Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nghị luận xã hội với đề bài: Trẻ lang thang ở thành phố nơi em sinh sống (TP.HCM)

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.006
2
0
Deano
09/10/2017 22:01:15
Thời gian qua, trên các tuyến đường của TP. HCM, tình trạng người ăn xin lại xuất hiện ồ ạt với nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể, theo ghi nhận của chúng tôi tại ngã tư Nguyễn Thị Nhỏ - Hồng Bàng (quận 11) cứ cách 2 - 3 ngày lại xuất hiện một thanh niên khoảng 30 tuổi ngồi lì cả ngày, đưa mũ ra xin tiền người đi đường. 

Chưa hết, trong vòng nửa tháng trở lại đây, hiện tượng ăn xin là những phụ nữ dẫn trẻ em và trẻ em tự đi xin tiền cũng phổ biến rất nhiều. Địa bàn hoạt động chủ yếu là ở các ngã tư, khi dòng người lưu thông trên đường thưa dần thì di chuyển tới các quán cà phê, quán ăn... để xin tiền. 

Tại ngã tư đường Lý Thường Kiệt - 3/2 thường xuất hiện những người phụ nữ trạc 26 tuổi, ẵm theo đứa trẻ chờ các phương tiện vừa dừng đèn đỏ liền lao ra xin tiền: "Anh/chị ơi, con em bệnh và nhà ở xa quá không có tiền về, cho em xin ít tiền". Một số người thì lắc đầu nghi ngờ, còn một số vì thấy tội nghiệp đứa nhỏ nằm ngủ li bì nên tấp xe vào lề đường cho tiền.

Cũng ngay tại ngã tư tuyến đường này, nhưng ở một góc đối diện thỉnh thoảng hay bắt gặp một cụ già ngồi nói thầm trong miệng vừa chắp tay cầu xin người đi đường cho tiền. "Thương cảnh cụ già ngồi cả ngày ngoài trời nắng, một số người đi đường và người dân ở đây lại cho ít tiền rồi đề xuất đưa cụ vào Trung tâm bảo trợ xã hội", một người dân cho biết.

Trong khi đó, vào ban đêm tình trạng trẻ em hành khất xuất hiện khá nhiều tại một số tuyến đường như ngã tư Trần Nhân Tôn - Ngô Gia Tự (quận 10), đường An Dương Vương (quận 5) và khu vực chợ Tân Mỹ (quận 7). Những thiếu nữ khoảng 15 - 16 tuổi, bồng theo đứa trẻ đi xin tiền thường ăn mặc đen đúa, tóc tai bù xù cầm theo nón. Khi được đề nghị mời những đứa trẻ này ăn cơm thay vì cho tiền vì sợ nếu có người chăn dắt sẽ lấy hết, thì chúng không chịu, chỉ muốn xin tiền. 

Ngoài ra tại một số quốc lộ ở các quận ven TP. HCM cũng thường xuất hiện một nhóm 5 - 7 trẻ em da đen, đứng xin tiền tại giờ cao điểm ở ngã tư.

Trước đó vào cuối tháng 12/2014, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho biết đã thiết lập đường dây nóng 24/24h để tiếp nhận thông tin của người dân khi phát hiện người lang thang xin ăn. Theo đó, người dân có thể gọi vào các số máy: (08) 35.533.258 - Trung tâm Hỗ trợ xã hội và  0903.959.929 - Phòng Bảo trợ xã hội.

Ngay sau khi phát hiện những trường hợp ăn xin, chúng tôi đã liên hệ với đường dây nóng trên để phản ánh tình hình và được biết nơi đây vẫn đang tiếp nhận thông tin. "Thời gian gần đây cũng có nhiều điện thoại gọi phản ánh người ăn xin xuất hiện ồ ạt trở lại, chúng tôi sẽ tiếp nhận và báo xuống các quận/huyện để rà soát, đưa ra biện pháp kịp thời", đại diện Phòng Bảo trợ xã hội TP. HCM cho biết.

Được biết, thông tin từ Sở LĐ-TB&XH TP.HCM cho hay, tính đến ngày 12/6/2015, Trung tâm Hỗ trợ xã hội đã tiếp nhận 815 trường hợp người xin ăn và người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định trên địa bàn thành phố. Trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần cũng tiếp nhận 110 trường hợp người xin ăn, người sinh sống nơi công cộng có biểu hiện khuyết tật thần kinh, tâm thần.

Ngoài ra, Sở đề nghị các quận, huyện rà soát thường xuyên trên địa bàn, đặc biệt khu vực người xin ăn tái xuất để tổ chức tập trung kịp thời. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Trà Đặng
09/10/2017 22:02:05
Giải quyết vấn đề:
* Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ
- Theo số liệu của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, năm 2003 cả nước có trên 21.000 trẻ em lang thang cơ nhỡ, đông nhất là ở TP.HCM với 8.500 em. Năm 2008, mặc dù đã được các cá nhân, tổ chức thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy nhưng hiện vẫn còn trên 10.000 trẻ em không nơi nương tựa. Con số này không ngừng gia tăng.
- Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và rơi vào tệ nạn xã hội.
- Trẻ em đường phố đang có nguy cơ phạm tội ngày càng tăng; nạn xin ăn tràn lan ảnh hưởng tới văn minh đô thị.
- Trẻ em đang bị bóc lột sức lao động và nguy cơ bị xâm hại tình dục rất cao.
* Nguyên nhân
- Do đói nghèo: Trẻ đường phố thường xuất thân từ các gia đình nông dân nghèo hoặc gia đình mà bố mẹ không có việc làm, khó khăn về kinh tế và đông con (77% trẻ bỏ nhà ra đi vì gia đình nghèo khổ)
- Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập (23%)
- Còn lại là do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.
* Hiện nay, những " mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
* Ý nghĩa: 
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ là trách nhiệm không chỉ của cá nhân mà còn là của toàn xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.
* Các tổ chức cá nhân tiêu biểu:
Tổ chức: - Làng trẻ em SOS; Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ); Cô nhi viện Thánh An ( Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định); Chùa Kì Quang II ( Gò Vấp); Chùa Bồ Đề (Huế)...
Cá nhân: Mẹ Phạm Ngọc Oanh ( Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội); Thầy Koyama với mái ấm tình thương 37, Nguyễn Trãi, Huế...
* Quan điểm và biện pháp nhân rộng
Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.
Biện pháp nhân rộng:
* - Dùng biện pháp tuyên truyền.
* - Kêu gọi các cá nhân, tổ chức.
* - Quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện.
* - Thành lập đội thanh niên tình nguyện
2
0
Phương Dung
09/10/2017 22:03:32

1. Mở bài

– Mỗi con người trong cuộc đời được sinh ra và sống trong môi trường khác nhau. Có người may mắn được sống trong gia đình ấm êm hạnh phúc. Lại có người không may mất cha, mất mẹ, hoặc phải sống cuộc sống lang thang.

– Cảm thông với những số phận bất hạnh đó, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.

2. Thân bài

a) Giải thích

– Trẻ em lang thang, cơ nhỡ là những trẻ em ở lứa tuổi vị thành niên bị mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, do cha mẹ bất hòa, gia đình khó khăn hay một lí do nào đó mà không có người chăm sóc, nuôi dưỡng, sớm phải sống lang thang, tự lập.

b) Bàn luận

(1) Hoạt động giúp đỡ trẻ em lang thang, cơ nhỡ

– Cuộc sống của trẻ em lang thang, cơ nhỡ phần lớn là đói rách, nghèo khổ, không được học hành đến nơi đến chốn, không được bao bọc, chở che trong vòng tay yêu thương của cha mẹ hay người thân. Nhìn chung, đó là những trẻ em chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh bởi là trẻ thơ mà không có tuổi thơ.

– Trẻ em lang thang, cơ nhỡ đã và đang sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức: luôn bị đói nghèo, bệnh tật đe dọa; bị bóc lột sức lao động; dễ bị kẻ xấu lạm dụng, lợi dụng làm việc phạm pháp; dễ bị tha hóa; cuộc sống không ổn định; tương lai mờ mịt, sống hôm nay mà không biết ngày mai sẽ ra sao…

– Trên khắp cả nước, có nhiều tập thể, cá nhân tự nguyện chung tay giúp đỡ những trẻ em bất hạnh này:

+ Sư thầy Đàm Thích Lan ở chùa Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội) đón nhận nuôi dưỡng 50 trẻ em bị bỏ rơi, cha mẹ bỏ nhau, cha mẹ nghiện ngập đem con gửi nhà chùa nuôi rồi không trở lại, người già neo đơn. Hàng ngày, sư thầy dạy các trẻ những điều thiện theo giáo lí Phật, cho học văn hóa, dạy các em làm những công việc nhà chùa theo sức của mình.

+ Cô nhi viện Thánh An (Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định) sẵn sàng tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, trẻ bị khuyết tật như bại liệt, thần kinh, bị di chứng chất độc màu da cam không phân biệt lương – giáo. Cô nhi viện đã giúp các em học văn hóa, dạy nghề để hòa nhập cộng đồng. Từ 1993 đến nay đã nhận 201 trẻ mồ côi, bị bỏ rơi. Trong số đó, đã có 23 em được nhận làm con nuôi, 8 em đi học đại học, 9 em đang học THPT, 22 em đang học từ mẫu giáo đến THCS, 6 em đã trưởng thành, đi làm ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…

+ Mái ấm Diệu Giác (phường Bình An, quận 2, tp. Hồ Chí Minh) có 17 bà mẹ ngày đêm túc trực, chăm lo cho 120 đứa con từ 4 ngày tuổi đến 18 tuổi. Các mẹ làm tất bật như một doanh nhân. Chỉ khác ở chỗ, các doanh nhân thì có phúc lợi, lương bổng, còn với những người mẹ hiền làm việc suốt 24 giờ một ngày không lương bổng này thì niềm vui duy nhất là nhìn thấy các con khỏe mạnh, khôn lớn, con nào cũng ngoan ngoãn, lễ phép. Từ mái ấm tình thương này đã có 3 em học Đại học Giao thông vận tải tp Hồ Chí Minh, 3 em đi làm ở nhà in chuẩn bị trở về dạy nghề cho các em nhỏ ở nhà.

+ Nhiều cá nhân, tập thể hảo tâm tuy không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em lang thang, cơ nhỡ nhưng luôn sẵn lòng ủng hộ, vận động quyên góp tiền, quần áo, sách vở, thuốc men cho những cá nhân và tập thể đang cưu mang những trẻ em bất hạnh. Đáng quan tâm là những cuộc vận động lớn như Nhịp cầu trái tim, Nối vòng tay lớn… được tổ chức thường xuyên mỗi năm.

(2) Ý nghĩa của hoạt động

– Góp phần giảm bớt những bất hạnh mà trẻ em lang thang, cơ nhỡ đang phải gánh chịu; trả lại cho các em cuộc sống hạnh phúc, nụ cười hồn nhiên thơ trẻ;

– Giúp các em có môi trường lành mạnh để phát triển nhân cách, tạo cho các em cơ hội thuận lợi để sống tự lập khi bước vào cuộc sống; giảm bớt nguy cơ tội phạm và tệ nạn xã hội.

– Thể hiện bản chất và truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam. Góp phần xây dựng một xã hội mà con người coi trọng tình yêu thương – cơ sở của một xã hội văn minh, tốt đẹp.

(3) Mở rộng, phản đề

– Mọi hành động giúp đỡ cần xuất phát từ tấm lòng chân thành, từ sự cảm thông, chia sẻ và tấm lòng cam tâm tình nguyện chứ không nhằm mục đích khác.

– Phê phán trong xã hội vẫn còn có những kẻ vô cảm, coi khinh thậm chí là nhục mạ những đứa trẻ lang thang, hoặc biến những đứa trẻ trở thành công cụ để thu lợi nhuận.

c) Bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức: Đây là một hoạt động có ý nghĩa xã hội lớn lao, mang tính nhân đạo sâu sắc.

– Hành động:

+ Khâm phục, cảm động trước tấm lòng nhân hậu, nghĩa cử cao đẹp của những cá nhân, tập thể đang nuôi dưỡng, ủng hộ, giúp đỡ trẻ em lang thang, cơ nhỡ.

+ Tình nguyện, tự giác tham gia các hoạt động giúp đỡ trẻ em bất hạnh ở nơi cư trú, học tập hay công tác: quyên góp sách vở, đồ dùng sinh hoạt; chăm sóc trẻ em bất hạnh trong các mái ấm, cơ sở tình thương; dạy văn hóa, trò chuyện, tâm tình… với trẻ.

+ Tích cực tuyên truyền, vận động cộng đồng chung tay giúp đỡ trẻ em lang thang, cơ nhỡ.

3. Kết bài

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan

Thế nhưng, đâu phải đứa trẻ nào sinh ra cũng có được niềm hạnh phúc bình thường, giản dị ấy? Còn nhiều lắm những số phận bất hạnh ngoài kia. Cần nhiều lắm những bàn tay chia sẻ, yêu thương để không còn nữa những thân phận trẻ em lang thang, cơ nhỡ.

2
0
Vu Thien
09/10/2017 22:04:15
Cuộc sống thường nhật ồn ã là thế, vội vã là thế, và, mỗi người trong chúng ta đều có thể dễ dàng để vụt qua một ngày trong quỹ thời gian của mình một cách lãng phí chỉ để ngủ, mua sắm hay lang thang “internet”.. và đấy có chăng cũng chỉ là một ngày của những con người nhàn rỗi, giàu có. Thế nhưng một ngày của những con người nhàn rỗi, giàu có ấy là cả một chặng đường mưu sinh đầy khó khăn, gian khổ của những người lao động nghèo khó, những đứa trẻ “đường phố”- trẻ em lang thang, cơ nhỡ- để kiếm kế sinh nhai.

Cuộc sống là thế đấy các bạn ạ! Nó chính là một ông thầy khắc nghiệt. “Ông thầy” ấy có thể đưa chúng ta đến đỉnh vinh quang của cuộc đời, nhưng cũng chính “ông ấy” sẽ thẳng tay triệt tiêu ngay chúng ta khi ta mới chỉ bước vào “bài học đầu tiên”. Thế kỉ XXI, một cuộc sống hiện đại, mỗi ngày là một cuộc chạy đua họi nhập, phát triển như vũ bão, trên đường đua này nước ta không ngừng tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, và cũng không tránh khỏi việc nền văn hóa bị lai căng, pha tạp. Sự pha tạp, lai căng nền văn hóa phương Tây được thể hiện nhiều nhất ở giới trẻ mà những biểu hiện của nó hiện nay đó là: khái niệm “sống thử”, các mối quan hệ tình dục không lành mạnh, sự ràng buộc của phong tục tập quán, lễ giáo phong kiến bị phá vỡ làm cho việc kết hôn và li hôn của giới trẻ hiện nay trở nên dễ dàng hơn, sự quan tâm, giáo dục của cha mẹ đối với con cái trở nên lỏng lẽo, làm cho tầng lớp thanh thiếu niên có lối sống buông thả; các tệ nạn xã họi ngày càng phát sinh và phát triển…Và kết quả của những cách nghĩ, và hành động ấy là những mảnh đời bén nở, lang thang, côi cút giữa giông tố cuộc đời, để rồi ta có khái niệm “trẻ em lang thang, cơ nhỡ”!

Đấy chính là thực trạng của cuộc sống hiện tại, trên đất nước ta, trong các thành phố, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh trẻ em đang lao động, mưu sinh dưới nhiều hình thức, với nhiều lứa tuổi( khoảng từ 9, 10 đến 16, 17 tuổi), cái tuổi mà đáng lẽ các em phải chăm sóc, bảo vệ, vui chơi, học hành. Vậy mà hằng ngày các em lại phải lặn lỗi với chồng báo, sấp vé số, khay bánh, hay bưng bê rửa chén bát trong các quán ăn. Một bộ phận khác lại tụ tập thành lập băng nhóm trộm cắp. Các em- những trẻ em lang thang, cơ nhỡ- những trang giấy trắng tinh khôi rất dễ dàng bị “nhuốm màu cuộc sống”, dễ bị tiêm nhiễm, bị sa vào các tệ nạn xã hội, một khi các em trở thành đối tượng của các thể lực xấu. Và mĩ quan đô thị cũng sẽ bị các em làm mất dần khi vì mưu sinh mà các em cứ bám lấy khách du lịch nước ngoài để mong kiếm “chút đỉnh”.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Chính giờ phút này đây câu ca dao trên của ông cha ta thật sự có giá trị hơn bao giờ hết. Tình thương là cơ sở quan trọng nhất tạp nên cái đẹp của xã hội xã hội chủ nghĩa. Tình thương là hạnh phúc của con người, là tình cảm cao đẹp thuộc bản chất của người lao động. tình yêu thương, sự cưu mang, sẻ chia, giúp đỡ giữa con người với con người, với những mảnh đời bất hạnh hơn mình, đã làm xuất hiện ngày càng nhiều các hội bảo trợ xã hội, các nhà mở, mái ấm tình thương trên khắp mọi miền của Tổ Quốc, làm cho các em- trẻ em lang thang, cơ nhỡ- xích lại gần hơn với cuộc sống lành mạnh, thoát li các em khỏi cuộc mưu sinh “cơm áo gạo tiền”, giúp các em trở lại “đúng với lứa tuổi”, để các em được giáo dục, được hưởng những quyền lời vốn có của mình, có thể kể đến các trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ trẻ em lang thang, cơ nhõ đã và đang hoạt động mạnh đó là làng trẻ em SOS, một trong những làng trẻ nhận được nhiều nhất sự quan tâm, tài trợ của các cơ quan, tổ chức từ thiện; hầu hết các em ở đây đều là những em mồ côi, bị bỏ rơi, lang thang cơ nhỡ không nơi nương tựa. Mái ấm của các em là được sự yêu thương chăm sóc của nhiều người, các em được vui chơi, học hành như các trẻ em khác. Các em được sống trong mô hình gia đình, mỗi gia đình có mười em và có một mẹ mà chúng gọi với một cái tên rất thân thương là mẹ SOS. Bên cạnh làng SOS còn có làng trẻ em BIRLA ở phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội trải qua gần 20 năm hoạt động; trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp tọa lạc ở phường 4, thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những trung tâm bảo trợ trẻ em lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh từ trước giải phóng; ngoài ra ở thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều trung tâm khác như: trung tâm nuôi dưỡng bảo vệ trẻ em Tân Bình, trung tâm bảo trợ xã họi trẻ em thiệt thòi (Christina Noble Children’s Foundation) ở phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh và còn với 15 mái ấm ở quận 8 với hơn 14 năm thành lập; trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hoa Mai, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng hoạt động từ năm 2002 và hiện đang nuôi dưỡng 45 trẻ mồ côi; xuống đến Hậu Giang ta có thêm Nhà nuôi trẻ mồ côi Hướng Dương, thị trấn Cái Tắc, tỉnh Hậu Giang được thành lập thừ năm 1996, với hơn 30 em được nuôi dưỡng… Bên cạnh các trung tâm, các nhà mở còn có nhiều hơn nữa các cá nhân, gia đình, các ngôi chùa cũng sẵn sàng “mở rộng vòng tay” với các em. Bước vào cửa chùa Bồ Đề, Hà Nội ngoài tiếng chuông chùa thiêng liêng ta còn có thể bắt gặp tiếng khóc của trẻ em, điều này không còn là điều lạ lẫm với khách viếng chùa, vì chùa đang nuôi dưỡng đến hơn 10 đứa trẻ sơ sinh và chùa còn giành ra một góc cho việc sinh hoạt vui chơi của các trẻ em mồ côi độ tuổi từ 13 đến 14 tuổi; hình ảnh những gương mặt bụ bẫm, đáng yêu đang lim dim ngủ say như thiên thần của hơn 10 em bé ờ chùa Bồ Đề đập vào mắt tôi, khiến tôi không phải đau lòng, buồn thương cho số phận bất hạnh mà các bé phải gánh chịu ngay khi mới chào đời, nỗi căm giận những con người vô trách nhiệm đã sinh thành để rồi bỏ rơi chúng lạc lõng giữa cuộc đời. Qua đó, mỗi người chúng ta mới thực sự được thức tỉnh, mới thật sự cảm nhận được tình cảm gia đình và niềm hạnh phúc có một gia đình nó vô giá đến nhường nào, làm cho chúng ta ý thức hơn nữa về trách nhiệm của từng thanh niên trong một gia đình, trách nhiệm của từng thành viên trong một gia đình, trách nhiệm của từng gia đình đối với xã hội, của mỗi cá nhân đối với cộng đồng. Và đừng sống chỉ vì chính bản thân của các bạn mà hãy sống cho cả cộng đồng, cả xã hội.

Tôi mong sao ngày càng có nhiều hơn nữa các cá nhân, gia đình, tổ chức nhân rộng tấm lòng vàng của mình, để thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Tôi xin lấy lời của ca khúc “Đứa bé” để gửi đến các bạn một thông điệp rằng: “Hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tình thương nhân ái của con người và hãy lau khô cuộc đời em bằng tất cả trái tim con người Việt Nam.”

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×