Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vật lý - Lớp 8
25/04/2020 13:57:27
Giải bài có thưởng!

Quả táo đang ở trên cây, cơ năng của quả táo thuộc dạng nào

Các bạn ơi giúp mình với

Câu 1: Quả táo đang ở trên cây, cơ năng của quả táo thuộc dạng nào?

A. Thế năng đàn hồi; C. Thế năng hấp dẫn;

B. Động năng; D. Thế năng hấp dẫn và động năng.

Câu 2: Một hành khách ngồi trên một ôtô đang chuyển động, lấy mặt đất làm mốc tính thế năng thì cơ năng của hành khách tồn tại ở dạng nào?

A. Động năng và thế năng đàn hồi
B. Thế năng hấp dẫn
C. Động năng
D. Động năng và thế năng hấp dẫn.

Câu 3: Hùng thực hiện được một công 36KJ trong 10 phút. Hiếu thực hiện được một công 42KJ trong thời gian 14 phút. Ai làm việc khoẻ hơn?

A. Hùng làm việc khoẻ hơn Hiếu;

B. Hiếu làm việc khoẻ hơn Hùng.

C. Hai người làm việc khoẻ như nhau.

D. Không so sánh được.

Câu 3.1: Một người chạy từ chân dốc tới đỉnh dốc với vận tốc không đổi. trong quá trình chạy của người đó thì:

A. Thế năng tăng, động năng không đổi;

B. Thế năng tăng, động năng giảm;

C. Thế năng và động năng không đổi;

D. Thế năng giảm, động năng tăng.

Câu 4: Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo 800N. Trong 4 phút công thực hiện được là 480KJ. Vận tốc chuyển động của xe là:

A. 2,5m/s;               B. 150m/s;           C. 0,15m/s;        D. 25m/s

Câu 5: Hai vật M và N đang rơi có khối lượng như nhau. So sánh thế năng và động năng của chúng ở cùng một độ cao ta thấy:

A. Thế năng và động năng của 2 vật như nhau.

B. Thế năng như nhau, động năng của vật M lớn hơn vậtN.

C. Thế năng như nhau, động năng của chúng không so sánh được.

D. Thế năng như nhau, động năng của vật M nhỏ hơn vật N.

Câu 6: Điền vào chỗ trống những từ cho đúng ý nghĩa vật lí. ........ là một nhóm các nguyên tử kêt hợp lại.

A. Nguyên tử.           B. Phân tử.              C. Vật.                  D. Chất.

Câu 7: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 24, thời gian làm 3 phút)

Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Câu giải thích nào sau đây là đúng?

A. Vì khuấy nhiều nước và đường cùng nóng lên.

B. Vì khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.

C. Một cách giải thích khác.

D. Vì khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc tăng.

Câu 8: Đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị nào sau đây?

A. 200cm3
B. 100cm3.
C. Nhỏ hơn 200cm3
D. Lớn hơn 200cm3

Câu 9: Trộn lẫn một lượng rượu có thể tích V1 và khối lượng m1 vào một lượng nước có thể tích V2 và khối lượng m2. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Khối lượng hỗn hợp (rượu + nước) là m < m1 + m2

B. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V > V1 + V2

C. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V < V1 + V2

D. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V = V1 + V2

Câu 10:Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của các chất?

A. Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách.

B. Các phát biểu nêu ra đều đúng.

C. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử, nguyên tử

D. Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.

Câu 11: Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao chứng tỏ:

A. Các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa
B Các phân tử nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động
C. Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.
D. Hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước

Câu 12: Chọn câu sai. Chuyển động nhiệt của các phân tử của một chất khí có các tính chất sau:

A. Các vận tốc của các phân tử có thể rất khác nhau về độ lớn.

B. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn.

C. Sau mỗi va chạm độ lớn vận tốc của các phân tử không thay đổi.

D. Khi chuyển động các phân tử va chạm nhau.

Câu 13: Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi:

A. Khi giảm nhiệt độ của khối khí.

B. Khi tăng nhiệt độ của khối khí.

C. Khi cho khối khí dãn nở.

D. Khi tăng độ chênh lệch nhiệt độ trong khối khí.

Câu 14: Chọn câu trả lời đúng. Chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật được gọi là chuyển động nhiệt bởi vì:

A. Vật có nhiệt lượng càng nhiều thì các hạt chuyển động càng mạnh mẽ.

B. Phải nung nóng vật thì các hạt mới chuyển động.

C. Chuyển động của các phân tử, nguyên tử liên quan chặt chẽ tới nhiệt độ của vật.

D. Chuyển động này là đối tượng nghiên cứu của Nhiệt học.

Câu 15: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?

A. Khối lượng của vật

B. Trọng lượng của vật.

C. Nhiệt độ của vật.

D. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật.

Câu 16: Nung nóng một miếng sắt rồi thả vào cốc nước lạnh, nhiệt năng của chúng thay đổi thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:

A. Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự thực hiện công.

B. Nhiệt năng của miếng sắt và của nước đều tăng. Không có sự truyền nhiệt.

C. Nhiệt năng của miếng sắt tăng, nhiệt năng của nước giảm. Đây là sự thực hiện công.

D. Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của một vật?

A. Chỉ có những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.

B. Chỉ có những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng. C. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng đều có nhiệt năng.

D. Chỉ có những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.

Câu 18: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?

A. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng.

B. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng.

C. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng tăng.

D. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì thể tích của vật cũng tăng.

Câu 19: Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 900C vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 240C), nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi thế nào? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây: A. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.

B. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm. C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.

D. Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của nước giảm. Câu 20: Chọn câu đúng. Nung nóng một cục sắt rồi thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:

A. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.

B. Từ cơ năng sang cơ năng.

C. Từ cơ năng sang nhiệt năng.

D. Từ nhiệt năng sang cơ năng.

0 trả lời
Hỏi chi tiết
2.885

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Vật lý mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo