Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho biết vì sao hiện tượng rút gọn lại phổ biến trong thơ trữ tình, ca dao? b/ Tìm 5 ví dụ  trong các câu ca dao hoặc thơ có sử dụng câu rút gọn ?

Bài tập 1:

a/Cho biết vì sao hiện tượng rút gọn lại phổ biến trong thơ trữ tình, ca dao ? 

b/Tìm 5 ví dụ  trong các câu ca dao hoặc thơ có sử dụng câu rút gọn ?

Bài tập 2:  Tìm câu rút gọn trong các đoạn trích sau , cho biết thành phần nào bị rút gọn. Hãy khôi phục lại các thành phần bị rút gọn.

a. Mẹ ơi, con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế?Mãi không về!(Nguyên Hồng)

b. Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được .Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng…(Lí Lan)

c. - Những ai ngồi đấy?

    - Ông Lí Lựu với ông Chánh Hội.  ( Ngô Tất Tố)

d.Thằng Thành, con Thủy đâu?

Chúng tôi giật mình , líu ríu dắt nhau đứng dậy.

- Đem chia đồ chơi ra đi!Mẹ tôi ra lệnh.

Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi.Dìu em vào nhà, tôi bảo:

- Không phải chia nữa. Anh cho em tất.

(Khánh Hoài)

e. Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày , ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…(Băng Sơn)

g. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu.Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt…Nhớ một trưa hè gà gáy khan…Nhớ một thành xưa son uể oải…(Xuân Diệu)

Bài tập 3 : Tìm câu đặc biệt trong các câu sau và cho biết tác dụng?

a. “Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp lánh. Sao như nhớ thương. Gió rừng càng về khuya càng xào xạc. Rồi tiếng chim mơ hồ gần xa”. (Lê Phan Quỳnh)

b. Mùa xuân! Mỗi khi hoa vui tung ra nhũng tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kỳ diệu.

c. Hoa gào lên:

- Lan! Em lan! Lan ơi!

- Chị Hoa ơi!

Lan đã nhìn thấy chị. (Nguyễn Đình Thi)

d.  “Trời ơi! Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa – Lũ nhỏ khóc mỗi lúc 1 to hơn”. 

e. Sắp mưa!

Sắp mưa!

Những con mối bay ra…

g. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào….

h. Sớm,  chúng tôi hội ở góc sân. Toàn truyện trẻ em. Râm ran.

Bài tập 4: Xác định luận điểm chính, luận điểm phụ trong văn bản “ Ý nghĩa văn chương”?


_ Các bác giúp em với , em cần gấp _

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
808
2
0
Hiền Thân Trọng
22/03/2020 14:45:18
1a, vì như vậy sẽ giúp ng nghe cũng như người đọc dễ nhớ , dễ hiểu, tuy rút gọn lại nhưng vẫn không hiểu sai về mặt ý nghĩa
b, 

5 câu tục ngữ có hình thức rút gọn:

  • Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

=> Chỉ cách cư xử tế nhị của con người trong cuộc sống. Khi ăn phải xem trong nồi còn nhiều hay ít thức ăn để có cách cư xử cho phù hợp. Trong bữa ăn, nếu thức ăn còn quá ít mà có người vẫn chưa kịp ăn, ta không nên ăn mà nhường lại phần cho người khác. Cũng giống như ăn, khi ngồi cũng cần phải xem hướng: không ngồi trước mặt người khác, không che ánh sáng, che gió; ngồi ngay chỗ mọi người qua lại.

  • Học ăn, học nói, học gói, học mở

=> Câu tục ngữ là bài học về những điều cơ bản trong cuộc sống của con người về các ăn nói, cách cư xử sao cho lịch sự, tế nhị và văn minh.

    • Học ăn: Học cách ăn uống, các phép lịch sự trong bàn ăn
    • Học nói: Học cách nói năng, suy nghĩ trước khi nói, nói những điều hay lẽ phải
    • Học gói, học mở: Sự khéo léo khi sắp xếp và xử lí công việc của con người. Ta cần phải biết cái gì làm trước, cái gì làm sau, phải học cách gói trước rồi mới đến cách mở sau.
  • Lá lành đùm lá rách

=> Câu tục ngữ cho ta lời khuyên về lối sống đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người trong một quốc gia, dân tộc, giữa con người với con người.

    • Nghĩa thực: “lá lành” là những chiếc lá còn lạnh lặn, đẹp đẽ còn “lá rách” là những chiếc là không còn nguyên vẹn, đã rách hoặc nát. Cả câu nói giúp ta hiểu về sự thật những chiếc lá lành trên cây có thể che chở, bảo vệ cho những chiếc lá rách, không còn nguyên vẹn để chúng vẫn có thể sống và xanh tươi.
    • Nghĩa ẩn dụ: “lá lánh” là hình ảnh biểu trưng cho những người có cuộc sống may mắn, đủ đầy hơn trong cuộc sống còn “lá rách” để chỉ những con người có cuộc sống khó khăn, kém may mắn hơn. Câu tục ngữ khuyên chúng ta hãy giúp đỡ người khác trong khả năng của mình để họ có thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
  • Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ

=> Câu tục ngữ đã đúc kết một kinh nghiệm sống của cha ông truyền cho thế hệ sau

    • Khi muốn đi xa hoặc làm bất cứ việc gì ta chưa từng làm, hãy hỏi những người già. Ở đây có thể là người lớn tuổi hoặc những người giàu kinh nghiệm hơn mình. Bởi họ là những người từng trải nên họ sẽ rõ đường đi, nước bước và có thể cho chúng ta những lời khuyên quý giá.
    • Trẻ con rất ngây thơ, trong sáng và chúng không biết nói dối. Chính vì thế, muốn biết những gì đã xảy ra, hãy hỏi những đứa trẻ, chúng luôn luôn nói thật.
  • Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

=> Câu tục ngữ cho chúng ta lời khuyên về thái độ sống đứng đắn mà chúng ta nên có trên đường đời

    • Nghĩa thực: sóng cả là những con sóng lớn, sóng dữ ngoài biển khơi. Cả câu nói có nghĩa đừng vì một cơn sóng dữ mà người lái đò nghiêng tay chèo, con thuyền có thể lật úp bất cứ lúc nào.
    • Nghĩa ẩn dụ: “Sóng cả” là biểu tượng của những khó khăn , vất vả mà bất cứ ai cũng sẽ gặp phải trên đường đời. Còn “tay chèo” chính là ý chí, niềm tin của ta vào cuộc sống, vào con đường mà ta đang đi. Cả câu tục ngữ khuyên răn chúng ta không thể vì những khó khăn trước mắt mà đánh mất đi ý chí, niềm tin của mình vào bả
    • c,n thân. Chúng ta cần vững tay chèo để đưa cuộc đời mình đến đích cuối cùng.
    • 2a, mãi không về
    • b, mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được
    • c, ông lý vơi sông chánh hội
    • d, Anh cho em tất.
    • e,Ăn chuối xong là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường
    • g,Nhớ một thành xưa son uể oả
    • 3a,Một ngôi sao. Hai ngôi sao
    • b,Mùa xuân
    • c,Lan! Em lan! Lan ơi!- Chị Hoa ơi!
    • d,“Trời ơi
    • e,Sắp mưa!
    • g, Chiều, chiều rồi.
    •  Râm ran.
    • 4,Luận điểm chính: Nguồn gốc của văn chương là lòng thương người và thương muôn vật muôn loài. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện những tình cảm ta săn có
    • bạn ơi còn có luận điểm phụ nữa nhưng mk không rõ luận điểm phụ là gì, xin lỗi ban nhé 
    • bạn nhớ đánh giá hộ mk nha!!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×