Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về đoạn trích “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại .....mụ chủ nhà ”

Cảm nhận của em về đoạn trích “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại .....mụ chủ nhà ”

2 trả lời
Hỏi chi tiết
3.089
5
4
Phạm An
13/04/2020 17:08:08

Chào em, em tham khảo nhé:

Tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên thể hiện rõ nét những đau đớn, tủi nhục khi vừa nghe tin làng mình theo giặc.

Diễn biến tâm trạng của ông Hai:

Mở bài: giới thiệu tác giả Kim Lân, tác phẩm Làng và tình yêu làng của ông Hai.

Thân bài:  phân tích chi tiết tâm trạng nhân vật 

* Đôi nét về nhân vật ông Hai: hoàn cảnh, tính cách, xuất thân.

* Tâm trạng của ông trong đoạn trích trên

- Khi nghe tin xấu, ông Hai sững sờ, xấu hổ, uất ức:“cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”.

- Từ đỉnh cao của niềm vui, niềm tin ông Hai rơi xuống vực thẳm của sự đau đớn, tủi hổ vì cái tin ấy quá bất ngờ.

- Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông“cúi gằm mặt mà đi”.

- Về đến nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Bao nhiêu điều tự hào về quê hương như sụp đổ  trong tâm hồn người nông dân rất mực yêu quê hương ấy. Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy.

- Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu. Ông quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài. “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa,ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam – nhông… là ông lủi ra một nhà ,nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!”

- Ông Hai rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng  khi nghĩ tới tương lai. Ông không biết đi đâu, về làng thì không được, vì về làng lúc này là đồng nghĩa với theo Tây, phản bội kháng chiến. Ở lại thì không xong, vì mụ chủ nhà đã đánh tiếng xua đuổi. Còn đi thi biết đi đâu bởi ai người ta chưa chấp dân làng Chợ Dầu phản bội.

-> Nếu như trước đây , tình yêu làng và tình yêu nước hòa quyện trong nhau thì lúc này, ông Hai buộc phải có sự lựa chọn.Quê hương và Tổ quốc, bên nào nặng hơn? Đó không phải là điều đơn giản vì với ông, làng Chợ Dầu đã trở thành một phần của cuộc đời, không dễ gì vứt bỏ; còn cách mạng là cứu cánh của gia đình ông, giúp cho gia đình ông thoát khỏi cuộc đời nô lệ.

- Cuối cùng, ông đã quyết định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy, tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu cũng không thể mãnh liệt hơn tình yêu đất nước. Đó là biểu hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của con người Việt Nam, khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung của cả cộng đồng.

Kết bài: khẳng định lại tinh thần yêu nước của người nông dân thời kì chống Pháp, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Phạm An
13/04/2020 17:30:37

Ý chính và thang điểm:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. 

- Giới thiệu được vẻ đẹp chung chủa nhân vật ông Hai trong đoạn trích: tình yêu làng sâu sắc hòa quyện với tinh thần kháng chiến.

- Giới thiệu chung: Ông Hai là nhân vật chính trong tác phẩm, là một lão nông quê ở làng Chợ Dầu đi tản cư theo kháng chiến. Ông là người yêu làng, yêu nước. Ở vùng tản cư, ông nhở làng da diết và luôn tự hào, tìm cách “khoe” tinh thần kháng chiến của làng.

- Tình yêu làng sâu sắc của ông Hai qua tình huống nghe tin làng theo giặc :

+ Ban đầu ông cảm thấy choáng váng, đau xót, bẽ bàng, tủi hổ,... vì không thể ngờ vùng quê mà ông hằng yêu dấu lại trở thành “làng Việt gian". 

+ Tin làng theo giặc tác động lên cả thể xác lẫn tinh thần ông Hai:

* Cổ nghẹn ắng lại, da mặt tê rần rần, lặng người đi, tưởng không thở được... Mặt cúi gằn xuống mà đi... Tâm trạng xấu hổ, bẽ bàng.

* Về nhà, nằm vật ra giường, chán nản, mệt mỏi. Nhìn lũ con tủi thân, khóc.  

+ Một loạt các câu hỏi hiện ra cho thấy tâm trạng phân vân, hoài | nghi của ông trước sự việc làng theo giặc. 

+ Từ xấu hổ, nhục nhã, ông chuyển sang, xót xa, lo lắng cho những ngày còn lại phải đối mặt với mọi người, với dư luận... 

- Tình yêu nước hòa quyện với tình yêu làng của ông Hai:

+ Tình yêu làng chính là cơ sở cho tình yêu nước của nhân vật ông Hai.

+ Trước sự việc "làng theo giặc", ông thể hiện nỗi căm giận những người ở lại làng đi làm Việt gian bán nước. 

=> Miêu tả diễn biến tâm trạng ông Hai sau khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, Kim Lân đã phản ánh những nét đẹp trong tâm hồn người nông dân sau cách mạng : yêu làng, yêu nước sâu sắc.

- Nghệ thuật:

+ Miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật tài tình. Ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư