Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Nêu biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong bài thơ. 

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
     Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
                                       Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau: 
1) Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? 
2) Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Nêu biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong bài thơ. 
3) Hai câu thơ cuối bài thơ đã biểu hiện tâm trạng gì của tác giả? 
4) Kể tên các bài thơ và tác giả đã học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng chủ đề với bài thơ này.

3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.174
3
2
_Rin Rin_
18/03/2020 15:48:37
1. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết năm 1947 – những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tại chiến khu Việt Bắc

2. - Bài thơ thuộc Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

    - Bài thơ có sử dụng các biện pháp tu từ như: so sánh, điệp ngữ, liên tưởng đạt hiệu quả cao…

3. Hai câu thơ 3, 4 thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình, của thi nhân:

"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

– Hai chữ ‘chưa ngủ’ là nỗi thao thức, là tâm trạng. ‘Chưa ngủ’ vì ‘cảnh khuya như vẽ’ đã dẫn hồn thi nhân vào cõi mộng say trăng, say thiên nhiên. ‘Chưa ngủ’ còn vì một nỗi sâu xa hơn vì ‘lo nỗi nước nhà’. Hai câu cuối bài ‘Cảnh khuya’ đã diễn tả một cách bình dị mà thấm thía tình yêu thiên nhiên thiết tha, tình yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Ở đây tâm hồn thi sĩ đã chan hòa với lí tưởng chiến sĩ như Bác đã nói: ‘Một ngày mà Tổ quốc chưa được thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên’.

– Hai chữ ‘chưa ngủ’ cuối câu 3 được điệp lại ở đầu câu 4, trong thi pháp cổ gọi là biện pháp liên hoàn, có tác dụng làm cho thơ liền mạch, giàu nhạc điệu, đồng thời diễn tả âm điệu ‘chưa ngủ’ triền miên, nhịp nhàng như dòng chảy của cảm xúc, của tâm tĩnh giữa cảnh khuya suối rừng.

– Tâm trạng ‘lo nỗi nước nhà’ là tình cảm ‘ưu ái’ của Hồ Chủ tịch, rất sâu sắc mãnh liệt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
_Rin Rin_
18/03/2020 15:50:27
4. Bài thơ Rằm Tháng Giêng và tác giả Hồ Chí Minh trong sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cũng cùng chủ đề với bài thơ này.
2
0
_Rin Rin_
18/03/2020 15:51:18
- Nhớ chấm điểm hộ Rin nhaa!! Chúc bạn học tốt ><

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư