Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ở bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt), trong dòng hồi tưởng, người cháu nhớ lại

Ở bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt), trong dòng hồi tưởng, người cháu nhớ lại:

   … “Năm ấy là năm đói mòn mỏi”…

rồi trở về thực tại:

   “Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

   Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

   Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

   – Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”

   (Trích ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Câu 2: “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc tới trong bài thơ gợi nhớ về thời điểm nào của đất nước? Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mỏi” có tác dụng gì?

Câu 3: Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà ở khổ thơ trên trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu bị động (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu bị động)

1 trả lời
Hỏi chi tiết
794
0
0
Bùi Như Quỳnh
01/04/2020 13:50:55
Câu 1:
Bài thơ "bếp lửa " được sáng tác vào năm 1963, khi Bằng Việt đang là sinh viên khoa pháp lí trường Đại học tổng hợp Ki-ép (Liên Xô cũ) và được in trong tập thơ "Hương cây-Bếp lửa".
Câu 2:
   "Năm ấy” trong câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” là năm 1945, năm đất nước Việt Nam đã phải trải qua một nạn đói lịch sử với gần 2 triệu người chết, tập trung từ Quảng Trị đến Bắc Kì.
   Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mỏi” có nhiều tác dụng. Về ngữ âm, nó tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ; về cấu trúc, nó tạo nên sự cân xứng cho từ ngữ; về nội dung ý nghĩa, nó tạo nên sự nhấn mạnh là để ấn gây ấn tượng cho người đọc về cảm giác nặng nề, u ám và lê thê của nạn đói đối với nhân vật trữ tình khi hồi tưởng về thời điểm ấy của lịch sử, của kỉ niệm với người bà.
Câu 3:
    Khổ thơ trên đã thể hiện tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà . Ngày xưa, cháu sống gần gũi với bà trong khó khăn, gian khổ, thiếu thốn . Nhưng nay hoàn cảnh đã thay đổi . Cháu đã đến một nơi hoàn toàn khác trước . Không chỉ khác trong khoảng cách không gian: “cháu đã đi xa”. Nó còn khác trong tính chất của hiện thực . Đó không còn là quê nghèo với bắp, ngô, khoai, sắn mà đó là nơi ấm no, hạnh phúc và tươi sáng: “có khói trăm tàu”, “có lửa trăm nhà”, “có niềm vui trăm ngả”. Thông thường, con người ta hay “xa mặt cách lòng”, “giàu đổi bạn sang đổi vợ”. Tuy nhiên, người cháu trong khổ thơ này lại khác . Rất khác! Dù sống trong hoàn cảnh mới, cháu vẫn luôn luôn nhớ thiết tha:

                                              …“chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

                                           -Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...” 

Như vậyhình ảnh người bà với bếp lửa thân thương vẫn luôn được in đậm trong tâm hồn của người cháu bất chấp sự thay đổi của không gian, thời gian và hoàn cảnh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư