đó ta có thể soi gương thấy mình với bao điều phải
trăn trở suy nghĩ về cuộc đời đa sự, con người đa đoan.
- Nhân vật Nhĩ được nhà văn khắc họa rất sâu sắc về tình cảm và tính cách, đồng thời
qua bài văn tác giả còn nhắc ta sống hết mình, sống sao cho cuối đời không cảm thấy
nuối tiếc những gì đã qua.
help me

0 trả lời
Hỏi chi tiết
294

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư