Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Kết thúc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ có những chi tiết:
- Khi Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang ba ngày đêm, Vũ Nương đã hiện về trên một chiếc kiệu hoa, theo sau là xe, cờ tán võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện.
- Vũ Nương đứng giữa dòng sông, nói lời đa tạ với Trương Sinh, rồi bóng nàng loang loáng, mờ nhạt dần mà biến đi.
Nhận xét về chi tiết cuối cùng này, có ý kiến cho rằng: “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kỳ ảo”. Theo em, nhận xét này có đúng không? Vì sao? Qua đó Nguyễn Dữ đã gửi gắm tâm sự gì?
Gợi ý
Bày tỏ được thái độ đánh giá của mình với ý kiến cho rằng:
- Tính bi kịch của cuộc đời, số phận người phụ nữ (Vũ Nương) vẫn tiềm ẩn ngay trong cái lung linh kỳ ảo.
- Dù cho câu chuyện có kết thúc phần nào có hậu, thể hiện khát vọng cuộc sống vĩnh hằng. Vũ Nương đã được sống một cuộc sống khác, ở một thế giới khác, giàu sang, được tôn trọng, yêu thương, xoa dịu nỗi đau trong lòng người đọc… nhưng tất cả chỉ là ảo ảnh. Dù cho Vũ Nương có trở về trong rực rỡ uy nghi nhưng cũng chỉ thấp thoáng, ẩn hiện và ngậm ngùi từ tạ: “…Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Người đã chết không thể sống lại, hạnh phúc thực sự đâu có thể làm lại được nữa. Đó chính là bi kịch.
[ Điều đó một lần nữa khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Tác giả muốn đề cao tiếng nói đấu tranh cho quyền sống của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |