Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy giới thiệu những nét nổi bật về Lý Công Uẩn?

Em hãy giới thiệu những nét nổi bật về Lý Công Uẩn?
 

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
355
0
0
Meichan
21/04/2020 20:44:43
Lý Công Uẩn (974 - 1028) người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là Bắc Ninh), từ nhỏ ông là một cậu bé dĩnh ngộ hơn người, lại được sự nuôi dạy của hai nhà trí thức lớn đương thời là sư Lý Khánh Văn và Thiền sư Đạo Hạnh. Khi mới 20 tuổi Lý Công Uẩn được đưa vào triều làm một chức quan võ. Vốn là người thông minh, có sức khoẻ và chí lớn, Công Uẩn từ đó ngày càng được tin cậy trong triều, về sau làm tới điện tiền chỉ huy sứ và trở thành trụ cột của nhà tiền Lê.

 

 

Vì vậy ngay sau khi Lê Long Đĩnh mất, mọi triều thần đều nhận thấy Lý Công Uẩn là người khoan hoà, nhân thứ và được lòng muôn dân nên cuộc chuyển giao triều đại từ họ Lê sang họ Lý đã diễn ra một cách hoà bình êm thấm. Lý Công Uẩn lên ngôi vương, triều Lý được thành lập, công lao đó thuộc về Thiền sư Đạo Hạnh cùng những bài kệ, sấm ký kỳ lạ của ông và sự hợp tác vận động ngầm trong triều của quan Chi Hậu Cam Mộc- một người rất mực trung hậu và quyết đoán trong triều.

 

Trong gần 20 năm làm vua (1010- 1028), ngoài những công lao to lớn đối với nhà Lý trên phương diện kinh tế, văn hoá, củng cố tư thế độc lập tự chủ dân tộc, ông đã có một đóng góp nổi bật mang ý nghĩa lịch sử đó là công cuộc thiên đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, mở đầu cho một giai đoạn mới có ý nghĩa quyết định với vận mệnh dân tộc của đất Thăng Long nói riêng và cả nước nói chung.

 

Nước Đại Cồ Việt đầu thế kỷ XI đã diễn ra một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu bước phát triển quan trọng của quốc gia phong kiến độc lập. Đó là cuộc dời đô từ Hoa Lư về Đại La, Thăng Long - Đông Đô và là Hà Nội ngày nay. Sự kiện đó gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Lý Công Uẩn, vị vua sáng nghiệp triều Lý (1009-1225), một trong những triều đại hùng mạnh nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.

 

Từ khi lên ngôi Lý Công Uẩn đã thực thi nhiều chính sách trị nước mang tinh thần vị tha bác ái và chủ nghĩa nhân đạo cao cả. Phải chăng điều đó xuất phát từ nguồn gốc nhà chùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Phật giáo của ông, cũng như trong quyết định dời đô sáng suốt của ông cũng có sự tham mưu của Lý Khánh Văn và Đạo Hạnh (lúc này đã là quốc sư).

 

Nước Đại Việt kể từ các triều đại vua Hùng đã diễn ra nhiều cuộc định đô và dời đô, mỗi lần như vậy hoặc là phản ánh yêu cầu khác nhau của từng giai đoạn lịch sử, hoặc là chọn vùng ảnh hưởng của người đứng đầu và thông thường là quê hương. Vì thế mới có đất Phong Châu của vua Hùng, Cổ Loa của Thục Phán, Mê Linh của hai bà Trưng, Hoa Lư của Đinh Bộ Lĩnh...nhưng đến Công Uẩn thì ông lại không chọn Bắc Ninh, mặc dầu đó là quê gốc mà lại chọn Đại La. Điều đó chứng tỏ Lý Thái Tổ đã không chỉ có tầm nhìn chiến lược mà còn thấy rõ được vận hội quốc gia cùng xu thế đi lên của thời đại. Ông đã nhìn thấy được bệ đỡ cho chính quyền trung ương lúc này không còn là thành cao hào sâu nưã mà chính là kinh tế và quân đội, và hai yếu tố đó cũng là động lực để phát triển một quốc gia hùng mạnh và thực tế đã đúng như vâỵ.

 

Cuộc chuyển đô lịch sử đã đồng thời mang lại nhiều hệ quả tích cực, chính quyền trung ương ở vào nơi trung tâm đất nước, với vị trí giao thông thuận lợi cả bộ lẫn thuỷ, đây là điều kiện cực kỳ thuận lợi để thâu tóm và chi phối các địa phương đồng thời phát huy được thế mạnh của cả vùng châu thổ sông Hồng. Chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh, tượng đồng Quỳnh Lâm, bốn vật được coi là tứ đại khí, chính là sản phẩm của giai đoạn này, giai đoạn mà công việc xây dựng và hưng thịnh đất nước bắt đầu bước vào quy mô lớn. Tiếp theo là hàng loạt các công trình khác cũng được các vua kế nghiệp nhà Lý phát huy: 1042 ban bộ hình thư, 1070 dựng Văn miếu, 1076 Quốc tử giám được thành lập, nền đại học Việt Nam bắt đầu hình thành. Đặc biệt cuộc Nam chinh, Bắc phạt dưới thời Lý thắng lơị đã chứng tỏ sự vững mạnh về kinh tế và quân sự của thời đại này.

 

Từ một sự lựa chọn sáng suốt của Lý Thái Tổ ở thế kỷ XI, Thăng Long Hà Nội đã đi vào lịch sử đất nước như một thủ đô của muôn đời. Điều đó càng cho thấy giá trị trường tồn của chiếu dời đô mà nhà vua đã công bố cách đây ngót 1000 năm. Đối với lịch sử Việt Nam, chiếu dời đô của Lý Thái Tổ ngoài ý nghĩa là một tuyên cáo cho kỷ nguyên độc lập và phát triển lớn mạnh của dân tộc còn là những phác thảo đầu tiên cho cả một hệ tư tưởng Lý. ở đây với các yếu tố Phật, Nho, Đạo đã kết hợp nhuần nhuyễn với các yếu tố tín ngưỡngvà truyền thống dân tộc tạo nên áng thiên cổ hùng văn, để rồi tiếp nối sau đó là các áng văn hùng tráng như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Cáo bình ngô và Tuyên ngôn độc lập đã làm thành một dòng văn hùng khí Thăng Long mà Lý Thái Tổ vị vua khai nghiệp nhà Lý, đặt mốc Thăng Long đã khơi nguồn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Huyền Dịu
21/04/2020 21:07:40
Lý Công Uẩn (974 - 1028) người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là Bắc Ninh), từ nhỏ ông là một cậu bé dĩnh ngộ hơn người, lại được sự nuôi dạy của hai nhà trí thức lớn đương thời là sư Lý Khánh Văn và Thiền sư Đạo Hạnh. Khi mới 20 tuổi Lý Công Uẩn được đưa vào triều làm một chức quan võ. Vốn là người thông minh, có sức khoẻ và chí lớn, Công Uẩn từ đó ngày càng được tin cậy trong triều, về sau làm tới điện tiền chỉ huy sứ và trở thành trụ cột của nhà tiền Lê.


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×