LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Về bài thơ “ Ông đồ ”(Vũ Đình Liên), trả lời các câu hỏi sau: Sự khác nhau về nội dung, ý nghĩa giữa các khổ thơ 1-2 và khổ thơ 3 - 4 là gì

Về bài thơ “ Ông đồ ”(Vũ Đình Liên), trả lời các câu hỏi sau:
a) Sự khác nhau về nội dung, ý nghĩa giữa các khổ thơ 1-2 và khổ thơ 3 - 4 là gì ? (1,0 đ)
b) Có ý kiến cho rằng “ Bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên) là lời cảm thương bình dị mà
sâu lắng đến vô cùng ?”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? ( Viết thành đoạn văn ngắn từ 5 - 7 câu)
 

1 trả lời
Hỏi chi tiết
196
1
0
Bảo
02/04/2020 20:36:51

a.Giữa hai khổ đầu và ba khổ sau của bài thơ có những điểm giống và khác nhau :

Tất cả đều tập trung miêu tả ông đồ ngồi bán chữ trong ngày giáp Tết. Nhưng hai khổ thơ đầu và ba khổ thơ cuối thể hiện những nội dung cảm xúc khác nhau, bởi miêu tả ông đồ ở hai giai đoạn khác nhau.

Hai khổ đầu miêu tả hình ảnh ông đồ khi Hán học đang thịnh vượng, ông được xã hội trọng vọng. Mỗi khi Tết đến, ông trở thành nhân vật quan trọng của chốn phố phường. Cái “cửa hàng văn hoá lưu động” (theo cách nói của Vũ Quần Phương) mới đông vui làm sao ! Ông đồ xuất hiện trong những màu sắc rực rỡ của hoa đào, của giấy đỏ ; trong âm thanh tươi vui và trong không khí nhộn nhịp của phố phường. Chữ ông viết ra rất đẹp nên những người thuê viết cứ “tấm tắc ngợi khen tài”. Ở hai khổ thơ đầu, những câu thơ có nhịp điệu nhanh, liền mạch, âm hưởng vui tươi.

Ba khổ cuối miêu tả ông đồ khi Hán học đã suy tàn, ông bị gạt ra ngoài lề xã hội. Người ta bỏ chữ nho để học chữ Pháp, chữ quốc ngữ. Trong bối cảnh ấy, tình cảnh ông đồ trở nên đáng buồn. Người thuê viết giảm đi theo thời gian, “mỗi năm mỗi vắng”. Người buồn, nên những vật dụng đã từng gắn bó thân thiết với cuộc đời ông đồ cũng sầu thảm theo : Giấy đỏ chẳng thắm tươi như ngày xưa, mực đọng trong nghiên cũng sầu não theo (Giây đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu). Thế là, cho dù vẫn hiện diện, “vẫn ngồi đấy”, nhưng ông đồ chẳng còn được ai để ý; ông đã bị người đời lãng quên rồi. Ông chỉ còn là “cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn” (lời tác giả).

Rồi Tết lại đến, hoa đào lại nở, nhưng không ai còn thấy “ông đồ xưa”. Vậy là ông đã đi hẳn vào quá khứ, vĩnh viễn vắng bóng trong cuộc sống náo nhiệt đương thời. Hai câu cuối bài thơ là một câu hỏi day dứt, ngậm ngùi : “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ ?”. Câu hỏi không lời đáp ấy cứ vương vấn không dứt trong lòng người đọc khi đọc xong bài thơ.



 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư