LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm đại từ trong các văn bản đã học ở lớp 7 và nêu tác dụng

tìm đại từ trong các văn bản đã học ở lớp 7 và nêu tác dụng

1 trả lời
Hỏi chi tiết
559
0
0

Ví dụ:

a) (…) Phải nói em tôi rất ngoan. lại khéo tay nữa (đại từ trỏ em tôi).

b) (…) Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng dõng dạc nhất xóm (đại từ trỏ con gà của anh Bốn Linh).

c) (…) Ai làm cho bể kia đầy…? (đại từ ai dùng để hỏi).

2. Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ v.v…

Ví dụ:

a) trong ví dụ a trong ví dụ c trên đây là chủ ngữ.

b) trong ví dụ b trên đây là định ngữ.

c) Đại từ làm vị ngữ: Người học giỏi nhất lớp là nó.

d) Đại từ làm bổ ngữ: Mọi người đều yêu mến nó.

3. Đại từ để trỏ dùng để:

– Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô): tôi, tao, chúng tôi, chúng tao, nó, hắn, chúng nó, họ v.v…

– Trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu.

– Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc: vậy, thế.

4. Đại từ để hỏi dùng để:

– Hỏi về người, sự vật: ai, gì,…

– Hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy.

– Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: sao, thế nào.

5. Chú ý:

– Khi xưng hô, một số danh từ chỉ người như ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, con cháu… cũng được sử dụng như đại từ xưng hô (Đã bấy lâu nay bác tới nhà – Nguyễn Khuyến).

– Tùy theo quan hệ thân thuộc, quan hệ xã hội và hoàn cảnh nói năng mà chọn lựa từ xưng hô thích hợp.

– Các từ để hỏi trong nhiều trường hợp được dùng để trỏ chung. Ví dụ:

+ Hôm ấy ở nhà, ai cũng vui.

+

 Qua đình ngả nón trông đình

Đình hao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu.

+ Thế nào anh cũng đến nhé.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Thế nào là đại từ

Đại từ dùng để

a) trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

Ví dụ:

– Từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó, hai cây đứng đối với nhau đứng trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đoá ở đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc…

(Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Hôm nay dưới bến xuôi đò

Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau

Anh đi đấy, anh về đâu?

Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm.

(Nguyễn Bính)

– Những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút. Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự.

(Nam Cao)

Đại từ có thể đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp như:

– Chủ ngữ:

Ví dụ: Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt tay nhau đứng dậy.

(Khánh Hoài)

– Phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ:

+ Phụ ngữ của danh từ.

Ví dụ: Mẹ cũng không khẳng định làm những việc ấy tối nay.

(Lý Lan)

+ Phụ ngữ của động từ.

Ví dụ: Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he.

(Tô Hoài)

+ Phụ ngữ của tính từ.

Ví dụ:

                                                         Khen ai khéo vẽ trò vui thế

                                                         Vui thế bao nhiêu, nhục bấy nhiêu.

(Nguyễn Khuyến)

1. Từ nó ở cuối đoạn văn đầu trỏ em tôi.

Từ nó ở đoạn văn thứ hai trỏ con gà trống của anh Bốn Linh.

Sở dĩ biết được nghĩa của hai từ nó là vì chúng được dùng để thay thế cho em tôi và con gà trống của anh Bốn Linh đã được nhắc đến ở phần trước văn bản.

2. Từ thế ơ đoạn văn thứ ba trỏ việc hai anh em chia đồ chơi.

Sở dĩ biết được nghĩa của từ thế trong đoạn văn thứ ba là vì nó được dùng để thay thế cho sự việc đã được nhắc đến ở trước.

3. Từ ai trong bài ca dao mang ý nghĩa phiếm chỉ và do đó cũng mang ý nghĩa than thân.

4. Các từ nó, thế, ai trong các đoạn văn trên giữ vai trò ngữ pháp trong câu:

– Từ nó trong đoạn trích (b) là phụ từ cho danh từ tiếng.

– Từ thế trong đoạn trích (c) là phụ ngữ cho động từ

– Từ ai trong đoạn trích (d) giữ chức vụ chủ ngữ.

II. Các loại đại từ

1. Đại từ để trỏ

Đại từ để trỏ dùng để:

– Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô, hay đại từ nhân xưng) gồm: tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ…

Ví dụ:

 

Sao không về hả chó ?

 

Cơm phần mày để cửa

Sao không về hả chó ?

Tao nhớ mày lắm đó

Vàng ơi là Vàng ơi!

(Trần Đăng Khoa)

Đại từ nhân xưng có vai trò quan trọng trong khi nói và viết. Dùng đại từ nhân xưng thay thế cho danh từ đứng trước để tránh sự lặp lại. Đại từ nhân xưng có tính biểu cảm cao.

Ví dụ:

Chúng nó đi đàn bọ hung

 

Dũi vào lòng đất nước chúng ta

Chúng nó đi

Như đàn châu chấu năm nào

Về phá tàn mùa sắp gặt.

(Văn Cao)

b) Trỏ số lượng: bấy, bấy nhiêu.

Ví dụ:

Vẫy vùng trong bấy nhiêu niên

Làm nên động địa kinh thiên đùng đùng.

(Nguyễn Du)

c) Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc: vậy, thế.

Ví dụ:

Các em ngoan thế, vừa học giỏi vừa lao động giỏi.

2. Đại từ để hỏi

Đại từ để hỏi dùng để:

a) Hỏi về người, sự vật: ai, gì,…

Ví dụ:

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

(Ca dao)

b) Hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy.

Ví dụ:

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

(Ca dao)

c) Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: sao, thế nào.

Ví dụ:

Chuyện xảy ra thế nào?

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này nêu 2 yêu cầu:

– Xếp các đại từ trỏ người, sự vật vào bảng.

– So sánh nghĩa của đại từ mình.

a) Bài tập yêu cầu sắp xếp các đại từ trỏ người, sự vật theo bảng:

 

b) Đại từ mình trong câu “Cậu giúp đỡ mình với nhé!” dùng để trỏ ngôi thứ nhất (chỉ người nói).

Còn mình trong câu ca dao:

Mình về có nhớ ta chăng,

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.

Mình trong câu ca dao trên dùng để trỏ ngôi thứ hai (người đang nói chuyện).

2. Khi xưng hô, một số danh từ chỉ người như: ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, dì, con, cháu… cũng được sử dụng như đại từ xưng hô. Bài tập này yêu cầu các em tìm thêm một số ví dụ tương tự.

Ví dụ:

Cháu đi liên lạc

 

Vui lắm chú à

Ở đồn Mang Cá

Thích hơn ở nhà.

(Tố Hữu)

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

(Nguyễn Khuyến)

3. Các từ để hỏi trong nhiều trường hợp được dùng để trỏ chung. Bài tập này yêu cầu các em dựa trên những cách nói dẫn trong SGK, trang 57, đặt câu với mỗi từ: ai, sao, bao nhiêu.

– Hôm ấy, không ai… không được Bác chia quà.

– Sao trời tối nhanh thế?

 

Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

(Ca dao)

4. Bài tập này có ba yêu cầu:

– Em xưng hô thế nào cho lịch sự đối với các bạn cùng lóp, cùng lứa tuổi.

– Xem xét ở trường, ở lớp em có hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự không?

– Em nên ứng xử với hiện tượng xưng hô thiêu lịch sự đó như thế nào?

Để trả lời các yêu cầu này, các em cần quan sát kĩ cách xưng hô trong giao tiếp với các bạn ở trường, ở lớp,…

– Khi thân mật, xã giao, có thể xưng hô: tớ – cậu, mình – cậu.

– Khi nghiêm túc, trang trọng có thể xưng hô: tôi – bạn.

– Khi suồng sã, có thể xưng hô: tao – mày.

5. Bài tập này yêu cầu so sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa từ xưng hô tiếng Việt với đại từ trong ngoại ngữ mà em học.

Để so sánh từ xưng hô tiếng Việt với đại từ xưng hô trong tiếng Anh, các em có thể:

– Liệt kê các đại từ trong tiếng Anh và tiếng Việt.

– Phân loại đại từ thành số ít, số nhiều.

– Dựa vào cách xưng hô trong giao tiếp hằng ngày để tìm ra sự khác biệt về ý nghĩa giữa đại từ tiếng Việt và đại từ tiếng Anh.

Tiếng Việt có số lượng đại từ xưng hô lớn hơn rất nhiều so với tiếng Anh.

Trong tiếng Việt, các đại từ thường mang sắc thái biểu cảm, bộc lộ thái độ một cách tương đối rõ. Trong khi đó, tiếng nước ngoài thường không biểu thị sắc thái biểu cảm này.

 

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư