Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt, cho ví dụ

 Bài 1: Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt. cho ví dụ

 Bài 2:  Xác định câu dặc biệt , câu rút gọn trong đoạn văn, đoạn thơ  sau. Nêu tác dụng của các câu đó.

a) Em  tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà…Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ? …Cuối cùng em đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật  nhạy…Thật là dễ chịu!Đôi bàn tay e hỏ trên ngọn lửa…

                                               ( Trích” Cô bé bán diêm”- Andecxen)

b) Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ...Ong vàng, ong bò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao … Sớm. Chúng tôi tụ hội góc sân. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran.

                                                 ( Trích “ Lao xao” _ Duy Khán)

c)                 

                      Một canh …Hai canh… lại ba canh

                     Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

                                               ( Trích“ Không ngủ được”_ Hồ Chí Minh)  

Bài 3: VIết một đoạn văn có chủ đề tự chọn ( Từ 5- 7 câu) trong đó có dùng câu đặc biệt và câu rút gọn. Xác định  kiểu câu và nêu tác dụng.

* Lưu ý: Bài thêm trạng ngữ cho câu chưa học trên lớp  và sẽ đưa vào phần tinh giảm nên HS  đọc thêm và làm các bài tập trong SGK.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
607
0
1
@$57 ...
26/04/2020 09:41:52
  • Câu rút gọn
    • Ví dụ: Cậu có đi học không? Không đi  (Không đi là câu rút gọn)
    • Về bản chất là câu đơn có đủ thành phần chủ - vị nhưng khi sử dụng người ta lược bỏ đi một số thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hoặc lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ
    • Dựa vào hoàn cảnh, có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn là thành phần gì trong câu.
    • Có thể khôi phục lại thành phần đã bị lược bỏ trong câu thành câu hoàn chỉnh, đầy đủ.
  • Câu đặc biệt:
    • Ví dụ: Nắng nóng quá! Lại nắng. Thật mệt mỏi (Lại nắng là câu đặc biệt)
    • là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
    • Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu
    • Không thể khôi phục lại được

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×