Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong giờ ra chơi có một bạn vứt rác. Viết đoạn hội thoại có sử dụng câu nghi vấn, cảm thán, yêu cầu để dừng việc đó lại

Trong giờ ra chơi có một bạn vứt rác.Viết đoạn hội thoại có sử dụng câu nghi vấn,cảm thán,yêu cầu để dừng việc đó lại
(Em cần 2 bài như này,giúp em với ạ)

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
533
1
0
con cá
11/04/2020 16:45:50

Trái Đất tươi đẹp với 3 phần 4 là biển và đại dương đang bị xâm hại nghiêm trọng. Thay vì cố gắng tìm một hành tinh khác có sự sống trong dải ngân hà tại sao chúng ta không cứu lấy Trái Đất và việc đầu tiên cần làm là lắng nghe tiếng gọi của biển xanh.

Biển như người mẹ cung cấp cho con người rất nhiều thứ, từ nguồn lợi du lịch, khoáng sản, hải sản, giao thông… nhưng biển chưa bao giờ đòi hỏi loài người phải trả lại cho biển điều gì cả. Ngược lại, con người đối xử bất công và thực sự vô ơn.

Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra Trái Đất nóng lên, băng từ hai cực tan ra, mực nước biển ngày càng dâng lên. Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra nguồn hải sản đang cạn kiệt, nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Và khi cá chết ở nhiều nơi, người ta mới giật mình tự hỏi hình như nước biển đang ô nhiễm.

Đại dương mênh mông cũng đáp trả con người bằng những hành động giận dữ. Không gì khác đó chính là sự biến đổi khí hậu. Khi chiến thắng trong một hạng mục của giải thưởng OSCAR, diễn viên Leonardo vẫn không quên truyền đi một thông điệp tới cả thế giới: “Chiến thắng này cũng là một cơ hội quan trọng để mọi người chú ý nhiều hơn đến tình trạng biến đổi khí hậu và thúc đẩy hành động của chính chúng ta”.

Những mùa đông băng giá hơn, mùa hè nắng nóng hơn khắc nghiệt hơn. Mực nước biển dâng lên làm xâm nhập mặn đất nhiễm phèn, ảnh hưởng cả một nền nông nghiệp. Những cơn bão hay sóng thần thường xuyên hơn dữ dội hơn bao giờ hết, nó cuốn trôi cả con người và mọi thứ trên đường đi của mình.

Nhiều người vẫn không thể quên được lời nói xúc động của cô bé 6 tuổi trước khi buông tay mẹ và bị cơn bão Haiyan cuốn đi: "Mẹ, mẹ hãy buông con ra. Mẹ hãy tự cứu lấy mình". Phải chăng đã đến lúc con người phải tự cứu lấy chính mình trước khi quá muộn.

Vì lợi nhuận kinh tế, con người sẵn sàng hủy hoại môi trường biển. Có người vì lợi nhuận nhỏ bán hàng ngay tại bãi biển các khu du lịch tiếp tay cho du khách xả rác vô điều kiện. Có người vì lợi nhuận lớn hơn thảm sát cá bằng các phương tiện hủy diệt. Có người vì lợi nhuận lớn hơn nữa sẵn sàng xả thải trực tiếp các chất hóa học độc hại xuống biển.

Thực chất, chúng ta đang vay nặng lãi để thế hệ con cháu phải gánh chịu món nợ của cha ông. Bạn thu được 1 đồng từ việc xâm hại biển bạn phải mất hàng nghìn lần như thế để cải thiện lại môi trường.

Bộ phim Mỹ nhân ngư lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích nhưng lại đem đến một thông điệp rất sâu sắc: "Khi thế giới này chẳng còn đến một giọt nước sạch, một luồng không khí trong lành thì tiền còn nghĩa lý gì?".

Tôi có một niềm tin sâu sắc về hiệu ứng cánh bướm, rằng “Một con bướm có thể vỗ cánh trên một bông hoa Trung Quốc và gây ra một cơn bão ở biển Caribbean”.

Một hành động dù nhỏ cũng có thể tạo nên sức lan tỏa rộng lớn như những cơn bão. Thay vì kêu cứu, bức xúc hộ biển xanh, biển tự biết cách bức xúc theo cách của mình. Hãy bắt tay ngay vào hành động.

Một cây xanh bạn trồng ở đất liền cũng có thể khiến đại dương xa xôi bình yên hơn. Từ chối sử dụng túi nilon khi mua hàng cũng có thể khiến thế giới thoát khỏi thảm cảnh là một biển rác. Hay tiết kiệm một giọt nước ngọt cũng là cách để biển không phải rơi nước mắt, biển quá mặn rồi.

Bạn đừng xả rác, lãng phí năng lượng, chặt phá cây xanh rồi sau đó tự hào vì đã gửi vài trăm nghìn đồng hỗ trợ nạn nhân bão lụt. Các công ty đừng xả thải trực tiếp ra môi trường rồi sau đó dành tiền hỗ trợ những nông dân là nạn nhân do hành động của chính họ gây ra.

Biển sẽ mãi bao bọc chở che con người khi con người biết lỗi và sẵn sàng sửa lỗi. Sau ồn ào biển nhất định dịu êm. Văng vẳng đâu đây một viễn cảnh tươi sáng hơn trong giai điệu bài Biển hát chiều nay (nhạc sĩ Hồng Đăng):

Qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng. 

Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương. 

  1. Biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
con cá
11/04/2020 16:48:18

Từ ngày xưa, khi chưa thể tự tạo ra các công cụ lao động, con người sống chủ yếu bằng săn bắt và hái lượm, phụ thuộc vào những cái có sẵn trong thiên nhiên. Lâu dần, khi cộng đồng người phát triển, những cái có sẵn từ thiên nhiên đã hết thì môi trường lại là nơi cung cấp cho họ nguyên liệu để sản xuất từ sản phẩm thô sơ nhất. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nhân loại, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, môi trường lại cung cấp cho con người các nguyên liệu, nguồn tài nguyên để sản xuất.

Các bạn thấy không, dù ở bất kỳ thời đại nào môi trường đều rất quan trọng đối với con người. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi môi trường.

Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Các bạn có để ý thấy rằng, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng… Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy.

Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà ta không biết giữ gìn và bảo vệ nó. Để giờ đây, khi môi trường đang dần bị xuống cấp, xuất hiện nhiều loại “bệnh lạ” hơn, con người mới nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường.

Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường. Vậy còn bạn, có bao giờ bạn đã tự hỏi “mình đã làm gì để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu chưa?”.

 

Bảo vệ môi trường cần những hành động thiết thực.
 Ảnh minh họa

Bạn đừng nghĩ rằng bảo vệ môi trường là phải nghiên cứu ra một công trình, một máy móc hiện đại nào đó hay đó là việc của các chuyên gia, các kỹ sư hay của pháp luật mà bằng những hành động nhỏ nhặt và cụ thể hàng ngày, chúng ta cũng góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Theo tôi, việc đầu tiên góp phần bảo vệ môi trường đó là nâng cao nhận thức để mọi người cùng hiểu, biết, và hành động vì môi trường cùng chúng ta. Chỉ có nhận thức đúng, suy nghĩ đúng mới hành động đúng, và mỗi một hành động nhỏ sẽ góp một phần lớn vào việc hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường. Những việc cụ thể phải làm như sau:

Đối với cá nhân: Đầu tiên, bản thân mình phải thực hiện tốt những việc, thiết thực và cụ thể như:

- Tiết kiệm điện, nước ở cơ quan cũng như ở nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Khuyến khích mọi người sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện vào giờ trái đất, tắt điện, quạt khi rời khỏi cơ quan, tránh để nước rò rỉ…

- Đối với rác thải: Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên. Ở cơ quan, nên tiết kiệm giấy, đọc kỹ văn bản trước khi in, tận dụng giấy một mặt… Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi ra ngoài đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi, picnic, nên thu dọn rác sạch sẽ, gọn gàng và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác xuống dòng sông, lòng đường, hè phố.

- Đối với cây xanh: Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà cũng như cơ quan, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.

- Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết…

- Đối với môi trường nước: Không vứt rác, xác chết động vật xuống dòng sông, ao hồ, bờ biển…

Đối với phong trào thanh niên: Thanh niên là tầng lớp tiên phong, đi đầu trong mọi phong trào và hoạt động. Thanh niên hãy cùng nhau kêu gọi mọi người chung tay giữ gìn vệ sinh chung, cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của chúng ta. Cụ thể, vào các thành lập Đoàn thanh niên (26/3), môi trường thế giới (5/6), toàn thanh niên tổ chức và phát động phong trào dọn vệ sinh lòng đường, hè phố, trồng và chăm sóc cây xanh, tuyên truyền cho mọi người dân cùng tham gia thực hiện.

Đối với các hội đoàn thể, cơ quan chính quyền: Hội phụ nữ, nông dân, các cơ quan ban ngành cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề môi trường; thường xuyên đưa các thông tin về bảo vệ môi trường trong các buổi hội họp; tập trung dân ở từng địa phương, tuyên dương, khen thưởng những gia đình thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường chung, những cá nhân tiêu biểu đã đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, chúng ta cần lên án, phê phán những trường hợp gây tác hại đến môi trường như vứt rác bừa bãi, không tham gia đóng phí vệ sinh môi trường, nhổ cây, bẻ cành và ngắt phá cây xanh…, xem xét về việc công nhận gia đình văn hóa hằng năm ở từng địa phương.

Đó là những việc nhỏ và đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể làm được. Hi vọng rằng, với bài viết này, mọi người, mọi nhà cùng nhau chung tay thực hiện để góp phần hình thành nếp sống văn minh hơn, đô thị xanh- sạch- đẹp hơn.

Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên.

Ngược lại, nếu chỉ biết quyền lợi của cá nhân trước mắt mà làm tổn hại đến môi trường thì bản thân ta, con cháu ta sẽ nhận lấy một hậu quả thật khó lường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chúng ta đó các bạn ạ!

Nguồn tin: http://vnexpress.net

 

Ngôi nhà xanh rất cần chúng ta chăm sóc hàng ngày.
 Ảnh minh họa

Từ ngày xưa, khi chưa thể tự tạo ra các công cụ lao động, con người sống chủ yếu bằng săn bắt và hái lượm, phụ thuộc vào những cái có sẵn trong thiên nhiên. Lâu dần, khi cộng đồng người phát triển, những cái có sẵn từ thiên nhiên đã hết thì môi trường lại là nơi cung cấp cho họ nguyên liệu để sản xuất từ sản phẩm thô sơ nhất. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nhân loại, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, môi trường lại cung cấp cho con người các nguyên liệu, nguồn tài nguyên để sản xuất.

Các bạn thấy không, dù ở bất kỳ thời đại nào môi trường đều rất quan trọng đối với con người. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi môi trường.

Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Các bạn có để ý thấy rằng, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng… Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy.

Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà ta không biết giữ gìn và bảo vệ nó. Để giờ đây, khi môi trường đang dần bị xuống cấp, xuất hiện nhiều loại “bệnh lạ” hơn, con người mới nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường.

Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường. Vậy còn bạn, có bao giờ bạn đã tự hỏi “mình đã làm gì để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu chưa?”.

 

Bảo vệ môi trường cần những hành động thiết thực.
 Ảnh minh họa

Bạn đừng nghĩ rằng bảo vệ môi trường là phải nghiên cứu ra một công trình, một máy móc hiện đại nào đó hay đó là việc của các chuyên gia, các kỹ sư hay của pháp luật mà bằng những hành động nhỏ nhặt và cụ thể hàng ngày, chúng ta cũng góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Theo tôi, việc đầu tiên góp phần bảo vệ môi trường đó là nâng cao nhận thức để mọi người cùng hiểu, biết, và hành động vì môi trường cùng chúng ta. Chỉ có nhận thức đúng, suy nghĩ đúng mới hành động đúng, và mỗi một hành động nhỏ sẽ góp một phần lớn vào việc hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường. Những việc cụ thể phải làm như sau:

Đối với cá nhân: Đầu tiên, bản thân mình phải thực hiện tốt những việc, thiết thực và cụ thể như:

- Tiết kiệm điện, nước ở cơ quan cũng như ở nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Khuyến khích mọi người sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện vào giờ trái đất, tắt điện, quạt khi rời khỏi cơ quan, tránh để nước rò rỉ…

- Đối với rác thải: Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên. Ở cơ quan, nên tiết kiệm giấy, đọc kỹ văn bản trước khi in, tận dụng giấy một mặt… Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi ra ngoài đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi, picnic, nên thu dọn rác sạch sẽ, gọn gàng và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác xuống dòng sông, lòng đường, hè phố.

- Đối với cây xanh: Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà cũng như cơ quan, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.

- Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết…

- Đối với môi trường nước: Không vứt rác, xác chết động vật xuống dòng sông, ao hồ, bờ biển…

Đối với phong trào thanh niên: Thanh niên là tầng lớp tiên phong, đi đầu trong mọi phong trào và hoạt động. Thanh niên hãy cùng nhau kêu gọi mọi người chung tay giữ gìn vệ sinh chung, cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của chúng ta. Cụ thể, vào các thành lập Đoàn thanh niên (26/3), môi trường thế giới (5/6), toàn thanh niên tổ chức và phát động phong trào dọn vệ sinh lòng đường, hè phố, trồng và chăm sóc cây xanh, tuyên truyền cho mọi người dân cùng tham gia thực hiện.

Đối với các hội đoàn thể, cơ quan chính quyền: Hội phụ nữ, nông dân, các cơ quan ban ngành cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề môi trường; thường xuyên đưa các thông tin về bảo vệ môi trường trong các buổi hội họp; tập trung dân ở từng địa phương, tuyên dương, khen thưởng những gia đình thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường chung, những cá nhân tiêu biểu đã đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, chúng ta cần lên án, phê phán những trường hợp gây tác hại đến môi trường như vứt rác bừa bãi, không tham gia đóng phí vệ sinh môi trường, nhổ cây, bẻ cành và ngắt phá cây xanh…, xem xét về việc công nhận gia đình văn hóa hằng năm ở từng địa phương.

Đó là những việc nhỏ và đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể làm được. Hi vọng rằng, với bài viết này, mọi người, mọi nhà cùng nhau chung tay thực hiện để góp phần hình thành nếp sống văn minh hơn, đô thị xanh- sạch- đẹp hơn.

Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×