LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng

giải hộ mik vs ạ mik cảm ơn
 

18 trả lời
Hỏi chi tiết
1.816
2
0
triệu đỗ quyên
02/05/2020 16:20:17
1 ptbđ : tự sự

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
triệu đỗ quyên
02/05/2020 16:26:35
mk lôn tuồng tí
câu 1

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là nghị luận.

2
0
triệu đỗ quyên
02/05/2020 16:27:09

2...Thành phần biệt lập trong câu: "chắc chắn".

2
0
triệu đỗ quyên
02/05/2020 16:27:38
3..

Biện pháp tu từ: điệp từ ("nhưng"), lặp cấu trúc câu "bạn có thể không .... nhưng...."

2
0
triệu đỗ quyên
02/05/2020 16:28:23

Nội dung chính của đoạn trích trên: Mỗi con người trong chúng ta đều có những giá trị riêng và chính bản thân chúng ta cần biết trân trọng những giá trị đó.

2
0
triệu đỗ quyên
02/05/2020 16:30:02
câu 1 ..p2

A. Mở bài:

Giới thiệu câu tục ngữ Nga “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”.

B. Thân bài:

* Giải thích:

- Từ “xấu hổ”: Đó là trạng thái tâm lí bình thường của con người khi cảm thấy ngượng ngùng, e thẹn hoặc hổ thẹn khi thấy kém cỏi trước người khác.

- Ý nghĩa cả câu: chỉ ra sự khác nhau giữa “không biết” và “không học”, đồng thời khuyên con người phải ham học hỏi và biết “xấu hổ khi không học”.

* Bàn luận:

- Dùng lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định sự đúng đắn của câu ngạn ngữ:

    + Tại sao lại nói: “Đừng xấu hổ khi không biết”? Tri thức của nhân loại là vô hạn, khả năng nhận thức của con người là hữu hạn. Không ai có thể biết được mọi thứ, không ai tự nhiên mà biết được. Không biết vì chưa học là một điều bình thường, không có gì phải xấu hổ cả.

    + Tại sao nói: “chỉ xấu hổ khi không học”? Vì việc học có vai trò rất quan trọng đối với con người trong nhận thức, trong sự hình thành nhân cách, trong sự thành đạt, trong cách đối nhân xử thế và trong việc cống hiến đối với xã hội. Không học thể hiện sự lười nhác về lao động, thiếu ý chí cầu tiến, thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội. Việc học là một nhu cầu thường xuyên, phổ biến trong xã hội từ xưa đến nay, từ việc nhỏ như “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đến những việc lớn như “kinh bang tế thế” , đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, phát triển vũ bão về khoa học công nghệ như hiện nay. Việc học giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn,hoàn hảo hơn.....->còn típ

2
0
triệu đỗ quyên
02/05/2020 16:30:48
tiếp 1

* Có thể mở rộng về hiện tượng: “giấu dốt, thói tự kiêu, tự mãn”.

* Bài học rút ra:

- Muốn việc học có kết quả, cần có phương thức học tập đúng đắn, phong phú: học ở trường, ở gia đình, ở xã hội, ở bạn bè, trong thực tế, trong sách vở, trong phim ảnh. Học phải kết hợp với hành biến nó trở thành sức mạnh phục vụ cho cuộc sống của chính mình và xã hội, có như vậy, việc học mới có ý nghĩa thực sự đúng đắn.

- Không giấu dốt, không ngại thú nhận những điều mình chưa biết để từ đó cố gắng học tập, tích cực rèn luyện, và không ngừng vươn lên.

- Khẳng định việc học là vô cùng quan trọng, không chịu học là điều đáng xấu hổ.

C. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa sâu xa của ý kiến này và những bài học mà bản thân em cần ghi nhớ qua đó.

2
0
triệu đỗ quyên
02/05/2020 16:38:32
2..

Hình ảnh người lính trong kháng chiến luôn là một đề tài bất tận của thơ ca kháng chiến. Ở mỗi một thời kì, họ lại hiện lên với những vẻ đẹp khác nhau, có lúc thì sôi nổi, trẻ trung, khi thì hào hoa, lãng mạn. Đến với Chính Hữu, chúng ta bắt gặp hình ảnh của người lính nông dân chân chất và mộc mạc trong kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh đấy được thể hiện hết sức sâu sắc và cảm động trong bài thơ “Đồng chí” sáng tác năm 1948.

“ Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.

Hình tượng người lính hiện lên trong bài thơ hết sức chân thật, thật đến nỗi chúng ta cảm nhận như vừa thấy bóng dáng của ai đó bước thẳng vào trong những trang thơ. Thành ngữ “nước mặn đồng chua” và “đất cày lên sỏi đá” ám chỉ những vùng đất khô cằn, bị nhiễm phèn, nhiễm mặn quanh năm, rất khó canh tác. Đấy đều là những vùng quê chiêm trũng và nghèo đói quanh năm. Những người lính trong chiến trường cũng chính là người con của mảnh đất quê hương đấy, họ đều là những người nông dân cần cù, lam lũ, chân lấm tay bùn, vậy nên cách mà họ thổ lộ tâm sự, nói chuyện với nhau đều hết sức dân dã và mộc mạc đúng như cái chất của người nông dân. Những tưởng hai con người ở hai vùng quê nghèo đói đấy sẽ chẳng bao giờ gặp được nhau, ấy vậy mà chiến tranh nổ ra, những người lính phải từ giã vùng quê của mình để lên đường bảo vệ quê hương, đất nước. Họ cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu, chính những điều đó đã mang họ lại nơi đây, họ trở thành những người bạn, người đồng đội, đồng chí cùng nhau chia sẻ ngọt bùi và gian khổ.

2
0
triệu đỗ quyên
02/05/2020 16:40:00
tiếp 2

Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!”.

Hình ảnh người lính còn  hiện lên với những vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm, là sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn. Các anh đều là những người lính tạm gác tình riêng, để nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, dũng cảm ra đi vì nghĩa lớn để lại sau lưng mảnh trời quê hương với biết bao nhiêu trăn trở.

“Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.

Hình ảnh “gian nhà không” là hình ảnh khá lắng đọng trong tâm trí những người chiến sĩ ấy và cũng hết sức ám ảnh trong tâm trí người đọc. Đấy là cái nghèo xơ xác của những vùng quê hay cũng chính là nỗi trống trải trong lòng của những người ở lại. “Giếng nước, gốc đa” vốn là những vật vô tri, vô giác nay đã được nhân hóa lên để thể hiện nỗi nhớ thương da diết của quê hương yêu dấu với những người lính đã rời đi và rất khó để hẹn ngày trở lại. Ngoài ra giếng nước, gốc đa còn dùng để ám chỉ những người ở lại, những người vợ chờ chồng, mẹ chờ con luôn nhớ thương, mong ngóng tới ngày người lính trở về. Tại sao người lính đang ở trong chiến trường mà lại thấu hiểu hết những tâm sự của quê hương, gia đình, ấy là bởi vì chính người lính cũng đang nhớ về họ da diết, một nỗi nhớ hai chiều, nhớ về quê hương chính là cách để họ vượt qua khó khăn. Đấy chính là vẻ đẹp tâm hồn, những tình cảm chất chứa trong những người chiến sĩ ấy.

Chiến tranh diễn ra ác liệt, những người lính không chỉ phải đối mặt với mưa bom bão đạn của kẻ thù, ở đây Chính Hữu đưa chúng ta đến với cuộc sống thường ngày của những người lính với những gian khổ, bệnh tật hành hạ, thiếu thốn tất cả những vật dụng hằng ngày quần áo, thuốc men, giày dép. Nhưng ở họ vẫn toát lên tinh thần lạc quan, mỉm cười để cùng nhau vượt quan thử thách, khó khăn trùng điệp.

“Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.Cái nắm tay ấy không chỉ là cái nắm tay đơn thuần mà nắm tay để truyền cho nhau hơi ấm của tình thương, truyền cho nhau sức mạnh của ý chí để động viên nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn, thiếu thốn. Ở đây chúng ta bắt gặp hình ảnh về người lính xiết bao cảm động và ấm áp, đấy là sức mạnh của tình thương, của sự sẻ chia những nhọc nhằn, gian lao, thiếu thốn, hành động nắm tay nhau ấy không khác gì việc “đưa than sưởi ấm trong ngày tuyết rơi”, có thể nó không đủ sưởi ấm cơ thể họ, nhưng cũng đủ để sưởi ấm trái tim họ

2
0
triệu đỗ quyên
03/05/2020 08:07:09
Phiếu số 7
1.tự sự
2
0
2
0
triệu đỗ quyên
03/05/2020 08:08:48
3.vì cua phải lột xác thì ms trưởng thành đc
2
0
triệu đỗ quyên
03/05/2020 08:14:37
Câu 2

-----------
1. Phân tích khái quát câu chuyện: 
 - Câu chuyện nhấn mạnh đến cách thức mà cua con “lớn lên và trưởng thành” – đó là “lột xác”. “Lột xác” là trút bỏ lớp vỏ cũ, hình thành và phát triển một lớp vỏ hoàn toàn mới, vừa vặn hơn với cơ thể. Mỗi lần lột xác là loài cua lại lớn hơn. Song quá trình “lột xác” lại rất đau đớn và thường gặp nguy hiểm nữa.  Tuy nhiên, loài cua không thể lớn lên mà không lột xác.
- Điều quan trọng là cách chấp nhận rất tự nhiên của cua con với quá trình lột xác của họ hàng nhà mình, coi như đó là cách duy nhất để lớn lên và trưởng thành. 
2. Bình luận:
- Câu chuyện đã gợi cho ta bài học nhân sinh sâu sắc về quá trình lớn lên và trưởng thành của muôn loài và con người: muốn lớn lên và trưởng thành, muốn đạt đến thành công thì tất cả muôn loài và con người cần phải trải qua chông gai thử thách, qua những quá trình lột xác đau đớn.
- Cuộc đời con người là một hành trình dài, trong đó có những dấu mốc thành công không thể phai mờ, nó đánh dấu sự trưởng thành của mỗi chúng ta trên đường đời. Nhưng để đi đến những thành công ấy, con người đã phải qua quá trình “lột xác” đau đớn. Quá trình này là tự thân, không ai thay thế được chính bản thân ta. Do đó, để “lớn lên và trưởng thành”, con người phải tự thân vận động vượt qua khó khăn, thử thách, chông gai cũng như loài cua, cua con cũng phải tự lột xác mới lớn lên được. 
- Thái độ chấp nhận thử thách, khó khăn như một điều tất yếu trong cuộc sống là thái độ cần thiết để con người có thể “lớn lên và trưởng thành” và đạt tới thành công. Vượt qua thử thách cũng là một cách để thể hiện bản lĩnh, ý chí, nghị lực sống của con người, khẳng định ý nghĩa sự sống của mỗi con người.
- Từ quá trình “lột xác” của cua con, câu chuyện cũng đưa ra một quy luật của sự sống: sự sống là một sự phát triển liên tục mà ở đó cái mới thay thế cái cũ là điều tất yếu. Con người cần nhận thức được quy luật của sự phát triển ấy để thích ứng và làm chủ bản thân trong những thử thách và chông gai trên đường đời. Mỗi cá nhân đều cần lột xác để trưởng thành, từ đó thúc đẩy sự phát triển đi lên của xã hội. 
*(Lưu ý: Mỗi luận điểm trên đều có phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ. Dẫn chứng phải tiêu biểu, toàn diện, xác đáng)
3. Mở rộng vấn đề: 
- Phê phán lối sống nhu nhược, sợ hãi, không dám đương đầu với thử thách và chông gai, giam mình trong vỏ ốc, cả đời không đạt đến thành công.
- Phê phán lối sống ỷ lại, không tự thân vận động, ngại thay đổi, phụ thuộc vào người khác.
4.Bài học rút ra: 
- Con người cần biết dũng cảm đương đầu với khó khăn, trong phong ba bão táp, con người sẽ trưởng thành rất nhanh chóng và đạt đến những thành công trên đường đời.
2
0
triệu đỗ quyên
03/05/2020 08:18:47
Câu 3a. Mở bài (chọn lọc ra mà vt nhá,lấy mỗi chỗ 1 ít thui)
 
- Nguyễn Duy thuộc thể hệ nhà thơ quân đội, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông giàu chất triết lý, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, suy tư. Bài thơ Ảnh trăng được sáng tác năm 1978, như một lời tâm sự chân thành, sâu lắng, như một lời nhắn nhủ thấm thìa mà trước hết là tự nhắc nhở mình.
 
- Bài thơ là một câu chuyện nhỏ được kể theo trinh tự thời gian, từ quá khứ đến hiện tại. Trong dòng tự sự ấy, nhà thơ kể về mối quan hệ giữa mình và vầng trăng. Đó là những kỉ niệm đẹp, tình cảm gắn bó giữa con người và vầng trăng trong quá khứ. Khi thay đổi môi trường sống, con người đã lãng quên vầng trăng. Điều đó được thể hiện qua ba khổ thơ đầu của bài thơ (Trích dẫn thơ).
2
0
triệu đỗ quyên
03/05/2020 08:20:13
  • B, thân bài
 
- Ánh trăng trước hết là tiếng lòng, là sự tự vấn lương tâm cùa riêng Nguyễn Duy. Nhà thơ đứng giữa hôm nay mà suy ngẫm về thời đã qua và từ tâm trạng riêng, tiếng thơ ông cất lên như một lời nhắc nhở. vầng trăng ở đây không chỉ là một hình ảnh cụ thể của đất trời mà còn là biểu tượng cho một quá khứ đẹp đẽ, là mối liên hệ giữa tâm tình riêng và ý nghĩa phổ biến rộng lớn, giữa nội dung cụ thể và tính khái quát của bài thơ. Khổ thơ đầu gợi nhắc về những kỉ niệm trong quá khứ:
 
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
 
- Vầng trăng tuổi thơ của tác giả được trải rộng trên một không gian bao la, rộng lớn: cánh đồng, dòng sông, biển cả. Hai câu thơ mười tiếng gieo vần lưng đồng, sông. Từ với được lặp đi lặp lại ba lần để nói lên tuổi thơ được đi nhiều, được cảm nhận những vẻ đẹp của thiên nhiên thoáng đãng. Thật sung sướng khi được thả hồn trên đồng quê, ngắm trăng trên dòng sông, trải trên bể. Thiên nhiên bình dị, hiền hòa và đáng yêu.vầng trăng gắn bó với nhà thơ từ lúc nhỏ. Tuổi thơ của chúng ta có mấy ai được cái may mắn ấy. Đến khi lớn lên phải sống trong chiến tranh, ỏ' trong rừng, ánh trăng đã trở thành tri kỉ:
 
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri ki
 
- Từ tri ki có nghĩa là biết người như biết mình. Bạn tri kỉ như người bạn rất thân, hiếu biết mình. Từ hồi nhò đến lúc chiến tranh là một thời gian dài để xây đắp một tình cảm vững bền. Không phải dễ gì mà người ta coi nhau như tri ki. Trăng với người bạn trong những năm ở rừng thời chiến tranh đã trở nên đôi bạn không thể rời xa.
 
2
0
triệu đỗ quyên
03/05/2020 08:21:37

- Đất nước đã trải qua những năm dài máu lửa. Trăng với anh bộ đội đã vượt mọi sự tàn phá hủy diệt bon đạn cùa quân thù. Các tao nhân ngày xưa cũng thường lên lầu vọng nguyệt, còn các anh bộ đội cũng một thời xông pha mặt trận, cũng có những lúc đứng trên đồi cao hay đi hành quân vượt núi cũng say sưa ngắm trăng. Thời gian thậtv dài mà tác giả chỉ gói gọn trong bốn dòng thơ thật ngắn gọn.Ta cảm nhận như đang có một nỗi lòng rưng rưng xúc động ẩn hiện trong mỗi dòng thơ, chỉ chờ dâng trào lên. Và nét độc đáo ở từng chữ mỗi đầu dòng thơ không viết hoa, phải chăng Nguyễn Duy muốn cho cảm xúc được dào dạt trôi theo dòng chảy của thời gian, của kỉ niệm ?. Tác giả cũng nhắc cả những suy nghĩ của mình về vầng trăng và con người đối với sự việc trong quá khứ:
 
trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa.
 
- Lại một vần lưng nữa xuất hiện, âm điệu thơ đi liền mạch trần trụi - thiên nhiên - hồn nhiên. Hình ảnh ẩn dụ so sánh làm nổi bật chất trần trụi, chất hồn nhiên cùa người lính suốt những năm tháng ở núi rừng. Đó còn là cốt cách của người lính:
 
trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ.
 
- Con người đã sống hết lòng với thiên nhiên, con người cũng như cây cỏ là những người bạn hồn nhiên không thể tách rời. vầng trăng là biểu tượng đẹp của những năm tháng ấy, đã trở thành vầng trăng tri kì, vầng trăng tình nghĩa ngỡ như không bao giờ quên. Một ý thơ làm lay động đến tâm hồn như một sự thức tĩnh lương tâm đối với những kẻ vô tình ngỡ không bao giờ quên. Cái vầng trăng tình nghĩa. Từ ngỡ như một điểm nhấn, một dấu hiệu đặc biệt. Nó gợi cho ta suy nghĩ 
về những điều còn chưa nói. Từ ngỡ như một lối rẽ đưa ý tho' theo hướng khác: đó là giá trị của ngôn từ, là nhãn tự trong bài, là tài năng thể hiện của nhà thơ mà ta không dễ gì nhận ra được.

 
2
0
triệu đỗ quyên
03/05/2020 09:29:36
Chiến tranh đã đi qua, hòa bỉnh lập lại, cũng như bao người lính khác, tác giả trở về cuộc sống bình thường. Nhưng nhà thơ không phải trở về với sông, với biển mà trở về với thành phố tấp nập đông vui: 
 
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cứa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường.
 
- Từ cuộc sống ở núi rừng, trở về cuộc sống nơi thị thành, sống bình yên và đầy đủ với ánh điện, cửa gương và không biết tự bao giờ vầng trăng đã trờ thành người dưng, vầng trăng tri kỉ, vầng trăng nghĩa tình đã bị lãng quên, hờ hững. Cách so sánh thật thấm thìa. Ánh trăng đã bị lu mờ trước ánh đèn chiếu rọi. Mới ngày nào vầng trăng ấy gắn bó tuổi thơ rồi vẫn đồng hành cùng ta trên bước đường hành quân. Vậy mà giờ đây ta lại vô tình dửng dưng. Lẽ nào ta lại vô tình lãng quên quá khứ. Câu thơ không trực tiếp bộc lộ cảm xúc nhưng sức ám ảnh vô cùng mạnh mẽ. Tác giả đã tạo ra sự đối lập giữa vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa trong quá khứ và vầng trăng như người dung qua đường trong hiện tại để diễn tả những thay đổi trong tình cảm con người. Hôm nay con người sống trong sự sung túc, bỏ lại sau lưng quá khứ, gắn bó ân tình giữa thiên nhiên bình dị và con người. Tưởng như con người ở đây tự đánh mất chính mình, đánh mất miền kí ức thăm thẳm có đau thương mất mát nhưng vô cùng gắn
2
0
triệu đỗ quyên
03/05/2020 09:30:27

Giữa con người với thiên nhiên, với vầng trăng là quan hệ chung sống, quan hệ thân tình khăng khít. Trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao nên trăng hiện diện như là hình ảnh cùa quá khứ, là hiện thân của kí ức chan chứa nghĩa tình. Thế mà khi hòa bình lập lại, con người về chốn đô thành đã vội bội bạc với vầng trăng. Trăng vẫn thủy chung khiến lương tri con người thức tĩnh.
 
- Dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam luôn có truyền thống chung thủy, nghĩa tình. Gần gũi với chúng ta hơn đó là cha mẹ. Ai ai cũng lớn lên qua những câu hát chứa chan tình thương của mẹ. Rồi chính cha là người dẫn dắt ta đi khắp nẻo đường đời. Tình thương của cha mẹ luôn là trời bể. Các thầy cô giáo là những người dạy dỗ chúng ta nên người. Thầy cô trang bị cho chúng ta những hành trang vững chắc nhất để vào đời, đó là kiến thức. Do đó, ai cũng rất yêu mến cha mẹ, kính trọng thầv cô, không quên công lao to lớn của họ đã giúp chúng ta khôn lớn. Vì thế, lối sống ân nghĩa thủy chung là bổn phận tất yếu, là đạo lý làm người, là một tình cảm đẹp đẹp xuất phát từ trong chính mỗi con người chúng ta.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư