Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Tìm câu rút gọn trong những trường hợp sau và cho biết thành phần nào bị rút gọn

1. Câu hỏi
Câu 1. (3 điểm): Tìm câu rút gọn trong những trường hợp sau và cho biết thành phần nào
bị rút gọn. Hãy khôi phục các thành phần bị rút gọn đó.
a) Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!

(Nguyên Hồng)
b) Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai
tiếng đọc bài trầm bổng […].

(Lí Lan)

c) Những ai ngồi đấy?
- Ông Lí cựu với ông Chánh hội.

(Ngô Tất Tố)
Câu 2. (2 điểm): Chỉ ra những câu đặc biệt trong những trường hợp sau. Nêu tác dụng
của những câu đặc biệt đó.
a. Cây tre Việt Nam. Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.

(Thép Mới)

b. Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân.
(Duy Khán)
c. “Trời ơi!”. Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa.

(Khánh Hoài)

d. Buồn ơi! Xa vắng mênh mông là buồn.

(Thế Lữ)
Câu 3. (1 điểm): Viết một câu văn nêu nội dung khái quát của nhóm câu tục ngữ sau:

- Đom đóm bay ra trồng cà trồng đỗ
- Bao giờ cho đến tháng ba
Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng.
- Tháng hai trồng đỗ, tháng ba trồng cà.

Câu 4. (3 điểm): Sự khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn? Cho ví dụ minh họa.
Câu 5. (2 điểm): Em hãy tìm ra câu rút gọn trong các đoạn văn sau? Cho biết thành phần
được rút gọn?
a. - Bạn đi chơi với tớ đi?
- Chưa chắc đâu. Để tớ xin phép bố mẹ tớ đã.
b. Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong!

(Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1- NXB Giáo dục)
Câu 6. (2 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn thơ sau?

“Mai sau
Mai sau
Mai sau

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”…

(Nguyễn Duy)
Câu 7. (3 điểm): Nêu hiểu biết của em về câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên
kim”.

Câu 8. (2 điểm):
Xác định và nêu tác dụng của câu đặc biệt trong các ví dụ sau:
a. Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh.
Và lắc. Và xóc.

(Trần Cư)
b. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với
thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
Câu 9. (3 điểm): Em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 6 đến 8 câu theo chủ đề tự chọn,
trong đó có sử dụng câu đặc biệt. Gạch chân câu đặc biệt đã sử dụng.
Câu 10. (5 điểm):
Nhân dân ta thường khuyên nhau: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Hãy chứng
minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
Câu 11. (10 điểm):
Chứng minh rằng nhân dân ta luôn sống theo đạo lí: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu 12. (5 điểm):
Chứng minh tính đúng đắn của câu nói:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.”
( Hồ Chí Minh)
Câu 13. (4 điểm): Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ
kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương,
trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra
trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh
thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công
việc kháng chiến”.

(Ngữ văn 7 tập 2, NXB Giáo dục)
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?
2. Chỉ ra các câu rút gọn trong đoạn văn trên? Em hãy khôi phục lại một trong
những câu rút gọn đó.
3. Qua văn bản có đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu nêu suy nghĩ
của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay. Trong đó có sử dụng câu đặc biệt. Gạch
chân dưới câu đặc biệt đó.

0 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
610

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×