Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phần trăm về khối lượng của oxi cao nhất trong oxit nào cho dưới đây?

Bài 1: Phần trăm về khối lượng của oxi cao nhất trong oxit nào cho dưới đây?

A. CuO                   B. ZnO                        C. FeO                        D. CaO

Bài 2: Oxit có của 1 NTố có hóa trị III chứa 30 % oxi về khối lượng. CTHH của oxit đó là:

A. Fe2O3                 B. Al2O3                      C. Cr2O3                      D. N2O3

Bài 3: Đốt hòan toàn hỗn hợp 5,6g cacbon và lưu huỳnh cần 6,72 lít khí oxi (đktc).

a. Viết PTHH.

b. Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 4: Có 3 lọ thủy tinh đựng riêng biệt 3 khí : oxi, không khí, cacbonic được đây kín. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất khí trên?

Bài 5: Cho 6,5g Zn hòa tan vào dd chứa 0,2mol H2SO4 .

a. Viết PTHH minh họa.

b.  Chất nào dư? Khối lượng là bao nhiêu?

c. Tính thể tích khí H2 thu được (đktc)? 

Bài 6: Dùng H2 để khử 50g hỗn hợp CuO và Fe2O3, trong đó Fe2O3 chiếm 80% khối lượng hỗn hợp. 

a. Viết PTHH.

b. Tính khối lượng mỗi kim loại thu được.

c. Tính thể tích khí H2 cần dùng.

Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam Al trong không khí, thu được chất rắn là  Al2O3 

a.  Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng Al2O3 tạo thành 

b.  Tính thể tích không khí cần dùng (biết rằng Oxi chiếm 20% không khí)  (các thể tích đo ở đktc) 

Bài 8:  Đốt cháy hoàn toàn 3,9 gam một kim loại M hóa trị I thu được 4,7  gam một oxit A. 

a. Cho biết A thuộc loại oxit nào? Vì sao? 

b. Tìm tên kim loại M và cho biết bazơ tương ứng của oxit A 

Bài 9: Đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp gồm Al và Fe, thu được 21,8  gam hỗn hợp 2 oxit Al2O3 và Fe3O4 

a. Viết các phản ứng xảy ra 

b. Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 kim loại  trên? (các thể tích đo ở đktc) 

Bài 10: Viết các phương trình phản ứng biểu diễn sự oxi hoá các chất sau: 

a.Mg

b. H2

c. Al

d. Zn

Biết sản phẩm cháy lần lượt có công thức là: MgO, H2O, Al2O3, ZnO. 

Bài 11: Nung nóng kali clorat KClO3 thu được 3,36 lít khí oxi (đktc) 

a. Viết phương trình phản ứng 

b. Tính khối lượng KClO3 cần dùng. 

Bài 12: Đốt cháy hoàn toàn 1,86g sắt ở nhiệt độ cao . 

a. Tính khối lượng oxit sắt thu được sau phản ứng. 

b. Tính thề tích khí oxi cần dùng (đktc). 

c. Tính thể tích không khí cần thiết để có đủ lượng oxi trên. 

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.311
1
0
~Bánh~
21/03/2020 17:12:22

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
김태형 ( V - Wind ...
21/03/2020 18:29:37
Bài 1:
 Vì tất cả các oxit đều có tỉ lệ mol 1: 1 giữa kim loại và oxi, nên ta xem phân tử khối của cái nào nhỏ nhất thì oxi sẽ chiếm phần trăm cao nhất.
A. MgO có PTK = 24 + 16 = 40 (g/mol)
B. CuO có PTK = 64 + 16 = 80 (g/ mol)
C. ZnO có PTK = 65 + 16 = 81 (g/ mol)
D. PbO có PTK = 207 + 16 = 223 (g/mol)
Vậy phân tử khối MgO nhỏ nhất => thành phần phần trăm của oxi cao nhất
Bài 2:
Gọi M là kim loại có hóa trị III cần tìm
=> CT của oxit cần tìm là M2O3
Vì oxit chiếm 30% nên M chiếm 70%
Ta có: mM2O3 = 48 . 100 / 30 = 160g
          2M + 48 = 160 
          2M         = 112
            M         = 56(Fe)
Vậy kim loại M cần tìm là Sắt (Fe)
=> CT của oxit : Fe2O3
Bài 3:
  nO2 = 6,72 / 22,4 = 0,3 mol:
a) Phương trình hóa học:
      C   +   O2   ⇒⇒   CO2
      x           x                x      (mol)
      S   +   O2    ⇒⇒   SO2
      y          y                 y      (mol)
b) Gọi số mol của C là: x         số mol của S là: y
    Ta có hệ phương trình: 

     12x   +   32y    =    56
       x     +     y      =    0,3    (x = 0,2 mol và b = 0,1 mol)                               
Vậy mC = 0.2 .12 = 2,4 gam      
       mS = 0.1 . 32= 3,2 gam
Bài 4:
Ta có thể dùng que đóm đang cháy để nhận biết khi O2 ; H2 ; CO2 bằng cách
+ Đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí của 3 lo nêu trên.
+ Nếu ngọn lửa tắt và không chạy nữa thì đó là khí CO2.
+ Nếu ngọn lửa que đóm bùng cháy mạnh hơn thì đó là khi O2.
Còn lại là khí H2
Bài 5:
a, PTHH     Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
b, nZn = 6,5 / 65 = 0,1 mol
PTHH
 Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
 0,1        0,2                        0,1   (mol)
Vì nZn / 1 < nH2SO4 / 1 ( 0,1 mol < 0,2 mol )
⇒ H2SO4 dư, Zn phản ứng hết
⇒ Tính sản phẩm theo Zn
Theo PTHH ta có nH2SO4(pư) = nZn = 0,1 (mol)
⇒ nH2SO4(dư) = nH2SO4(banđầu) - nH2SO4(pư) = 0,2 - 0,1 = 0,1 (mol)
⇒ mH2SO4(dư) = 0,1 . 98 = 9,8 (g)
c, Theo PTHH ta có  nH2 = nZn = 0,1 mol
⇒ VH2 = 0,1 . 22,4 = 2,24 (lít)
Bài 6:

 

 

 


 
0
0
김태형 ( V - Wind ...
21/03/2020 21:24:18

a) PTHH:

CuO + H2 →→ Cu + H2O (I)

Fe2O3 + 3H2 →→ 2Fe + 3H2O (II)

b) Khối lượng Fe2O3 tham gia phản ứng là:

50 . 80% = 40 (g)

Số mol Fe2O3 tham gia phản ứng là:

40 : (56.2 + 16.3) = 0,25 (mol)

Theo PTHH, số mol Fe thu được là:

0,25 . 2 = 0,5 (mol)

Khối lượng Fe thu được là:

0,5 . 56 = 28 (g)

Khối lượng CuO tham gia phản ứng là:

50 - 40 = 10 (g)

Số mol CuO tham gia phản ứng là:

10 : (64 + 16) = 0,125 (mol)

Theo PTHH, số mol Cu thu được là 0,125 mol.

Khối lượng Cu thu được là:

0,125 . 64 = 8 (g)

c) Theo PTHH, số mol H2 cần dùng ở phản ứng (I) là 0,125 mol.

Số mol H2 cần dùng ở phản ứng (II) là: 0,25 . 3 = 0,75 (mol)

Tổng thể tích H2 cần dùng là:

(0,125 + 0,75) . 22,4 = 19,6 (l)
Bài 7:
  
a) PTHH: 4Al + 3O2 =(nhiệt)=> 2Al2O3

  b) Ta có: nAl = 5,4/27=0,2(mol)

      Theo phương trình, nO2 = 0,2.3/4=0,15(mol)

     => Thể tích Oxi cần dùng là: VO2(đktc) = 0,15⋅22,4=3,36(l)

    Vậy thể tích oxi cần dùng là 3,36l
Bài 8:
  a) 4M+O2->2M2O
Ta có
mO2=moxit-mkim loại=4,7-3,9=0,8(g)
nO2=0,8/32=0,025(mol)
=>nM=0,025x4=0,1(mol)
 MM=3,9/0,1=39(g/mol)
=> M là Kali
=> oxit là K2O là oxit bazo vì K là bazo
Bazo tương ứng là KOH
Bài 9:
* Xin lỗi mình chưa tìm ra câu trả lời *
Bài 10:
a. 2Mg  + O2   2MgO
b. 2H2  + O2   2H2O 
c. 4Al   + 3O2    2Al2O3
d. 2Zn   + O2    2ZnO
Bài 11:
   nO2 = 3,36 / 22,4 = 0,15 mol
a. Pt: 2KClO3  2KCl  +  3O2
               0,1                     0,15   (mol)
b. mKClO3 = 0,1. 122,5 = 12,25g.
Bài 12:
a) PTHH: 3Fe + 2O2 --t--> Fe3O4
nFe = 1,68/56 = 0,03 mol
=> nFe3O4 = 0,03/3 = 0,01 mol
=> mFe3O4 = 0,01.232= 2,32 g
b) nO2 = 0,03.2/3 = 0,02 mol
=> VO2 cần dùng = 0,02.22,4 = 0,448 (l)
c) Vì O2 chiếm 20% Vkk
=> Vkk cần thiết để có đủ lượng oxi trên là: 0,448 : 20 x 100=2,24 (l)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×