a,1;2
b,1;2;3
d,
Trong các bài học của mình, chúng ta thường được thầy cô dạy rằng Rừng vàng biển bạc. Có thể thấy rằng, Việt Nam có nguồn tài nguyên dồi dào, có đường bờ biển dài, có nhiều khoáng sản phong phú. Câu tục ngữ rừng vàng biển bạc cho chúng ta có thêm sự tự hào về quê hương của mình.
Rừng và biển là tài nguyên của nước ta. Vàng và bạc là hai thứ có rất nhiều giá trị trong cuộc sống của chúng ta. Vì rừng như vàng, biển như bạc là người xưa muốn nói đến giá trị của rừng và biển của nước ta. Nếu phân tích kĩ thì câu nói này quả không có gì sai.
Chúng ta biết rằng ở rừng có muôn vàn những loài gỗ quý hiếm, các loài động vật sinh sống. Rừng chính là tấm lá chắn giúp bảo vệ cho cuộc sống của con người. Nước ta tuy có nguồn tài nguyên phong phú nhưng lại thường xuyên gặp phải thiên tai. Khi có bão lũ về, rừng sẽ làm cản trở sự nguy hiểm của cơn lũ, bảo vệ đất, bảo vệ nước, bảo vệ cho sự an toàn của người dân. Rừng cho con người nhiều loại gỗ quý, nhờ vậy chúng ta có thể làm nên nhiều món đồ gỗ khác nhau. Tất nhiên, việc khai thác gỗ phải nằm trong sự tính toán chứ không phải khai thác một cách bừa bãi khiến cho rừng mất hết cây xanh. Biển thì cho chúng ta nhiều loài tôm ca, cung cấp một nguồn hải sản phong phú. Ở biển, con người còn có thể khai thác giàu khí. Khi con người biết tận dụng rừng và biển để khai thác một cách đúng đắn thì có nghĩa là chúng ta đang tự làm giàu cho chính mình và làm giàu cho Tổ quốc.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy nhiều người nghe nói rừng vàng biển bạc thì bắt đầu đi khai thác rừng, khai thác biển. Người ta ngang nhiên chặt phá rừng bừa bãi khiến cho rừng bị cạn kiệt trở thành đồi núi trọc. Hậu quả là những loài động vật bị tàn sát thương tâm. Người ta giết chúng để lấy da, lấy mật, lấy sừng,… mà không chút thương sót. Hậu quả là ngày càng nhiều loài vật bị liệt vào sách đỏ. Dưới biển, động vật biển cũng bị đánh bắt bừa bãi. Không những vậy, nhiều nhà máy còn ngang nhiên xả thải ra sông, ra biển làm ô nhiễm môi trường biển một cách nặng nề khiến cho không biết bao nhiêu loài cá phải chết. Hẳn nhiều người còn nhớ đến vụ xả thải của công ty Formosa đã làm cho vùng biển dọc miền Trung nước ta bị ô nhiễm nặng. Nếu con người cứ tàn phá thiên nhiên như vậy thì thử hỏi liệu rừng có còn là vàng, biển có còn là bạc nữa hay không?
Mọi thứ trên trái đất này đều phải do bồi dưỡng mà thành. Chúng ta muốn có rừng vàng thì phải biết trồng rừng chứ không phải phá rừng. Chúng ta muốn có biển bạc thì phải biết bảo vệ biển. Đó mới là cách để con người tạo ra nguồn của cải vật chất cho chính mình. Câu nói của người xưa chính là để khuyên dạy con cháu biết bảo vệ tài nguyên quốc gia chứ không phải là thể hiện sự giàu có của đất nước mình.