Phương pháp thống kê.
– Bức tranh thiên nhiên trong Truyện Kiều chủ yếu tập trung ở đoạn trích”Cảnh ngày xuân”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
– Thế giới nhân vật trong Truyện Kiều đa dạng sinh động, đủ các loại người, chia làm hai tuyến nhân vật.
+ Tuyến nhân vật chính diện: Gia đình Thuý Kiều (Vương Ông, Vương Bà, Vương Quan, Thúy Kiều, Thuý Vân) Thuý Kiều, Từ Hải, sư Giác Duyên…
+ Tuyến nhân vật phản diện: Mã Giám Sinh, Tú Bà, Bạc Bà, Hoạn Thư, Sở Khanh, mụ mối, Hồ Tôn Hiến, Khuyển, Ưng….
+ Nhân vật trung gian: Thúc Ông, Thúc Sinh.
2- Phương pháp phân tích:
Tôi tiến hành tìm hiểu những thủ pháp nghệ thuật được Nguyễn Du sử dụng qua việc khảo sát, phân tích các bức tranh thiên nhiên, các khía cạnh: ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, dáng điệu, cử chỉ và nội tâm ở những nhân vật tiêu biểu.
3- Phương pháp so sánh:
Để làm nổi bật sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, tôi tiến hành so sánh Truyện Kiều với một số Khúc Ngâm, các truyện Nôm, đặc biệt là so sánh với “Kim Vân Kiều truyện” tác phẩm văn học Trung Quốc mà Nguyễn Du đã dựa vào cốt truyện đó để sáng tạo Truyện Kiều.
4- Phương pháp khái quát hoá.
Để có cái nhìn đúng đắn về giá trị nghệ thuật “Truyện Kiều” trong lĩnh vực miêu tả bức tranh thiên nhiên và xây dựng nhân vật, tôi sử dụng phương pháp khái quát hoá, rút ra những kết luận cần thiết từ những biểu hiện cụ thể.