Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ăn quà là một thói quen xấu của học sinh trong trường hiện nay. Em hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tưởng đó

Ăn quà là một thói quen xấu của học sinh trong trường hiện nay. Em hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tưởng đó
 giúp mình với , mik sẽ đánh giá 5 sao

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.111
5
3
♡_[[ changey ✨ ]]_ ♡
29/03/2020 16:20:36
Một điều dễ nhận thấy, cổng trường học thường là nơi tụ tập nhiều loại hàng bán rong với đầy đủ các món ăn, thức uống, đồ chơi…khá thu hút các em học sinh. Nhưng đó cũng là nguồn tiềm ẩn nguy cơ và đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc.
Những loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trước các cổng trường học. Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, nhất là vào mùa nóng bức.Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.Các mặt hàng được bày bán khá phong phú. Từ các loại thức ăn, đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa. Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đ. Việc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.
Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.Không những có hại cho sức khỏe, việc ăn quà vặt còn ảnh hưởng không tốt đến nhân cách trẻ. Đó là thói quen la cà, đua đòi với những nhu cầu cá nhân, có thể làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ. Dạy cho trẻ hiểu việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực.
Trong khi rất nhiều bậc phụ huynh đang cố gắng cùng với nhà trường đẩy lùi “nạn” ăn quà vặt, thì không ít người lại vô tình tiếp tay bằng cách mua những món hàng rong cho con ngay trước cổng trường. Có người mua sẵn ly si rô hoặc nước sâm và bịch bánh tráng trộn treo lủng lẳng trên xe, đợi con ra cổng để “phát quà”. Những đứa trẻ rất vô tư khi vừa tan học, đã chạy ùa đi tìm người thân thông báo thành tích học tập trong ngày. Thay vì những lời động viên, khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn nữa thì một số phụ huynh lại “thưởng nóng” bằng cách cho con được chọn tùy thích. Thường thì trẻ sẽ chọn ngay những gì trẻ thấy trước mắt, chưa nói đến việc bạn bè tụ tập, càng kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Bạn ăn gì, mình ăn nấy, các loại quà vặt lại được bày bán bắt mắt, đủ màu sắc, vừa rẻ, ăn chung với nhau thật là vui… thế là bố mẹ lại chiều con cái. Trong trường hợp này, phụ huynh chưa là tấm gương cho trẻ noi theo, nên “cuộc chiến” quà vặt trước cổng trường rất khó xóa sổ.
Để giải quyết được triệt để thực trạng này, thiết nghĩ không chỉ riêng ngành giáo dục và y tế mà cần sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như ý thức của từng học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Vì vậy, mọi gia đình cũng như nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục, nhắc nhở các em không ăn quà vặt, nhất là uống nước giải khát do những của hàng bán rong trước cổng trường. Các bậc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt cũng là biện pháp phòng chống cần thiết để con em mình không bị nhiễm khuẩn qua những đồ ăn thức uống không bảo đảm vệ sinh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
1
♡_[[ changey ✨ ]]_ ♡
29/03/2020 16:21:52
Hiện nay tình trạng HS sinh viên ăn quà vặt, hàng quán trước cổng trường đang xảy ra khá phổ biến. Sự việc tưởng nhỏ nhặt nhưng không chỉ trở thành tật xấu mà còn gây ảnh hưởng tới nề nếp trật tự, vệ sinh môi trường và cả cho chính sức khỏe của bản thân người ăn vặt.
Dạo quanh trước các cổng trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trước và sau giờ học, chúng tôi bắt gặp cảnh học sinh, sinh viên đứng ngồi la liệt tại các hàng quán khu vực xung quanh khu vực trường học. Từ những hàng nước bầy bán trên vỉa hè, các quán cóc nho nhỏ với dăm ba loại hoa quả, bánh kẹo… luôn chật ních học sinh, sinh viên. Thậm chí có những bạn trẻ ngồi bệt xuống đất để ngắm cảnh phố phường vào giờ tan tầm nhộn nhịp.

Đi dọc các trục đường vào nhà trọ sinh viên hay khu vực có nhiều trường học, các quán vỉa hè mọc lên “như nấm sau mưa”, đông vui như trẩy hội. Từ những hàng bán đồ ăn vặt như: Thịt nướng, thịt rô ti, ốc, nem chua, nem nướng, chè, bánh tráng đập, hoa quả dầm, sinh tố… đến các quán chuyên kinh doanh đồ ăn vặt đều toàn thấy học sinh, sinh viên ngồi ăn. Các chủ quán cho biết ở những nơi đông đúc sinh viên thế này không bao giờ bị ế hàng cả. Những ngày thứ 7, chủ nhật hay những khi thời tiết xấu càng có nhiều khách đến ăn hàng quán.
Một số nơi vỉa hè mất vệ sinh, mùi hôi thối từ cống rãnh bốc lên ô nhiễm nhưng chủ quán vẫn mở hàng bán một cách rất ngang nhiên. Với vài bộ bàn ghế nhựa cũ kỹ, cáu bẩn, cùng chiếc xe đẩy chất đầy nồi niêu đựng mỳ, bún, thịt, rau… Chén, đĩa vứt bừa bãi dưới lối đi, thức ăn dư thừa đổ tung tóe. Ấy vậy mà hàng quán lúc nào cũng tấp nập người ăn, bởi một lý do đơn giản là rẻ. Em T.A.H.M – học sinh Trường THCS Trưng Vương (Hải Châu, Đà Nẵng) cho hay: “Đã có lần em ăn phải miếng thịt hôi, vừa bỏ vào miệng là phải ói ra ngay. Từ đó, mỗi khi ăn ở mấy quán vỉa hè, em luôn có cảm giác ghê ghê. Nhưng mỗi khi thấy vui vui, bạn bè lại rủ nhau ra hàng quán “nhâm nhi” chút đồ ăn vặt”.
Có thể nói thức ăn hàng quán xung quanh khu vực trường học, nhà trọ có giá khá bình dân nên đã thu hút được số lượng lớn khách hàng là học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, vệ sinh an toàn thực phẩm ở những nơi này thì lại là vấn đề đáng báo động. Không chỉ môi trường xung quanh khu vực bán bị ô nhiễm, thức ăn không được bảo quản tốt, thiếu nước sử dụng… mà người bán chưa được khám sức khỏe định kỳ và còn dùng tay không để bốc thức ăn. Một phụ huynh có con học tại Trường THCS Trưng Vương lo lắng: “Mỗi khi đến trường đưa đón cháu, thấy cháu cùng bàn bè ngồi ăn đồ vặt trước cổng trường cũng lo lắng lắm. Không biết các loại thức ăn, đồ uống các hàng quán có đảm bảo vệ sinh không, hay là thực phẩm ế ẩm, kém chất lượng bị “phù phép” rồi bán cho các cháu thì nguy hại quá. Nhiều lần nhắc nhở cháu, nhưng tính các cháu lại ham vui…!”.
Qua thực tế tìm hiểu về công tác y tế học đường năm học 2012 -2013 tại các trường trên địa bàn Đà Nẵng và từ các con số thống kê, tổng hợp các loại bệnh mà học sinh, sinh viên thường mắc phải thì cho thấy các bệnh liên quan đến răng miệng, viêm dạ dày, đường ruột, rối loạn tiêu hóa… chiếm đa số. Từ đó, nhiều giáo viên các trường bày tỏ lo ngại trước thực trạng học sinh, sinh viên có thói quen ăn quà vặt. Thói quen đó không những đe dọa đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành nhân cách, phát triển tâm hồn, tạo thói quen không tốt cho học sinh, sinh viên.
Trong quá trình đi tìm hiểu tình hình thực tế tại các trường học, chúng tôi nhận thấy hầu hết lãnh đạo các trường học triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh, sinh viên ăn quà vặt trước cổng trường và trong lớp học. Tuy nhiên, vẫn còn đó những trường học còn thờ ơ, buông lỏng quản lý, giáo dục học sinh trong vấn đề này. Thậm chí có trường còn để cho người bán hàng rong, đồ ăn vặt xâm nhập, buôn bán trong sân trường trước giờ vào học và sau mỗi giờ tan học. Hiệu trưởng một trường tiểu học trên địa bàn cho biết: “Chúng tôi cảm thấy khó chịu, bức xúc trước việc một số người dân sống gần khu vực trường bày bán hàng rong gây ảnh hưởng đến cảnh quan nhà trường, tạo thói quen ăn vặt cho học sinh. Tuy nhiên, do họ buôn bán ngoài khu vực trường quản lý nên chúng tôi không thể ngăn cấm. Việc cho bán hay không phải có sự can thiệp của chính quyền địa phương. Về phía nhà trường, chúng tôi thường xuyên nhắc nhở học sinh không mua và ăn các loại thực phẩm bày bán trước cổng trường. Nhưng thú thật, tình trạng nhiều học sinh vẫn ăn hàng rong mỗi khi ra khỏi trường vẫn diễn ra phổ biến”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×