Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 đoạn văn có sử dụng phép liên (2phép) phân tích những cảm xúc của nhà thơ trong đoạn thơ sau

viết 1 đoạn văn có sử dụng phepa liên (2phép) phân tích những cảm xúc của nhà thơ trong đoạn thơ sau:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 
Giữa 1 vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 
Mà sao nghe nhói ở trong tim 
 

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
787
1
0
Nguyễn Vũ Tuệ Anh
31/03/2020 17:53:40

Hồ Chí Minh vị cha già kính yêu của dân tộc. Người là niềm tự hào của non sông đất nước ta.Nhưng ngày 2/9/1969 người cha ấy đã để lại cho dân tộc niềm tiếc thương vô hạn. Năm 1976,Viễn Phương cùng với đoàn đại biểu miền Nam ra thăm lăng Bác. Tình cảm xúc động đã khiến nhà thơ cho ra đời bài thơ “ Viếng lăng Bác”. Đọc bài thơ, tác giả đã để những cảm xúc chân thành trong lòng độc giả với khổ thơ:

“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”

Bài thơ là lòng cảm xúc chân thành, niềm tiếc thương vô hạn của nhà thơ dành cho Bác. Hai khổ đầu của bài thơ tác giả cho ta thấy được hình ảnh hàng tre trước lăng Bác và những suy nghĩ trực tiếp của nhà thơ về Bác. Đến khổ này, nhà thơ bộc lộ suy nghĩ về sự vĩnh hằng của Bác.

 

Tiếp tục mạch cảm xúc của nhà thơ cảm nhận Bác nằm đây như là sự nuối tiếc của cuộc đời:

“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Nhà thơ nhận ra một nỗi đau “ Bác đã đi rồi sao Bác ơi”. Nhưng tác giả không tin đó là sự thật mà Bác chỉ đang nằm trong giấc ngủ, ngủ sau một chặng đời dài bảy chín mùa xuân cống hiến, xây dựng cho quê hương đất nước. Bác vẫn ở cùng chúng ta:

“ Suốt cuộc đời Bác có ngủ ngon đâu
Nay Bác ngủ chúng con canh giấc ngủ”
(Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi)

Hình ảnh “ vầng trăng sáng” hiện lên thật đẹp thật dịu hiền, nó vừa diễn tả ánh sáng dịu nhẹ trong trẻo vừa khiến ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp trong sáng của Người.

Nhắc đến trăng ta chợt nhớ Bác rất yêu trăng. Trăng đã từng đến với Bác giữa chốn tù đày, giữa “ cảnh khuya” của rừng núi Việt Bắc, trăng khi đi thuyền trên sông Đáy, khi trung thu trăng sáng như gương: “ Rằm xuân lồng lộng trăng soi”… Nhưng có bao giờ Bác được một lúc lòng trí thảnh thơi  để thật sự đến cùng trăng. Bởi khi thì : “ Trong tù không rượu cũng không hoa” , khi thì “ việc quân đang bận” , khi thì “ nhớ thương nhi đồng”… Chỉ có bây giờ trong giấc ngủ bình yên Bác mới thật sự đến cùng trăng. Một lần nữa hình ảnh vầng trăng là biểu tượng của tâm hồn cao đẹp, của sức sống bất diệt Hồ Chí Minh.
 Bác nằm đó, nhưng không ai tin, ta phải tự an ủi mình bằng lẽ trường cửu của cuộc đời nhưng trong lòng cảm thấy nhói đau:

“ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Ma sao nghe nhói ở trong tim”

Dù Bác đã đi xa nhưng Bác mãi là “trời xanh”, sẽ còn mãi với thời gian với dân tộc Việt Nam, sự vĩnh hằng của Bác nhà thơ Tố Hữu đã khái quát:

“ Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa”
( Bác ơi )

Bác thực sự đã hóa thân vào thiên nhiên đất nước Việt Nam. Bác sẽ còn mãi với chúng ta với quê hương đất nước. Mặc dù vậy, lý trí vẫn nhắc nhở nhà thơ một sự thật về sự chia ly, một cảm giác đau nhói trong lòng nhà thơ cũng như bao người con dân tộc Việt Nam. Nỗi đau ấy nhói trong tim mỗi người như hàng ngàn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức của chúng ta. Nỗi đau ấy làm sao có thể bù đắp được. Sự ra đi của Người đã làm thiên nhiên trời đất con người tiếc thương:

“ Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…”

Như vậy, chỉ với bốn câu thơ trong một đoạn thơ,giọng điệu nhẹ nhàng cảm xúc, sử dụng hình ảnh biểu tượng “ mặt trời”. Khổ thơ đã hiện sự thành kính thiêng liêng trước sự vĩnh hằng của Người. Tạo nên những hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu. Để lại cho người đọc những cảm xúc chân thành.

Bác của chúng ta là vậy. Người giàu tình yêu thương đức hi sinh và sống cuộc đời vô cùng giản dị. Đất nước ta mất Bác như mất người cha già vĩ đại, người cha luôn dành tình thương vô bờ bến cho nhân loại:

“ Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già”.

Tóm lại, cả bài thơ là cảm xúc dâng trào dành cho con người vĩ đại của dân tộc. Nhưng khổ cuối bên cạnh dòng cảm xúc ấy là mong muốn là ước nguyện được gần gũi bên cạnh Bác. Nó cũng như lời hứa của cả dân tộc Việt Nam. Đọc khổ cuối mà dư âm của bài đọng mãi trong lòng người đọc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×