Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

15/04/2020 17:13:36
Giải bài có thưởng!

Câu trần thuật có đặc điểm hình thức của các câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán


Giải jup mk nhé
Câu 1: “Câu trần thuật có đặc điểm hình thức của các câu nghi vấn, câu cầu khiến, 
câu cảm thán”. Nhận xét trên đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 2: Khi viết câu trần thuật, người viết thường sử dụng dấu gì?
A. Dấu chấm B. Dấu hỏi C. Dấu chấm than
D. Một trong ba loại dấu trên đều đúng.
Câu 3: Trong 4 câu sau câu nào là câu trần thuật:
A. Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá. B. Hãy bỏ ngay thuốc lá!
C. Anh có thể tắt thuốc lá được không? D. Anh tắt thuốc lá đi!
Câu 4: Chức năng chính của câu trần thuật là gì?
A. Để hỏi B. Yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
C. Kể, thông báo, nhận định, miêu tả D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 5: Ngoài những chức năng chính trên, câu trần thuật còn dùng để?
A. Yêu cầu B. Đề nghị
C. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6: Trong 4 kiểu câu đã học, kiểu câu nào được sử dụng phổ biến nhất trong 
giao tiếp hằng ngày ?
A. Câu nghi vấn C. Câu cầu khiến B. Câu cảm thán D. Câu trần thuật
Câu 7: Câu nào dưới không dùng để kể, thông báo ?
A. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. (Hồ Chí Minh)
B. Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão. (Tôn-xtôi)
C. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới. (Tế Hanh)
D. Sáng ra bờ suối, tối vào hang. (Hồ Chí Minh)
Câu 8: Cho đoạn văn sau: “Một người thở dài. Người khác khẽ thì thầm hỏi:
- Ai đấy nhỉ?... Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên?
- Chả phải, từ ngày còn mồ ma ông cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu.
- Quái nhỉ?
Im một lúc, có người bỗng lại cười lên rung rúc:
- Hay là vợ anh cu Tràng? ừ khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta 
thèn thẹn hay đáo để.
- Ôi chao! Rời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết nó nuôi nổi nhau sống qua 
được cái thì này không ?” (Kim Lân, Vợ nhặt)
Đoạn văn có mấy câu trần thuật?
A. 5 câu B. 6 câu C. 7 câu D. 8 câu
Câu 9: Câu trần thuật sau dùng để làm gì?
“Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương”
A. Kể B. Miêu tả C. Thông báo D. Nhận định
Câu 10: Câu trần thuật sau dùng để làm gì? “Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy 
dạy các con.”
A. Kể B. Thông báo C. Nhận định D. Miêu tả
Câu 11: Câu phủ định là gì?
A. Là câu dùng để tả hoặc kể một sự việc nào đó. B. Là câu nêu điều thắc mắc cần được giải đáp.
C. Là câu sử dụng các từ ngữ phủ định (không, chưa, chẳng…), dùng để thông 
báo, xác nhận không có sự vật, sự việc … nào đó hoặc phản bác một ý kiến.
D. Là câu thông báo, xác nhận sự tồn tại của một sự vật, sự việc, hoạt động, tính 
chất.
Câu 12: Các câu phủ định sau:– Trời không rét lắm. – Trăng chưa lặn. Là câu 
phủ định miêu tả hay câu phủ định bác bỏ?
A. Câu phủ định miêu tả B. Câu phủ định bác bỏ.
Câu 13: Đọc các câu sau trong truyện “Thầy bói xem voi”
Thầy sờ voi bảo:
– Tưởng con voi như thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Thầy sờ ngà bảo:
– Không phải, nó chần chần như cái đòn càn.
Câu in chữ nghiêng là câu phủ định miêu tả hay câu phủ định bác bỏ.
A. Câu phủ định miêu tả B. Câu phủ định bác bỏ.
Câu 14: Về hình thức, hai câu dưới đây là câu phủ định hay câu khẳng định.
1.Em học sinh này không phải là không thông minh.
2.Không phải là tôi không hiểu anh.
A. Câu phủ định B. Câu khẳng định.
Câu 15: Về nội dung, hai câu đã dẫn ở bài tập 4 là câu phủ định hay câu khẳng 
định.
A. Câu phủ định B. Câu khẳng định.
Câu 16: các câu dưới đây có phải là câu phủ định không?
1.Giỏi gì mà giỏi 2.Ngôi nhà này đẹp à?
3.Cậu tưởng tớ thích quyển sổ ấy lắm đấy!
A. Câu phủ định B. Không phải câu phủ định.
Câu 17: Về nội dung, các câu nêu ở bài tập 6 có biểu thị ý phủ định hay không?
A. Có B. Không
Câu 18: Câu phủ định được phân thành mấy loại chính?
A. Hai loại B. Ba loại C. Bốn loại D. Năm loại.
Câu 19: Trong bốn kiểu câu đã học, kiểu câu nào được sử dụng nhiều nhất trong 
giao tiếp. Vì sao? ( 2 điểm)

0 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
586

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×