Câu 1: Trong bài viết tác giả cho rằng: “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ
là một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống”. Theo em, cụm từ quan niệm thẩm mĩ là
gì?
A. Quan niệm về cái đẹp B. Quan niệm cuộc sống
C. Quan niệm về đạo đức D. Quan niệm về nghề nghiệp
Câu 2: Phương châm quan hệ là gì?
A. Khi giao tiếp cần nói lịch sự, tế nhị
B. Khi giao tiếp cần tôn trọng người khác
C. Khi giao tiếp chú ý ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ
D. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề
Câu 3: Các câu tục ngữ sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?
1. Nói có sách mách có chứng
2. Biết thưa thì thốt
Không biết dựa cột mà nghe.
A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất
C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức
Câu 4: Cho đoạn văn sau:
Tôi không biết có từ lúc nào, không rõ lắm, nhưng chắc chắn là từ rất xưa. Từ khi
con người biết trồng bông dệt vải may áo, chắc là phải cần kim để khâu áo. Làm ra
cây kim lúc đầu hẳn là rất khó khăn, cho nên giờ mới có câu tục ngữ Có công mài
sắt, có ngày nên kim.
Họ nhà Kim chúng tôi rất đông. Ngoài kim khâu vải may áo, còn có loại kim dùng
để thêu thùa, có kim khâu dùng trong phẫu thuật, kim khâu giày, kim đóng sách
sách… Công dụng của kim là đưa chỉ mềm luồn qua các vật dày, mỏng để kết chúng
lại. Thiếu chúng tôi thì ngành sản xuất gặp nhiều khó khăn đấy! Nghe nói từ cuối thế
kỉ XVIII, một người Anh đã sáng chế ra máy khâu, nhưng máy khâu vẫn cứ phải có
kim thì mới khâu được!
Cùng họ Kim chúng tôi còn có cây kim châm cứu. Nó bé mà dài, làm bằng bạc,
dùng để châm vào huyệt chữa bệnh. Những cây kim của ông Nguyễn Tài Thu đã nổi
tiếng thế giới!
Phương pháp thuyết minh nào được sử dụng trong đoạn trích trên?
A. Phương pháp nêu ví dụ B. Phương pháp so sánh
C. Phương pháp liệt kê D. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
Câu 5: Câu nào nêu đúng nhất cách cư xử của Vũ Nương trước tính hay ghen của
chồng?
A. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói.
B. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết
C. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót
D. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất
hòa.
Câu 6: Câu văn “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy
vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được” mang
ý nghĩa gì?
A. Nói lên sự thấm thoát của thời gian
B. Miêu tả cảnh thiên nhiên trong nhiều thời điểm khác nhau
C. Nỗi buồn nhớ của Vũ Nương trải theo năm tháng
D. Cho thấy Trương Sinh phải đi chinh chiến ở một nơi rất xa xôi
Câu 7: Từ “xanh” trong câu “Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng
phụ mẹ” dùng để chỉ cái gì?
A. Mặt đất B. Mặt trăng C. Ông trời D. Thiên nhiên
Câu 8: Nguyễn Huệ lên ngôi và đốc xuất đại quân vào khoảng thời gian nào?
A. Ngày 25 tháng Chạp B. Ngày 29 tháng Chạp
C. Ngày 30 tháng Chạp D. Mồng 3 tháng Giêng
Câu 9: Trong câu thơ “Ngày xuân em hãy còn dài/ Xót tình máu mủ thay lời nước
non” từ xuân được sử dụng với nghĩa nào?
A. Nghĩa gốc chỉ mùa xuân B. Nghĩa chuyển chỉ tuổi trẻ
C. Nghĩa Hán Việt vì đây là từ mượn D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10: Đoạn trường tân thanh có nghĩa là gì?
A. Đứt từng mảnh ruột B. Tiếng kêu mới
C. Con đường dài màu xanh đứt đoạn D. Tiếng kêu mới tới đứt từng mảnh
ruột
Câu 11: Tác giả sử dụng bút pháp nào khi miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy
Kiều?
A. Bút pháp phóng đại B. Bút pháp ước lệ tượng trưng
C. Bút pháp tả cảnh ngụ tình D. Bút pháp trần thuật
Câu 12: Những câu thơ sau cho thấy Thúy Kiều là con người như thế nào?
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân
A. Có vẻ đẹp hình dáng bên ngoài B. Có vẻ đẹp tâm hồn bên trong
C. Có sự thông minh, sắc sảo D. Có tài cầm, kì, thi, họa
Câu 13: Những điển cố như Sân Lai, gốc tử, quạt nồng ấp lạnh được sử dụng nhằm
mục đích gì?
A. Nhấn mạnh sự nhớ thương của Thúy Kiều đối với cha mẹ
B. Nói đến sự thương nhớ, đau xót, lo lắng cho cha mẹ khi Thúy Kiều không thể ở
bên cạnh khi nàng không ở cạnh
C. Nói tới việc Thúy Kiều khôn nguôi nhớ về Kim Trọng
D. Nói tới nỗi nhớ thương của Thúy Kiều đối với các em Thúy Vân, Vương Quan
Câu 14: Đồng nghĩa với từ “nhược điểm” là gì?
A. Thiếu sót B. Điểm yếu C. Khuyết điểm D. Yếu điểm
Câu 15: Các từ lá phổi, lá cờ, lá lách, lá gan… là hiện tượng?
A. Hiện tượng nhiều nghĩa B. Hiện tượng đồng âm
C. Hiện tượng đồng nghĩa D. Hiện tượng trái nghĩa
Câu 16: Hai câu thơ “Vân Tiên tả đột hữu xông- Khác nào Triệu Tử phá vòng
Đương Dang” sử dụng phép tu từ gì?
A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. So sánh D. Nói quá
Câu 17: Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng biện pháp tu từ
nào?
A. Nhân hóa và hoán dụ B. Nhân hóa và ẩn dụ
C. Ẩn dụ và hoán dụ D. Không sử dụng biện pháp tu từ nào cả
Câu 18: Những câu thơ sau đây được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
A. Tự sự và nghị luận B. Nghị luận và miêu tả
C. Miêu tả và tự sự D. Thuyết minh và tự sự
Câu 19: Bài thơ về tiểu đội xe không kính sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 B. Trong kháng chiến chống
Pháp
C. Trong kháng chiến chống Mĩ D. Sau đại thắng mùa xuân 1975
Câu 20: Ý nào nói đúng nhất thành công trong truyện Kiều của Nguyễn Du?
A. Khắc họa nhân vật bằng thủ pháp ước lệ
B. Khắc họa tính cách nhân vật qua miêu tả ngôn ngữ, ngoại hình, cử chỉ
C. Miêu tả đời sống nội tâm của nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả
cảnh ngụ tình
D. Luôn đặt nhân vật vào khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |