Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển
đô thị ở đồng bằng sông Cửu Long ?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Dân cư:
+ Đồng bằng sông Cửu Long có dân số khá đông (16,7 triệu người năm 2002).
+ Mật độ dân số cao.
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số khá cao.
+ Về thành phần dân tộc, ngoài người Kinh còn có người Khơ - me, người Chăm, người Hoa.
- Xã hội:
+ Trình độ đô thị hóa còn thấp, tỉ lệ dân thành thị chưa cao.
+ Tỉ lệ hộ nghèo thấp, thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ trung bình cao.
+ Trình độ dân trí thấp.
* Phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị vì:
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng nhưng mặt bằng dân trí còn thấp, thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, làm hạn chế việc khai thác các tiềm năng để đẩy mạnh phát triển kinh tế.
- Tỉ lệ dân đô thị còn thấp cho thấy trình độ công nghiệp hóa ở đồng bằng còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm
⟹ Phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị sẽ:
- Thu hút mạnh hơn đầu tư của các vùng khác trong nước và của nước ngoài, từ đó phát huy tốt hơn các thế rnạnh về tự nhiên và lao động của vùng để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Tạo ra việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |