Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết các đoạn văn nêu cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả trước cảnh vật bên ngoài lăng Bác trong bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương

viết các đoạn văn nêu cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả trước cảnh vật bên ngoài lăng bác trong bài thơ viếng lăng bác của tác giả vĩnh phương

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.000
2
2
Nga
25/07/2020 15:45:05
+5đ tặng

Trong bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương, nhà thơ đã có những dòng thơ vô cùng xúc động về cảm xúc của mình khi hòa vào dòng người đi vào viếng Bác:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

Câu thơ "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" là câu sử dụng hình ảnh ẩn dụ vô cùng đặc sắc. Hình ảnh "mặt trời" đầu tiên là hình ảnh của mặt trời tả thực của vũ trụ còn hình ảnh "mặt trời" thứ hai chính là hình ảnh ẩn dụ của Bác. Nhờ có hình ảnh ẩn dụ này, tác giả đã nhấn mạnh được tầm quan trọng và sự vĩ đại, bất tử như vũ trụ của Người. Nếu như mặt trời quan trọng với sinh vật trên trái đất thì Bác Hồ chính là vầng thái dương không bao giờ tắt, mang đến ánh sáng và hy vọng cho dân tộc VN vượt khỏi ách nô lệ và lầm than. Hai câu thơ tiếp theo là hình ảnh của đoàn người vào thăm viếng Hồ Chủ tịch. Hai từ "thương nhớ" đã bộc lộ sự tiếc thương và kính yêu của nhân dân đối với Bác đến muôn đời. Điệp ngữ "Ngày ngày" đã cho thấy một sự lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác của dòng người vào lăng viếng Bác cũng như sự tuần hoàn của vũ trụ. Ngày ngày, thời gian vẫn trôi đi, vũ trụ vẫn chuyển động, nhân dân vẫn thương nhớ và Bác thì đã đi vào giấc ngủ vĩnh hằng mãi mãi. Tiếp theo hình ảnh "bảy mươi chín mùa xuân" là hình ảnh vô cùng đặc sắc thể hiện sự kính yêu của nhân dân đối với Bác. Hình ảnh "tràng hoa" không chỉ thay thể được "vòng hoa" (gợi sự buồn thương) mà còn nhấn mạnh được tình yêu và sự kính trọng Bác của nhân dân VN. Hình ảnh hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân" có ý nghĩa là trng 79 năm Bác sống và làm việc, Người đã đem đến 79 mùa xuân tươi đẹp của đất nước. Bác luôn sống và bất tử trong trái tim của nhân dân VN. Tóm lại, khổ thơ thứ hai là khổ thơ xúc động kể về tình yêu thương và sự kính trọng của nhân dân VN đối với Bác Hồ vĩ đại

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nga
25/07/2020 15:45:13
+4đ tặng
Khổ thơ đầu là những cảm xúc của nhà thơ khi đã đến lăng Bác, đứng trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng. Câu thơ đầu “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” như một thông báo giản dị mà chứa đựng bao tình cảm thân thương. Tác giả xưng “con ” gọi “Bác” thể hiện tình cảm vừa gần gũi vừa thành kính. Đây là cách xưng hô thường thấy với Bác, nhưng với Viễn Phương, nó vẫn mang sắc thái tình cảm riêng, bởi ông là người con của miền Nam, miền Nam anh dũng chiến đấu, miền Nam trong trái tim Bác. Nhà thơ không nói ra “viếng” mà là ra “thăm”, như con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ. Nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có gì ngậm ngùi.Hình ảnh đầu tiên và cũng là ấn tượng đậm nét với tác giả về cảnh quan bên lăng Bác là hình ảnh hàng tre. Dường như nóng lòng, hồi hộp, nhà thơ đã đến lăng từ rất sớm, từ “trong sương”, và tới đây nhà thơ lại bắt gặp một hình ảnh rất đỗi thân thương của quê hương Việt Nam: cây tre. Lăng Bác như ở trong tre, giữa tre. Hàng tre “bát ngát” chạy dài quanh lăng, “xanh xanh” màu đất nước Việt Nam, hàng tre sống trong mọi không gian, thời gian: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Cây tre từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc. Trong cái nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa thực, vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Hàng tre ấy cũng là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây giữ giấc ngủ bình yên cho Người. Hàng tre như những chiến sĩ đang canh giấc cho Bác. Đó cũng là hình ảnh của dân tộc kiên cường, bất khuất, gắn bó, trung thành bên Bác. Hình ảnh hàng tre như khúc dạo đầu đã nói lên bao xúc động, bồi bồi của nhà thơ khi đến bên lăng Người.
1
1
Nga
25/07/2020 15:45:54
+3đ tặng

mạch cảm xúc của bài thơ được vận động theo hành trình của một cuộc vào lăng viếng Bác của nhân vật trữ tình. Mở đầu là tam trạng xúc động của nhà tho khi vào lăng viếng Bác: ''con ở miền Nam ra thăm lăng Bác .............. Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng'' câu thơ mở đầu :''con o mien Nam ra tham lăng Bác''chỉ gọn nhu 1 thong báo nhưng lại ẩn chứa bao xúc độngbồi hồi của một nguoi từ chiến truong miền Nam sau bao năm mong mỏi bây h mới đc ra viếng lang Bác.Nhà tho xưng con vs Bác thật than mật gần gũi thành kính. Cách xung hô ấy ko phải mới lạ bởi tất cả những nguoi dân Việt Nam đều là con của Bác như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

'' Ngươi ko con mà có trieu con

nhân dân ta gọi Nguoi là Bác''

nhà tho dùng từ ''thăm'' thay cho từ ''viếng'' ở nhan đề bài thơ để giảm nỗi đau thuong mất mát cũng nhu bày tỏ niem tin rằng Bác còn sống mãi trong lòng mỗi nguoi dân Viet Nam. Khi đến lăng Bác,hình ảnh gây ấn tuong nhất vs nhà tho là hình ảnh 'hàng tre'bát ngát trong suong sớm của quảng truong Ba Đình.từ hìn ảnh hàng tr mang ý nghĩa tả thuc gợi cảm giác quen thuoc gần gũi quen thuoc của làng quê đất nuoc Viet Nam, nhà tho liên tuong đến 'hàng tre xanh xanh Viet Nam-Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng' . hình ảnh hàng tre lúc này đã trở thành mot ẩn dụ sáng tạo tuong trung cho nhung pham chat cao quý của con nguoi VN dân toc VN:dũng ảm,bất khuat,kien cuong. Như vậy, ở kho tho đầu tien,vs bien pháp nhan hóa ẩn dụ, nhà tho đã thể hien niem xúc động tự hào khi vào lăng viếng Bác.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo