Lý do không truyền tải bằng điện một chiều đi xa có các vấn đề sau:
* Để truyền tải điện đi xa thì vấn đề đầu tiên là cần phải nâng điện áp lên, lý do để giảm dòng điện truyền tải, vì công suất không đổi, do vậy áp càng tăng thì dòng càng nhỏ. Mà tổn thất tỷ lệ với bình phương cường độ dòng điện.
Để nâng điện áp lên thì nhất thiết phải là điện xoay chiều, vì điện xoay chiều có sự biến thiên điện áp, do vậy mới tăng điện áp được nhờ MBA. Nếu truyền tải điện một chiều thì cần một bộ nắn dòng từ xoay chiều sang một chiều, sau đó truyền tải đến nơi nhận lại cần một bộ chuyển từ một chiều sang xoay chiều, và dùng một biến áp để hạ điện áp xuống cấp cần dùng. Ví dụ truyền tải từ HN có nguồn 220kV vào Đà nẵng 110kV, vậy ta phải dùng hai máy biến áp: một là 220kV/500kV, hai là 500kV/110kV, và phải dùng hai bộ đổi từ xoay chiều sang một chiều và ngược lại: một bộ từ 500kV AC sang 500kV DC, một bộ nữa từ 500kV DC sang 500kV AC.Do vậy rất tốn kém, không khả thi
* Khi truyền tải điện một chiều thì không truyền tải được thành phần Q, chỉ có truyền tải xoay chiều thì mới truyền tải được thành phần Q, thành phần Q rất quan trọng, không thể thiếu được trong các động cơ, nó dùng để từ hóa lõi thép thì động cơ mới chạy được, tất nhiên nó là thành phần không sinh công, nhưng có tác dụng từ hóa lõi thép, (Lý thuyết máy điện-Trần Khánh Hà).
Hai lý do trên rất chính đáng, do vậy không bao giờ truyền tải điện năng đi xa bằng điện một chiều.
Một điều tối quan trọng là: không đảm bảo thứ tự pha từ nguồn đến tải, rất khó, vì hai lần đổi Xoay chiều_một chiều và ngược lại.
Sử dụng lí thuyết sự hao phí điện năng trên đường dây truyền tải điện
ta có công thức hao phí khi truyền tải điện năng đi xa đó là :
Php=R.P2U2Php=R.P2U2
Để giảm hao phí khi truyền điện năng đi xa, ta có thể :
+ Tăng hiệu điện thế giữa hai đường dây tải điện.
+ giảm điện trở của dây dẫn điện.
Công thức R=ρ.lsR=ρ.ls
_ Giảm ρρ [ điện trở suất ] của chất làm dây dẫn : các chất có điện trở suất nhỏ như vàng hay bạc, nhưng do có giá thành cao nên ta thường dùng nhôm và đồng.
_Giảm chiều dài : ta có thể rút ngắn chiều dài đường dây tải điện bằng cách tìm đường ngắn nhất, đó là đường chim bay. Nhưng biện pháp này cũng không hữu dụng cho lắm.
_ Tăng tiết diện của dây dẫn: khi đó khối lượng của dây dẫn tăng, tốn kém nguyên liệu, kèm theo đó là các dây tải nặng, phải xây nhiều cột chống đỡ, càng tốn kém hơn.
Cách làm giảm điện trở của dây tải điện cũng không hữu ích cho lắm. Vì thế chúng ta thường tăng hiệu điện thế giữa hai đường dây tải điện để giảm công suất hao phí khi truyền điện năng đi xa.