Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho câu thơ sau đây: Tà tà bóng ngả về Tây. Chép những câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ. Phân tích giá trị biểu cảm của cách dùng từ láy của đoạn thơ

8 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
12.322
20
7
Lê Thị Thảo Nguyên
19/10/2017 16:10:42
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn đan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh cỏ bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
13
10
Phương Dung
19/10/2017 16:11:10
a)Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang 
10
7
Lê Thị Thảo Nguyên
19/10/2017 16:11:53
Khung cảnh vẫn mang nét thanh tú, êm đềm của chiều xuân: nắng nhạt, khe suối nước trong veo, một nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang cuối ghềnh. Mọi chuyển động đều hết sức nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tầy bước chân người chầm chậm thơ thẩn, dòng nước róc rách uốn quanh.., Không gian đang tĩnh lặng dần. Sự nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa. Những từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao không chỉ biểu đạt sắc thái của cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Hai chữ nao nao đã nhuốm màu tầm trạng. Cảm xúc tươi vui mà khung cảnh lễ hội mùa xuân mang lại cho mỗi người vừa mới đây thôi, vậy mà dường như Kiều đã linh cảm về một điều, gì đó đáng buồn sắp xảy ra. Quả nhiên, dòng nước uốn quanh đã dẫn bước chân Kiều đến với nấm mồ hoang lạnh của Đạm Tiên và tiếp sau đó, nàng sẽ gặp chàng thư sinh Kim Trọng có Phong tư tài mạo tuyệt vời.
=> các từ láy góp phần tô đậm nhấn mạnh thêm tâm trạng nuối tiếc của chị em thúy kiều
6
8
Phương Dung
19/10/2017 16:12:24
c) BÀI LÀM
Sáu câu cuối gợi lên cảnh chị em Kiều du xuân trở về. 
Căn cứ vào hai gợi ý trong câu hỏi đọc - hiểu (Ngữ văn 9, tập một, tr.86), học sinh nêu cảm nhận. về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người.
Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu nhỏ bắc ngang. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngã bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Tuy nhiên, cái không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lặng dần. Cảnh mùa xuân ở câu câu cuối và bản câu đầu bên cạnh những nét giống nhau còn có sự khác nhau là bởi thời gian và không gian thay đổi (sáng chiều; lúc vào hội - lúc tan hội), nhưng điều quan trọng là cảnh được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy tà tà, thanh thanh, nao nao không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Hai chữ nao nao trong câu thơ: Nao nao dòng nước uốn quanh đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật, có thể là cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày xuân đang đi qua, cả dự cảm mơ hồ về những điều sắp đến.
10
5
Thuỳ Linh
19/10/2017 16:13:29
a, Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ than dan tay ra về,
Bước dần theo ngọn tiếu khê,
Lần xem phong cảnh có bể thanh thanh.     
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

b, giá trị biểu  cảm của từ láy: 
- Tà tà ý nói dần dần bóng nắng xế về một phía,khuyết thì gọi là thiếu ,tà thì gần như mất hẳn ,ý chỉ cái điều bóng nắng dần dần sẽ mất . 
- Thanh thanh với ý là trong trong hoặc xanh xanh hoặc sang sáng hoặc mảnh mai .Trong đoạn thơ trên thì thânhthnh thanh với ý là sang sáng ,trong trong . 
c, Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu nhỏ bắc ngang. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngã bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Tuy nhiên, cái không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lặng dần. Cảnh mùa xuân ở câu câu cuối và bản câu đầu bên cạnh những nét giống nhau còn có sự khác nhau là bởi thời gian và không gian thay đổi (sáng chiều; lúc vào hội - lúc tan hội), nhưng điều quan trọng là cảnh được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy tà tà, thanh thanh, nao nao không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Hai chữ nao nao trong câu thơ: Nao nao dòng nước uốn quanh đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật, có thể là cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày xuân đang đi qua, cả dự cảm mơ hồ về những điều sắp đến.
7
2
Phương Dung
19/10/2017 16:13:48

"Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước lần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang" ...

Bên cạnh vẻ thanh thoát, dịu nhẹ của mùa xuân như ở những câu thơ trước, khung cảnh mùa xuân đến đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn nhịp. Cảnh vật toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết. Các từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Dường như có cái gì đó đang mơ hồ xâm lấn, cảnh vật đã nhuốm sắc thái vương vấn, man mác của tâm trạng con người, ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để mượn cảnh vật mà diễn tả những rung động tinh tế trong tâm hồn những người thiếu nữ. Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ đều là những từ láy có tính giảm nhẹ. "Tà tà" diễn tả bóng chiều đang từ từ nghiêng xuống; "thơ thẩn" lại diễn tả tâm trạng bâng khuâng dịu nhẹ không rõ nguyên nhân (nó gần với nỗi buồn "tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn" của Xuân Diệu sau này) "thanh thanh" vừa có ý nghĩa là sắc xanh nhẹ nhàng vừa có ý nghĩa là thanh thoát, thanh mảnh; từ "nao nao" trong câu thơ diễn tả thế chảy của dòng nước nhưng đồng thời diễn tả tâm trạng nao nao buồn và từ "nho nhỏ" gợi dáng nhỏ xinh xắn, vừa vặn với cảnh với tình. Khung cảnh thiên nhiên cũng theo đó mà nhỏ đi để phù hợp với tâm trạng con người: "ngọn tiểu khê" - dòng suối nhỏ, phong cảnh thanh thoát, dịp cầu "nho nhỏ" lại nằm ở "cuối ghềnh" ở phía xa xa,... Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ sầu lay. Có thể mơ hồ cảm nhận được cảnh vật đang tạo ra dự cảm về những sự việc sắp xảy ra.

Đoạn trích Cảnh ngày xuân có bố cục cân đối, hợp lí. Mặc dù không thật rõ ràng nhưng cũng có thể nói đến kết cấu ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc. Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo. Trong đoạn trích, mặc dù chủ yếu là miêu tả cảnh ngày xuân nhưng vẫn thấy sự kết hợp với biểu cảm và tự sự (diễn biến cuộc tảo mộ, du xuân của chị em Thúy Kiều, dự báo sự việc sắp xảy ra).

"Cảnh ngày xuân" là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên trong sáng vô ngần mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa của cha ông: tiết Thanh minh. Và qua đây, Nguyễn Du cũng thể hiện nét tài hoa trong việc dựng lên một bức tranh tả cảnh ngụ tình tinh tế,... Với những điều đó, "Cảnh ngày xuân" sẽ luôn sống lại trong lòng người yêu thơ vào mỗi dịp đầu năm khi chúa xuân về với đất trời.

7
6
Lê Thị Thảo Nguyên
19/10/2017 16:15:02
Bên cạnh vẻ thanh thoát, dịu nhẹ của mùa xuân như ở những câu thơ trước, khung cảnh mùa xuân đến đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn nhịp. Cảnh vật toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết. Các từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Dường như có cái gì đó đang mơ hồ xâm lấn, cảnh vật đã nhuốm sắc thái vương vấn, man mác của tâm trạng con người, ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để mượn cảnh vật mà diễn tả những rung động tinh tế trong tâm hồn những người , thiếu nữ. Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ đểu là những từ láy có tính giảm nhẹ. “Tà tà” diễn tả bóng chiều đang từ từ nghiêng xuống; “thơ thẩn” lại diễn tả tâm trạng bâng khuâng dịu nhẹ không rõ nguyên nhân (nó gần với nỗi buồn “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” của Xuân Diệu sau này) “thanh thanh” vừa có ý nghĩa là sắc xanh nhẹ nhàng vừa có ý nghĩa là thanh thoát, thanh mảnh; từ “nao nao” trong câu thơ diễn tả thế chảy của dòng nước nhưng đồng thời diễn tả tâm trạng nao nao buồn và từ “nho nhỏ” gợi dáng nhỏ xinh xắn, vừa vặn với cảnh với tình. Khung cảnh thiên nhiên cũng theo đó mà nhỏ đi để phù hợp với tâm trạng con người: “ngọn tiểu khê” - dòng suối nhỏ, phong-cảnh thanh thoát, dịp cầu “nho nhỏ” lại nằm ở “cuối ghềnh” ở phía xa xa,... Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ sầu lay. Có thể mớ hồ cảm nhận được cảnh vật đang tạo ra dự cảm về những sự việc sắp xảy ra.

--hết--
0
2
Cục Bông
17/10/2019 18:40:45
“Tà tà bóng ngả về Tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu Khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
.Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang."

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×