Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu phong cách thơ Hồ Chí Minh - Phân tích bài thơ Đi Đường (Hồ Chí Minh) - Phân tích bài thơ Vọng Nguyệt (Hồ Chí Minh)

1.Nêu phong cách thơ Hồ Chí Minh
2. Phân tích bài thơ Đi Đường (Hồ Chí Minh)
3. Phân tích bài thơ Vọng Nguyệt (Hồ Chí Minh)

3 trả lời
Hỏi chi tiết
505
1
0
Nguyentrongnghia
25/04/2020 21:37:28
1.Văn thơ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có phong cách độc đáo ,đa dạng mà thống nhất, kết hợp sâu sắc nhuần nhị giữa chính trị và văn chương , giữa tư tưởng và nghệ thuật , giữa truyền thống và hiện đại. Mỗi thể loại văn học, Người lại có phong cách độc đáo riêng biệt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyentrongnghia
25/04/2020 21:39:45
2.M.Goóc-ki từng nói “Kì lạ thay con người!”. Con người đến với cuộc đời và khẳng định sự tồn tại của mình bằng chính ý chí, nghị lực và một trái tim bao la. Đường đời với biết bao thử thách chính là lửa thử vàng để vàng càng sáng. Trong tập thơ Nhật kí trong tù, ta luôn bắt gặp một con người như thế. Bài thơ Đi đường cũng giống như những bài thơ chuyển lao khác như: Đi Nam Ninh, Chiều tối, Giải đi sớm,… không chỉ diễn tả nỗi gian nan của người tù trên bước đường chuyển lao mà hơn hết thể hiện một thái độ mang tính chất triết lí trước những chặng đường đời đầy thử thách và phong thái của một con người có tầm vóc cao cả.

    Câu thơ đầu tiên Bác dành để nói về việc đi đường. Nhưng không phải là lời kêu than của một người đã trải qua biết bao chặng đường chuyển lao mà nó như một lời khẳng định, suy ngẫm bằng sự trải nghiệm thấm thía của chính người đi đường:

“Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.”

    Câu thơ như một triết lí của con người từng trải. Có đi đường, có trải qua những khó khăn vất vả trên những chặng đường mới thấm thía được nỗi gian nan, mới biết gian khổ là gì. Bài học này không có gì là mới lạ nhưng phải bằng chính những thử thách, trải nghiệm của bản thân mới có sự nhận thức sâu sắc được như vậy. Câu thơ giản dị mà chứa đựng cả một chân lí  hiển nhiên. “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. Điệp từ “trùng san” như mở ra trước mắt người đọc cả một con đường gập ghềnh những núi, càng nhấn mạnh sự trải dài như vô tận, không dứt hết lớp núi này đến lớp núi khác. Con đường đó dường như đối lập với sức người, vắt cạn sức lực của con người. Phải vượt qua con đường như thế mới có thể thấu hiểu được cái chân lí tưởng chừng như giản đơn: “Đi đường mới biết gian lao” mà Bác đã nói ở trong câu thơ đầu.

    Hai câu thơ chỉ đơn giản nói chuyện đi đường vất vả, không hề trực tiếp miêu tả hình ảnh người đi đường. Nhưng ta vẫn thấy hình ảnh người đi đường xuất hiện. Con người ở đây không phải xuất hiện trong trạng thái thảnh thơi ngồi ngắm quãng đường với trập trùng những núi, không phải lữ khách du ngoạn để ngắm cảnh non sông, mây trời mà là một người tù đang phải trên đường chuyển lao. Vai đeo gông, chân mang xiềng xích, đói khát phải vượt qua bao đèo cao, dốc sâu, vực thẳm, qua những con đường núi non hiểm trở. Chữ “hựu” đứng giữa hai câu thơ dịch không chỉ diễn tả sự nối tiếp của núi non mà còn diễn tả sự vất vả của người tù. Chưa hết con đường này thì con đường núi khác đã hiện ra trước mắt, chưa hết khó khăn này thì một khó khăn khác lại ngáng trở phía trước. Thế nhưng, câu thơ không phải là tiếng thở dài, là lời than thở của người đi đường, mà chỉ là chân lí của người chiến sĩ cách mạng đúc rút được trên con đường chuyển lao, trong quá trình hoạt động cách mạng của mình.

     Hai câu thơ tiếp theo làm người đọc sửng sốt. Nếu như hai câu thơ đầu là chân lí, thì hai câu thơ sau bỗng vút lên nhẹ nhàng:

“Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”

    Câu thơ thứ ba tiếp tục tả núi. Không chỉ dừng lại ở việc núi cao rồi lại núi cao trập trùng mà con đường đi đã được đẩy lên đến tột cùng khó khăn, hiểm trở “lên đến tận cùng”. Câu thơ dường như là một sự reo vui của người tù khi đã vượt qua được hàng ngàn núi cao, dốc sâu để lên được tới đỉnh núi cao nhất, tận cùng nhất. Ta như bắt gặp ở đây một chủ đề quen thuộc: đăng cao và một phong thái mang cảm giác vũ trụ của con người: Đăng cao, viễn vọng. Khi lên đến đỉnh núi cao rồi, cũng là lúc con người ta có thể phóng tầm mắt bao quát và chiếm lĩnh cả một khoảng không bao la, như làm chủ vũ trụ, đất trời. Con người khi đó như trong tư thế của một người chiến thắng. Con người tự nhiên như được tạo một dáng vẻ hiên ngang, ngạo nghễ giữa một vũ trụ bao la như một du khách dạo chơi nhàn tản giữa non nước mây trời. Trong tư thế đó, con người như một “tiên ông đạo cốt”. Những khó khăn của đường đi không thể cầm tù, giam hãm được con người trong những dãy núi. Con người như đang cố gắng vươn lên làm chủ chặng đường của mình.

     “Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Câu thơ cuối là đỉnh điểm của cảm xúc. Có niềm vui khôn xiết của một con người đã vượt qua được bao khó khăn, khổ ải để có thể tận hưởng được cảnh nước non mây trời. Tưởng chừng như mọi khó khăn đều lùi xa, chỉ còn lại một con người làm chủ thiên nhiên, đất trời với phong thái ung dung, tự tại đầy lạc quan. Đến đây đất trời và con người như hòa làm một. Bài thơ vút lên trong một niềm cảm hứng lãng mạn.

     Đi đường là một bài thơ ngắn nhưng chứa đựng một bài học lớn lao, nói về con đường có thực trong những năm tháng tù đày, chuyển lao hết nhà lao này đến nhà lao khác. Nhưng hơn hết, nó không chỉ đơn giản chỉ là con đường thật với núi non hiểm trở. Đó còn là con đường với biết bao chông gai thử thách. Những khó khăn đó không thể làm cho con người lùi bước. Bài thơ như một niềm tin sắt đá. Đường đời dù có gian nan, vất vả đến đâu nhưng chỉ cần con người kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm vượt qua cuối cùng sẽ đến đích. Khi đó con người sẽ lên được tới đỉnh cao của vinh quang, trí tuệ và làm chủ được những giá trị đích thực của cuộc sống.

     Bài thơ Đi đường – Tẩu lộ không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh. Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Và như thế, bài thơ Đi đường cùng với nhiều bài thơ khác trong tập thơ Nhật kí trong tù thực sự là một đoá hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam.


 
1
0
Nguyentrongnghia
25/04/2020 21:41:35
3.

Từ xa xưa, trăng đã trở thành người bạn tâm giao của con người và là hình ảnh quen thuộc trong những trang văn, trang thơ của các nghệ sĩ. Đối với một người yêu thiên nhiên như Hồ Chí Minh thì trong thơ ca của Người không thể thiếu trăng. "Vọng nguyệt" là bài thơ tiêu biểu cho sự xuất hiện của vầng trăng trong thơ Bác:

"Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia".

Dịch thơ:

"Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Đây là bài thơ thuộc tập thơ "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh, được viết trong hoàn cảnh Người bị bắt giữ rồi bị giải đi gần ba mươi nhà giam của mười ba huyện thuộc tỉnh Quảng Tây khi bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế cho Việt Nam. Chốn ngục tù không chỉ tăm tối, chật hẹp mà còn thiếu thốn đủ thứ, đặc biệt là những thứ cần thiết để người nghệ sĩ có thể thư thái thưởng thức vẻ đẹp của trăng:

"Trong tù không rượu cũng không hoa"

"Rượu", "hoa" vốn là những thứ cần có trong những buổi ngắm trăng đầy thi vị. Còn gì hứng thú hơn khi dưới ánh trăng vàng có hương thơm thoang thoảng của hoa và chất men say của rượu? Ta có thể nhận thấy không gian và hoàn cảnh ngắm trăng của Bác thật thiếu thốn và tù túng. Không có rượu, không có hoa và Bác cũng không được tự do để ngắm trăng mà Người ngắm trăng qua song sắt nhà tù. "Tinh thần ở ngoài lao" ấy đã vượt ra khỏi chốn ngục tù để tận hưởng ánh trăng.

Thiên nhiên đã đẹp thơ mộng như thế, người nghệ sĩ không thể nào quay lưng lại được với vẻ đẹp nên mới viết dòng thơ này:

"Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ"

Phải là một người yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp thì Bác Hồ mới rơi vào trạng thái "không biết làm thế nào", bối rối khi trăng ghé thăm. Làm sao để đón tiếp nồng hậu người bạn tri kỉ này đây trong khi rượu và hoa không có, trong khi một không gian thoải mái để đón tiếp trăng Bác cũng không có được? Để tỏ bày tình cảm của mình với người bạn tri kỷ, bằng tình yêu tha thiết của mình, Bác đã vượt ra khỏi ranh giới của lao tù để bày tỏ tấm lòng đến trăng:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

Trăng và người như có sự giao hòa gắn bó mật thiết. "Trăng nhòm khe cửa" để đồng điệu với "nhà thơ" bởi tìm được người tri âm, tri kỉ đâu phải chuyện dễ dàng. Biện pháp nhân hóa đã khiến trăng trở nên có hồn, có hoạt động "nhòm" để mang ánh sáng của mình đến nhà thơ, nhà cách mạng đang bị giam cầm và phải chịu những sự đày đọa cực khổ trong suốt hơn một năm ở nơi đất khách.

Song sắt, gông cùm, xiềng xích không thể nào trói buộc được tâm hồn người chiến sĩ cách mạng. Dường như Bác đã quên đi thực tại tối tăm, quên đi thân phận tù đày khắc khổ để hướng đến cái đẹp ngoại cảnh. Từ bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" đến bài thơ này, chúng ta không hề thấy một lời than vãn hay sự bất lực trước thực tại của Bác. Toát lên toàn bộ bài thơ là sự lạc quan, yêu đời, yêu tự do, luôn cố gắng cho sự nghiệp cách mạng của Người. Sự đăng đối giữa trăng và người, người và trăng ở bản phiên âm đã không được giữ nguyên ở bản dịch thơ của Nam Trân nhưng không vì thế mà bài thơ mất đi sự hài hòa, cân đối. Trăng và người có mối quan hệ gần gũi và khăng khít.

Bài thơ "Vọng nguyệt" được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cùng với sự đăng đối ở các câu thơ đã khiến bài thơ trở nên hàm súc. Đồng thời, qua bài thơ bạn đọc có thể thấy được phong thái ung dung, tình yêu thiên nhiên, yêu trăng và khát vọng tự do của Bác.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo