1. Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
a. £ Để hóng gió.
b. £ Để nghe ông rủ rỉ giảng về từng lòai cây.
c. £ Để ngắm cảnh.
2. Trên ban công nhà bé Thu có những loài cây nào?
a. £ Cây quỳnh, cây hoa giấy, cây hoa hồng, cây đa Ấn độ.
b. £ Cây quỳnh, cây hoa giấy, cây hoa ti-gôn, cây đa Ấn độ.
c. £ Cây quỳnh, cây hoa ti-gôn, cây hoa mai, cây đa Ấn độ.
3. Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
a. £ Vì bé Thu muốn chỉ cho Hằng biết một lòai chim đẹp.
b. £ Vì bé Thu cho rằng nơi có chim đến là vườn.
c. £ Vì bé Thu muốn nói rằng ban công có chim về đầu tức là vườn rồi.
4. Em hiểu câu “Đất lành chim đậu” là thế nào?
a. £ Nơi có thiên nhiên tươi tốt sẽ có chim về đậu, làm tổ.
b. £ Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có người đến làm ăn, sinh sống.
c. £ Cả hai ý trên đều đúng.
5. Đại từ “tôi”trong câu “Tôi đồng ý với mọi người rồi” thuộc ngôi thứ mấy?
a. £ Ngôi thứ nhất (chỉ người nói).
b. £ Ngôi thứ hai (chỉ người nghe).
c. £ Ngôi thứ ba (chỉ người được nhắc tới).
6. Từ nào là quan hệ từ trong câu “Ông ơi, đúng là có chú chim bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!”?
a. £ Là.
b. £ Nữa.
c. £ Và.
-----------------------------------------------------------------------------
Dựa vào nội dung bài đọc “MÙA THẢO QUẢ”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
1. Theo bài văn, cây thảo quả mọc ở vùng nào?
a. £ Ở vùng đất thuộc khu vực núi rừng miền Bắc.
b. £ Ở vùng đất thuộc khu vực núi rừng miền Trung.
c. £ Ở vùng đất thuộc khu vực núi rừng miền Nam.
2. Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
a. £ Cành lá mọc sum suê.
b. £ Hương thơm ngây ngất kì lạ.
c. £ Hoa nở khắp nơi.
3. Tác giả dùng mấy hình ảnh so sánh để tả thảo quả?
a. £ 1 hình ảnh.
b. £ 2 hình ảnh.
c. £ 3 hình ảnh.
4. Tác giả đã dùng biện pháp gì khi tả hương thơm của thảo quả vào mùa thảo quả chín?
a. £ Biện pháp so sánh.
b. £ Biện pháp nhân hóa.
c. £ Biện pháp điệp từ ngữ.
5. Quan hệ từ “nhưng”trong câu “Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách cứu voi ra khỏi bãi lầy nhưng vô hiệu” biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu?
a. £ Biểu thị quan hệ tương phản.
b. £ Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả.
c. £ Biểu thị quan hệ điều kiện – kết quả.
6. Từ nào là từ quan hệ trong câu “Thảo quả như những đốm lửa hồng”?
a. £ Thảo.
b. £ Như.
c. £ Đốm.
--------------------------------------------------------------------------------------
Dựa vào nội dung bài đọc “NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON”,chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
1. Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ phát hiện được điều gì?
a. £ Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất.
b. £ Phát hiện khoảng hơn chục cây to đã bị chặt và tiếng người bàn bạc.
c. £ Cả hai ý trên đều đúng.
3. Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?
a. £ Vì bạn nhỏ làm giúp ba công việc gác rừng.
b. £ Vì bạn nhỏ cho rằng việc bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi công dân.
c. £ Cả hai ý trên đều đúng.
4. Em học tập ở bạn nhỏ điều gì?
a. £ Phải thông minh và dũng cảm khi đối phó với bọn xấu.
b. £ Phải biết coi trọng bản thân hơn việc bảo vệ rừng.
c. £ Cả hai ý trên đều đúng.
5. Bài văn trên thuộc chủ đề nào?
a. £ Vì hạnh phúc con người.
b. £ Hãy giữ lấy màu xanh.
c. £ Con người với thiên nhiên.
6. Cặp quan hệ từ “không những……mà còn….”trong câu “Không những học giỏi mà Lan còn hoàn thành tốt công tác của đội” biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu?
a. £ Biểu thị quan hệ tăng tiến.
b. £ Biểu thị quan hệ tương phản.
c. £ Biểu thị quan hệ nguyên nhân-kết quả.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Dưa vào nội dung bài đọc “TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN”,chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
1. Rừng ngập mặn được trồng ở vùng nào?
a. £ Vùng ven biển.
b. £ Vùng đồng bằng.
c. £ Vùng núi Tây Nguyên.
2. Nguyên nhân nào phần rừng ngập mặn bị mất đi?
a. £ Chiến tranh tàn phá.
b. £ Qúa trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm….
c. £ Cả hai ý trên đều đúng.
4. Tác dụng của rừng ngập mặn đối với nhân dân các tỉnh ven biển?
a. £ Không bị xói lở khi có bão lớn, lượng hải sản tăng nhiều.
b. £ Cua giống phát triển nhanh, đủ cung cấp cho nhu cầu địa phương và các vùng lân cận, chim nước phong phú hơn trước.
c. £ Cả hai ý trên đều đúng.
5. Hành động nào là phá hoại môi trường?
a. Trồng rừng.
b. Chặt phá rừng.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
6. Cặp quan hệ từ: “Nếu….thì”trong câu “Nếu bố mẹ cho phép thì con sẽ học thêm vi tính”
a. £ Biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả.
b. £ Biểu thị quan hệ điều kiện - kết quả.
c. £ Biểu thị quan hệ tăng tiến.
----------------------------------------------------------------------------------------
Dựa vào nội dung bài đọc “CHUỖI NGỌC LAM”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
1. Cô bé mua chuỗi ngọc lam để làm gì?
a. £ Để đeo vào ngày lễ Nô-en.
b. £ Để tặng chị mình vào ngày lễ Nô-en.
c. £ Để tặng mẹ mình vào ngày lễ Nô-en.
2. Vì sao pi-e lại bán chuỗi ngọc lam cho cô bé mặc dù số tiền không đủ?
a. £ Vì anh cảm động trước tấm lòng của cô bé.
b. £ Vì anh cho cô bé thiếu nợ rồi sẽ trả sau.
c. £ Vì anh muốn bán cho xong để đóng cửa tiệm.
d. £ Vì đó là chuỗi ngọc lam giả nên giá rẻ.
3. Em nghĩ gì về hành động của cô bé?
a. Em bé là thật thà, không gian dối.
b. Em bé là người dũng cảm, không ngại nguy hiểm.
c. Em bé là người nhân hậu, biết yêu thương người khác.
4. Câu chuyện thuộc chủ đề nào?
a. £ Con người với thiên nhiên.
b. £ Vì hạnh phúc con người.
c. £ Cánh chim hòa bình.
5. Trong câu: “Cháu đã đập con lợn đất đấy!” từ nào là động từ
a. £ Đã.
b. £ Đập.
c. £ Đất.
6. Từ “cháu”trong câu “Cháu là Gioan”là:
a. £ Đại từ làm chủ ngữ.
b. £ Danh từ làm chủ ngữ.
c. £ Danh từ làm vị ngữ.
----------------------------------------------------------------------------------------------
Dựa vào nội dung bài đọc “VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
1. Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
a. £ Giàn giáo tựa cái lồng che chở, bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay?
b. £ Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây.
c. £ Cả hai ý trên đều đúng.
2. Bài thơ trên có mấy hình ảnh so sánh?
£ 4 hình ảnh. £ 5 hình ảnh. £ 6 hình ảnh.
3. Câu “Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa nồng hăng” tác giả đã nhân hóa ngôi nhà bằng cách nào?
a. £ Dùng một từ vốn chỉ họat động của con người để tả về ngôi nhà.
b. £ Dùng một từ vốn chỉ đặc điểm của con người để tả về ngôi nhà.
c. £ Dùng một từ vốn tả người để tả về ngôi nhà.
4. Trong bài thơ có mấy hình ảnh nhân hóa?
£ 4 hình ảnh. £ 5 hình ảnh. £ 6 hình ảnh.
5. Bài thơ thuộc chủ đề nào?
a. £ Con người với thiên nhiên.
b. £ Vì hạnh phúc con người.
c. £ Cánh chim hòa bình.
6. Từ “qua” trong câu “chúng em qua ngôi nhà xây dở” thuộc từ loại nào?
£ Quan hệ từ.
£ Danh từ.
£ Động từ.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Dựa vào nội dung bài đọc “THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
1. Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lăn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?
a. £ Cháu bé người đầy mụn mủ, hôi tanh. Nhưng Lăn Ông vẫn tận tình cứu chữa cả tháng trời.
b. £ Chữa xong, ông không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.
c. £ Cả hai ý trên đều đúng.
2. Vì sao có thể nói Lăn Ông là một người không màng danh lợi?
a. £ Vì ông chữa bệnh cho người nghèo mà không lấy tiền.
b. £ Vì ông từ chối chức vụ ngự y mà vua ban cho.
c. £ Cả hai ý trên đều đúng.
3. Dòng nào dưới đây nêu đủ ý nghĩa của hai câu thơ cuối bài?
a. £ Công danh chẳng đáng coi trọng, tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý chẳng đổi thay.
b. £ Công danh không thể so với lòng nhân nghĩa.
c. £ Cả hai ý trên đều đúng.
4. Câu chuyện thuộc chủ đề nào?
a. £ Con người với thiên nhiên.
b. £ Vì hạnh phúc con người.
c. £ Cánh chim hoà bình.
5. Hải Thượng Lãn Ông tên thật là gì?
£ Trần Thủ Độ. £ Trần Trung Tá. £ Lê Hữu Trác.
6. Từ nào đồng nghĩa với “nhân ái”?
£ Nhân hậu.
£ Nhân duyên.
£ Nhân loại.
---------------------------------------------------------------------------------------
Dựa vào nội dung bài đọc “NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG” chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
1. Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nước về thôn?
a. £ Lần mò cả tháng trong rừng để tìm nguồn nước.
b. £ Ông cùng vợ con đào gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.
c. £ Một mình ông đào mương suốt một năm trời.
2. Nhờ có mương nước, tập quán canh tác ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
a. £ Dân bản cấy lúa nước.
b. £ Dân bản kết hợp cấy lúa nước và làm nương.
c. £ Dân bản phá rừng làm nương.
3. Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
a. £ Ông trồng cây đước và hướng dẫn mọi người cùng làm.
b. £ Vận động bà con mở rộng mương nước.
c. £ Hướng dẫn bà con cùng trồng cây thảo quả.
4. Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
a. £ Cần học cách làm giàu của ông Lìn.
b. £ Muốn chiến thắng đói nghèo, lạc hậu để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc thì phải có quyết tâm, tinh thần vượt khó, dám nghĩ dám làm.
c. £ Cần biết bảo vệ rừng và nguồn nước để trồng trọt.
5. Nhóm từ “đánh giày, đánh đàn, đánh cá” có quan hệ thế nào?
a. £ Đó là từ nhiều nghĩa.
b. £ Đó là từ đồng âm.
c. £ Đó là từ đồng nghĩa.
6. Nhóm từ nào dưới đây là những từ đồng nghĩa?
a. £ Chạy đua, chạy giặc, chạy tiền.
b. £ Giá sách, giá bán lẻ, giá tiền.
c. £ Trong veo, trong vắt, trong xanh.
A. Chính tả:
TÔI YÊU BUỔI TRƯA
Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, tôi thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng, tôi thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ tôi. Rồi bố mẹ cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa này mà mọi người có rơm, củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được hong khô, mọi người no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra những nhọc nhằn của cha mẹ tôi và của những người nông dân một nắng hai sương. Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè!
Theo Nguyễn Thùy Linh
Cây gạo ngoài bến sông
Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòa tán lá xuống mặt sông. Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, Cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.
Thanh Xuân
Mưa rào
Mưa đến rồi, lẹt đẹt…lẹt đẹt…Những giọt lăn xuống mái phên nứa. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ là bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
a. £ Để hóng gió.
b. £ Để nghe ông rủ rỉ giảng về từng lòai cây.
c. £ Để ngắm cảnh.
2. Trên ban công nhà bé Thu có những loài cây nào?
a. £ Cây quỳnh, cây hoa giấy, cây hoa hồng, cây đa Ấn độ.
b. £ Cây quỳnh, cây hoa giấy, cây hoa ti-gôn, cây đa Ấn độ.
c. £ Cây quỳnh, cây hoa ti-gôn, cây hoa mai, cây đa Ấn độ.
3. Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
a. £ Vì bé Thu muốn chỉ cho Hằng biết một lòai chim đẹp.
b. £ Vì bé Thu cho rằng nơi có chim đến là vườn.
c. £ Vì bé Thu muốn nói rằng ban công có chim về đầu tức là vườn rồi.
4. Em hiểu câu “Đất lành chim đậu” là thế nào?
a. £ Nơi có thiên nhiên tươi tốt sẽ có chim về đậu, làm tổ.
b. £ Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có người đến làm ăn, sinh sống.
c. £ Cả hai ý trên đều đúng.
5. Đại từ “tôi”trong câu “Tôi đồng ý với mọi người rồi” thuộc ngôi thứ mấy?
a. £ Ngôi thứ nhất (chỉ người nói).
b. £ Ngôi thứ hai (chỉ người nghe).
c. £ Ngôi thứ ba (chỉ người được nhắc tới).
6. Từ nào là quan hệ từ trong câu “Ông ơi, đúng là có chú chim bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!”?
a. £ Là.
b. £ Nữa.
c. £ Và.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |