Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nếu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ việt qua 2 nhân vật bà cụ tứ ( Vợ nhặt ) và người đàn bà hàng chài

Mọi người ơi giúp e với ạ
Đề văn : Nếu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ việt qua 2 nhân vật bà cụ tứ ( Vợ nhặt ) và người đàn bà hàng chài ( chiếc thuyền ngoài xa) mình đang cần gấp ạ mong mọi người giúp đỡ

1 trả lời
Hỏi chi tiết
379
1
0
BinBin
03/04/2020 11:20:48
Người phụ nữ Việt Nam từ lâu đã đi vào thi ca, nhạc họa. Vẻ đẹp và tài năng của họ luôn là nguồn cảm hứng muôn thuở để thi nhân gảy lên những khúc hoan ca ngọt ngào:
"Hương tươi đắm nguyệt say hoa,
Tây Thi mất vía Hằng Nga giật mình."
Nhưng với văn học hiện đại, nhà văn đi sâu vào khai phá vẻ đẹp tâm hồn con người. Không còn hình ảnh những cô tiểu thư khuê các nép mình sau "trướng rủ màn che", dưới ngòi bút sắc sảo, đa chiều của mình, các nhà văn đã khắc họa nên hình ảnh những người phụ nữ bình dị, chân chất nhưng lại tỏa sáng bởi vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn mỗi người. Trong số các văn nhân đó, nổi bật lên cái tên Nguyễn Minh Châu, người đã đóng góp cho văn học nước ta một nhân vật đặc biệt như người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa ). Nhưng không thể không kể đến Kim Lân- khi ông đã gọt đẽo một người "vợ nhặt" hết sức tài tình trong một truyện ngắn cùng tên.Nếu như Kim Lân và Nguyễn Minh Châu được xem là hai cây bút văn chương trái chiều - một người dân quê và một nhà tiên phong đổi mới -thì với đề tài này, họ đã chắc lọc, bổ sung cho nhau để vẽ nên bức chân dung người phụ nữ Việt Nam đương thời hoàn thiện nhất.
Trong các sáng tác giai đoạn sau cách mạng , người phụ nữ Việt Nam hiện lên không có được một chút ưu ái của tạo hóa. Với người đàn bà hàng chài, ấn tượng đầu tiên chị để lại cho chúng ta là một thân hình đặc trưng của người phụ nữ miền biển: thô kệch, nặng nề , một gương mặt rỗ, một đôi mắt mệt mỏi và cái dáng đi lầm lũi nổi bật lên tấm lưng áo bạc thếch ướt sũng nước. Còn Kim Lân thì cho nhân vật của mình hiện lên với những nét vẽ hết sức vụng về của tự nhiên : "thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi. Trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt"
Còn về tính cách? Thoáng nhìn, ta chỉ thấy người đàn bà hàng chài là một người phụ nữ nhu mì, thất học, cam chịu và khuất phục ; Nhân vật "thị" thì cong cớn, chao chát chỏng lỏn, vì miếng ăn mà mất dần phẩm giá của một người phụ nữ. Toàn những cái cớ để ta chê, để ta ghét bỏ họ.
Nhưng ngòi bút nhân đạo của các nhà văn không cho phép như thế. Những thân phận bé nhỏ, bất hạnh ấy vẫn làm ta rung lên những sợi dây đồng cảm. Bởi theo Nguyễn Minh Châu " Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết, có lẽ là vì thế. Để làm cái việc của một kẻ nâng giấc cho những con người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái xấu và cái ác dồn con người ta đến chân tường... để bênh vực cho những người không có ai để bênh vực."
Và chính cái vỏ bọc xấu xí đó lại là cái nền hoàn hảo cho việc thể hiện tâm hồn người phụ nữ. Cái mà nhà văn muốn hướng tới là nét đẹp thật sự trong tâm hồn mỗi con người, là nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam được giữ gìn, phát huy qua từng thế hệ.
Đó là vẻ đẹp của một con người ham sống, cháy bỏng trong khác khao có được hạnh phúc gia đình. Nếu như người vợ nhặt phải dồn nén lòng tự trọng, cong cớn, đanh đá với Tràng để có miếng ăn thoát khỏi cái chết thì người đàn bà hàng chài vẫn luôn cố gắng cùng chồng chèo lái con thuyền đưa gia đình vượt qua những lúc phong ba bão táp, đi qua những tháng ngày vất vả , những bữa ăn đạm bạc với" xương rồng luộc chấm muối" để hướng tới ngày mai, để được sống như một con người; Nếu như "thị" sau khi chứng kiến gia cảnh nghèo khổ của Tràng, thị có thể bỏ đi ngay nhưng thị vẫn ở đó, cùng Tràng xây dựng hạnh phúc gia đình -thì người phụ nữ miền biển trong "Chiếc thuyền ngoài xa" đã quên đi những đòn roi từ người chồng bạo lực để chắc chiu những phút giây hiếm hoi khi gia đình hòa thuận, cùng nhau quây quần bên bữa ăn gia đình, để có thể mỉm cười khi con mình được ăn no và để đổi lấy một gia đình êm ấm. Với chị, đó là hạnh phúc.
Ở họ còn là kết tinh của sự cam chịu nhẫn nhục và giàu đức hi sinh. Người vợ nhặt sau nét mặt "đột nhiên tối xầm lại" khi đón lấy bát cháo cám từ tay mẹ chồng, thì thị vẫn điềm nhiên và vào miệng, nuốt đắng nuốt tủi để làm một người con dâu đúng nghĩa. Cũng như thế, người đàn bà hàng chài sẵn sàng cam chịu nhận lấy nỗi đau mỗi ngày,hi sinh hạnh phúc của bản thân để sống vì những đứa con chị rất mực yêu thương và để chồng mình bớt khổ.
Bên cạnh đó, người phụ nữ Việt còn rất giàu lòng tự trọng và ý tứ vô cùng.
Nếu như nhân vật "thị"vì miếng cơm manh áo, vì đang chênh vênh bên bờ vực của cái chết đã kìm nén phẩm chất này lại thì khi đã có một nơi để nương tựa, thị trở nên ý tứ, dịu dàng đúng mực. Đó là khi thị xấu hổ cúi mặt bước đi dưới cái nón rách tàng và khó chịu trước những lời trêu chọc của đám trẻ xóm ngụ cư-cô dâu trên đường về nhà chồng cũng có những bẽn lẽn, ngại ngùng rất nữ tính;là khi thị chỉ dám ngồi mớm ở mép giường, mặt bần thần như người vừa tỉnh cơn mơ. Đến buổi sáng đầu tiên sau đêm "tân hôn", thị đảm đang, nhanh nhẹn, xăm xắn cùng mẹ chồng thu vén nhà cửa,quét tước và dọn dẹp khu vườn. Những lời nói của thị cũng rất chân thành, lễ phép. Khi ra mắt mẹ chồng thì " con chào u ạ!", khi bà cụ Tứ bảo dọn cơm thì thị "Vâng!" - tiếng vâng rất dịu dàng, khác hẳn cái chao chát cong cớn những buổi đầu khi thị gặp Tràng. Với người đàn bà hàng chài, bị chồng đánh đau đến thế nào, chị vẫn âm thầm chịu đựng, chị cũng không kêu la lấy một tiếng. Ấy vậy mà khi thấy cậu bé Phát đã chứng kiến cảnh mẹ nó bị đánh và đánh lại cha mình thì những giọt nước mắt kìm nén lâu nay không ngừng tuôn rơi trên má chị. Chị khóc vì thấy tủi nhục với con, vì đau lòng khi thấy sự mong manh, đổ vỡ trong cái gia đình mình luôn cố gắng gìn giữ, và chị bất lực trước sự éo le, khắc nghiệt của cuộc sống.
Ở người phụ nữ Việt Nam, qua bao đời vẫn vậy, niềm tin và hi vọng không bao giờ tắt trong tâm thức của mỗi người. Đó là việc người đàn bà hàng chài cố gắng hi sinh bản thân để mong ước con mình bây giờ và mai sau được sống hạnh phúc. Đó là niềm tin vững chắc về người chồng của mình sẽ luôn là người đàn ông cần nhất trên chiếc thuyền khi gặp sóng to gió lớn, không bao giờ bỏ mặt mẹ con chị. Và trong chị cũng luôn trông chờ một ngày chồng mình thay đổi tâm tính, trở về với bản chất hiền lành ngày xưa. Người vợ nhặt trong tác phẩm của Kim Lân cũng vậy, thị là người nhen nhóm niềm tin về một tương lai tươi sáng cho cả gia đình khi kể câu chuyện phá kho thóc Nhật và từ đó đám người đi trên đê Sộp và hình ảnh lá cờ phất phới trong tâm trí Tràng như dự báo một sự phản kháng tất yếu. Biết đâu khi cách mạng đến, gia đình Tràng sẽ tiếp nối dòng người kia, đấu tranh để giành sự sống cho mình.
Qua hai tác phẩm này, ta nhận ra những người phụ nữ trong văn học chính là những hình ảnh đời thường rất thực bước vào trang sách. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam sẽ mãi là mảng đề tài muôn thuở mời gọi các nhà văn, nhà thơ khai phá.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo