Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau của tác giả Huy Cận

Câu 1: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Mặt trời xg biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.


Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi.
(Đoàn thuyền đánh cá-Huy Cận)

6 trả lời
Hỏi chi tiết
244
1
2
toán IQ
30/04/2020 20:46:48

Trong bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận, khổ thơ cuối là một trong những khổ thơ cô đọng, giàu hình tượng và nghệ thuật nhất, cũng là khổ thơ thể hiện rõ nhất tâm trạng của chủ thể trữ tình. Qua khổ thơ, người đọc có thể thấy được những nét hiện đại pha lẫn với yếu tố cổ điển đã làm nổi bật nên nỗi nhớ nhà và tâm trạng lo lắng trước thời cuộc, vận mệnh đất nước của người thanh niên.

     Thiên nhiên trong đoạn thơ này có sự vận động dữ dội, những đám mây trắng từ đâu đùn về tạo thành những dãy núi bạc trên bầu trời in bóng dưới dòng sông, câu thơ như một bức tranh sơn thủy, hữu tình. “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” câu thơ cũng gợi lên vẻ đẹp hùng vĩ tráng lệ của non sông mà qua nó ta cảm nhận được tình cảm của thi nhân đối với quê hương đất nước.

    Câu thơ thứ 2 là hình ảnh của một cánh chim chiều nhưng được miêu tả rất đặc biệt, bóng chiều như có cả hình khối và sức nặng đang đè lên cánh chim nhỏ nhoi. Con chim thì như đang vội vã chạy trốn bóng chiều đang sa xuống. Hình ảnh thơ như nói hộ nỗi bơ vơ, sự lạc loài của chính nhà thơ bởi giờ đây ông cảm thấy mình cũng như cánh chim nhỏ nhoi kia, muốn chạy trốn cuộc đời nhưng không biết đi về phương nào.

    Câu thơ thứ 3 “Lòng quê dợn dợn vời con nước” sử dụng cách nói kiệm lời. Lòng quê tức là nỗi lòng cứ từng đợt, từng đợt trào dâng (dợn dợn), nó cũng giống như những con sóng bên sông cứ tiếp nối nhau về chân trời xa vời vợi.

    Nỗi buồn nhớ quê như mênh mang vô tận bao trùm cả không gian. Theo Huy Cận thì thời kì này ông đang sống ở xa quê hương mà như không có quê hương. Trước sông nước mênh mông càng thấy trống vắng lạc loài, càng khao khát sự đoàn tụ, sum vầy.

    Câu thơ kết “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” gợi nhớ câu thơ của Thôi Hiệu song ý thơ lại có những nét khác. Thôi Hiệu nhìn khói sóng trên sông rồi liên tưởng đến những ngọn khói lam chiều mà lòng trào dâng nỗi nhớ quê hương. Còn ở đây dù không có khói mà cứ chiều xuống nỗi nhớ nhà lại cồn cào đau đầu trong lòng thi nhân. Hình như so với Thôi Hiệu thì nỗi nhớ trong Huy Cận nó canh cánh, da diết, chảy bỏng hơn.

    Cả bài thơ Tràng giang vốn đã đượm một nỗi buồn man mác thì đến khổ thơ cuối cùng này, nỗi buồn ấy lại càng như trở nên sâu đậm hơn. Tác giả đã sử dụng hàng loạt từ “cánh nhỏ”, “chiều sa”, “dợn dợn”, “vời”, “nhớ” càng tô đậm thêm nỗi buồn man mác của nhà thơ. Khổ thơ này nhà thơ cũng nhắc đến quê hương và nhà của mình. Dường như sau hàng loạt khung cảnh mênh mang sóng nước, sự trĩu nặng của tâm trạng khi cảnh vật về chiều thì cuối cùng tác giả cũng phải bật thốt lên về nỗi nhớ thương của mình trong khổ thơ cuối cùng này. Phải dồn nén thế nào, nỗi nhớ chan chứa và sâu lắng ấy mới được nhà thơ gói gọn trong hai dòng thơ cuối.

    Bài thơ Tràng giang, đặc biệt là khổ thơ cuối cùng, là sự kết tinh của những hình ảnh thơ hiện đại và cổ điển. Các vận dụng sáng tạo thơ xưa của Thôi Hiệu với sự diễn đạt của riêng nhà thơ đã tạo nên một phong cách rất Huy Cận. Qua đây, người đọc có thể thấy được cảnh đẹp kì vĩ của non sông đất nước và sự cô đơn, lạc lõng của người thanh niên đứng trước trời đất mà bất lực về bản thân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Simple love
30/04/2020 20:52:55

Trong bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận, khổ thơ cuối là một trong những khổ thơ cô đọng, giàu hình tượng và nghệ thuật nhất, cũng là khổ thơ thể hiện rõ nhất tâm trạng của chủ thể trữ tình. Qua khổ thơ, người đọc có thể thấy được những nét hiện đại pha lẫn với yếu tố cổ điển đã làm nổi bật nên nỗi nhớ nhà và tâm trạng lo lắng trước thời cuộc, vận mệnh đất nước của người thanh niên.

     Thiên nhiên trong đoạn thơ này có sự vận động dữ dội, những đám mây trắng từ đâu đùn về tạo thành những dãy núi bạc trên bầu trời in bóng dưới dòng sông, câu thơ như một bức tranh sơn thủy, hữu tình. “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” câu thơ cũng gợi lên vẻ đẹp hùng vĩ tráng lệ của non sông mà qua nó ta cảm nhận được tình cảm của thi nhân đối với quê hương đất nước.

    Câu thơ thứ 2 là hình ảnh của một cánh chim chiều nhưng được miêu tả rất đặc biệt, bóng chiều như có cả hình khối và sức nặng đang đè lên cánh chim nhỏ nhoi. Con chim thì như đang vội vã chạy trốn bóng chiều đang sa xuống. Hình ảnh thơ như nói hộ nỗi bơ vơ, sự lạc loài của chính nhà thơ bởi giờ đây ông cảm thấy mình cũng như cánh chim nhỏ nhoi kia, muốn chạy trốn cuộc đời nhưng không biết đi về phương nào.

    Câu thơ thứ 3 “Lòng quê dợn dợn vời con nước” sử dụng cách nói kiệm lời. Lòng quê tức là nỗi lòng cứ từng đợt, từng đợt trào dâng (dợn dợn), nó cũng giống như những con sóng bên sông cứ tiếp nối nhau về chân trời xa vời vợi.

    Nỗi buồn nhớ quê như mênh mang vô tận bao trùm cả không gian. Theo Huy Cận thì thời kì này ông đang sống ở xa quê hương mà như không có quê hương. Trước sông nước mênh mông càng thấy trống vắng lạc loài, càng khao khát sự đoàn tụ, sum vầy.

    Câu thơ kết “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” gợi nhớ câu thơ của Thôi Hiệu song ý thơ lại có những nét khác. Thôi Hiệu nhìn khói sóng trên sông rồi liên tưởng đến những ngọn khói lam chiều mà lòng trào dâng nỗi nhớ quê hương. Còn ở đây dù không có khói mà cứ chiều xuống nỗi nhớ nhà lại cồn cào đau đầu trong lòng thi nhân. Hình như so với Thôi Hiệu thì nỗi nhớ trong Huy Cận nó canh cánh, da diết, chảy bỏng hơn.

    Cả bài thơ Tràng giang vốn đã đượm một nỗi buồn man mác thì đến khổ thơ cuối cùng này, nỗi buồn ấy lại càng như trở nên sâu đậm hơn. Tác giả đã sử dụng hàng loạt từ “cánh nhỏ”, “chiều sa”, “dợn dợn”, “vời”, “nhớ” càng tô đậm thêm nỗi buồn man mác của nhà thơ. Khổ thơ này nhà thơ cũng nhắc đến quê hương và nhà của mình. Dường như sau hàng loạt khung cảnh mênh mang sóng nước, sự trĩu nặng của tâm trạng khi cảnh vật về chiều thì cuối cùng tác giả cũng phải bật thốt lên về nỗi nhớ thương của mình trong khổ thơ cuối cùng này. Phải dồn nén thế nào, nỗi nhớ chan chứa và sâu lắng ấy mới được nhà thơ gói gọn trong hai dòng thơ cuối.

    Bài thơ Tràng giang, đặc biệt là khổ thơ cuối cùng, là sự kết tinh của những hình ảnh thơ hiện đại và cổ điển. Các vận dụng sáng tạo thơ xưa của Thôi Hiệu với sự diễn đạt của riêng nhà thơ đã tạo nên một phong cách rất Huy Cận. Qua đây, người đọc có thể thấy được cảnh đẹp kì vĩ của non sông đất nước và sự cô đơn, lạc lõng của người thanh niên đứng trước trời đất mà bất lực về bản thân.

1
0
Simple love
30/04/2020 20:55:10

rong các tác phẩm thơ đã đọc, em thích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận. Bài thơ ra đời sau một chuyến đi thực tế ở Hòn Gai của tác giả. Khung cảnh lao động hăng say của những người đánh cá trên biển trong công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội đã tạo cảm xúc cho nhà thơ. Bài thơ với những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, những sự liên tưởng ý nhị giàu hình ảnh, cảm xúc, nhà thơ đã tạo cho tác phẩm một sức sống mãnh liệt và một vẻ đẹp huy hoàng. Trong bài thơ, có đoạn thơ:

                                     “Mặt trời xuống biển như hòn lửa,

                                      Sóng đã cài then đêm sập cửa

                                      Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

                                      Câu hát căng buồm cùng gió khơi

                                      Hát rằng cá bạc biển Đông lặn

                                      Cá thu biển Đông như đoàn thoi

                                      Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

                                      Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!

                                      Thuyền ta lái gió với buồm trăng

                                      Lướt giữa mây cao với biển bằng

                                      Ra đậu dặm xa dò bụng biển                         

                                      Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.

Đã để lại cho em nhiều cảm xúc. Toàn bài là một chuyến đánh cá đêm trên biển. Và đoạn thơ trên là mở đầu của chuyến đi ấy cho cả không gian và thời gian. Đó là một buổi hoàng hôn trên biển với một vẻ đẹp kì vĩ:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa.

Ngay từ hai câu thơ đầu nhà thơ đã khéo léo dùng những hình ảnh cụ thể sinh động “mặt trời” “biển” “sóng” kết hợp với biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa để tạo nên một khung cảnh thời gian đang biến chuyển về đêm.

Hình ảnh mặt trời rực rỡ như hòn lửa đang lặn dần trong mặt biển báo hiệu một ngày đã trôi qua và cũng như muốn nhường cho mặt biển ấy một hoạt động lúc vào đêm. Chỉ với biển, với sóng, tác giả tạo nên một sự nhân hóa vừa mang nét kì bí vừa như khép lại một thế giới này để rồi mở ra một thế giới khác cũng đẹp và huyền ảo của biển đêm.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

“cài then” “sập cửa”, những hành động nghỉ ngơi lại được thực hiện bởi “sóng” “đêm” bởi đó chính là điều kiện mà con người nơi đây đã sống: gần biển, trên biển.

Song song với sự nghĩ ngơi đó, khi mà màn đêm buông xuống, nơi nơi chìm vào sự yên nghỉ thì biển lại đón nhận những hoạt động mới, của những con người luôn hăng say với công việc:

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

   Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Tác giả đã khéo lồng vào chữ “đã” (cài then) của câu thơ trên với chữ “lại” ra khơi ở câu dưới một sự so sánh về ý nghĩ thật kín đáo: vũ trụ đã nghỉ ngơi hoàn toàn nhưng cũng vào thời điểm ấy “đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”. Những người đánh cá trên đoàn thuyền ấy đã cho thời điểm thích hợp với công việc mặc cho nó ngược lại với quy luật vũ trụ, bởi họ là nhửng người lao động, sống để lao động và mang theo quyết tâm chinh phục thiên nhiên cùng với công việc của mình: công việc đánh cá trên biển. Vì thế chuyến đi của họ tràn đầy lời ca tiếng hát, nhiệt huyết hăng say lao động.

   Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Vì khí thế của những người ra đi hăng say như thế nên tác giả đã dùng một hình ảnh thật đẹp và nên thơ, lời ca tiếng hát hào hùng đã cùng với gió khơi làm căng buồm kéo nhanh con thuyền đi ra khơi hoạt động. Khi ra đi, những người đánh cá đã mang quyết tâm đó, họ đã hát lên bài ca lao  động hào hùng. Họ, những con người hiên ngang, ra đi giữa biển, phục vụ đời sống con người.

Biển của đất nước chúng ta rộng lớn, bao la, biển đẹp bao nhiêu, biên cũng nhiều tài nguyên bấy nhiêu, tài nguyên của biển là cá, cá cũng tô đẹp cho biển:

                                        Hát rằng cá bạc biển Đông lặn

                                        Cá thu biển Đông như đoàn thoi

                                        Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

                                        Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!

Biển giàu đẹp biển có nhiều cá. Tác giả đã ví đoàn tàu như đoàn thoi từ đó liên tưởng đến tấm vải dệt là biển. Một hình ảnh đẹp và khoáng đạt biết bao! Từng đoàn cá như những con thoi ngang dọc trên “tấm vải” dệt là biển, tạo nên những luồng sáng lấp lánh giữa biển đêm.

Yêu vẻ đẹp của biển, thán phục sự giàu có của biển, những người đánh cá mong muốn đánh bắt được nhiều cá để phục vụ cho đất nước.

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!.

Câu nói như một lời kêu gọi “đoàn cá” nhưng cũng là lời gọi nhau, những người đánh cá, hãy nhanh tay lao động.

Những người đánh cá ra đi trong buổi đêm cùng với câu hát, với tâm hồn hăng say lao động. Họ ra đi hiên ngang giữa biển trời:

     Thuyền ta lái gió với buồm trăng

     Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

     Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Khí thế của những người đánh cá giữa biển đêm mới thật kiêu hùng: Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Trí tưởng tượng của tác giả thật đẹp, sự liên tưởng bay bổng đã bao trùm lên những đoàn thuyền đánh cá bằng những hình ảnh đẹp, đầy cảm xúc. Con thuyền lái gió đi giữa biển trời, cánh buồm làm bạn với gió trăng. Những hình ảnh liên tưởng hùng vĩ mà nên thơ. Con người ở giữa thiên nhiên, làm bạn với thiên nhiên.

     Lướt giữa mây cao với biển bằng

Người lao động ra đi với quyết tâm chinh phục thiên nhiên và tô đắp cho thiên nhiên ngày càng tươi đẹp.

Câu thơ với biện pháp nhân hóa đã biến con thuyền biết “đậu” “dò” biển cả. Bởi người trên thuyền luôn tìm kiếm tài nguyên của biển phục vụ cho đời sống.

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

    Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá có kỹ thuật đan như một thế trận, để thu bắt những gì biển đã hào phóng trao tặng cho ta.

Đoạn thơ miêu tả không gian và thời gian mở đầu của một cuộc đánh cá đã tạo nên cho cả bài thơ một cái nền vừa đẹp, vừa hừng vĩ, vừa nên thơ. Đoạn thơ bao trùm bởi bút pháp liên tưởng lãng mạn nhưng giàu chất thơ và cảm xúc. Đọc thơ ta có tâm trạng hào hứng của con người ra khơi, tâm trạng xúc động và tự hào trước thiên nhiên mà ta cố tâm chinh phục với mục đích làm giàu thêm cho quê hương đất nước.

 

Tuy chỉ là một đoạn thơ trong cả bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá’’ nhưng đoạn thơ ấy để lại cho em nhiều cảm xúc nhất vì nó mang một sức sông mãnh liệt của những con người lao động, và biển trong đoạn thơ đã được tác giả vẽ lên những nét đẹp vừa kì bí vừa huy hoàng như cuốn hút em vào thiên nhiên kì diệu. Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã truyền cho em một niềm tin và sức sông mới, giúp em thêm yêu những người lao động và quê hương mình, tạo cho em quyết tâm mai sau khôn lớn sẽ đi xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.

1
0
Phạm Thùy Dương
30/04/2020 21:26:23
Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam-một hồn thơ dạt dào cảm hứng lãng mạn về thiên nhiên đất nước, con người trong thời đại mới. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được nhà thơ sáng tác vào năm 1958 khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. bài thơ là bức tranh thiên nhiên con người về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào lúc hoàng hôn, cảnh đoàn thuyền đi trên biển đánh bắt cá và cảnh đánh bắt cá vào lúc bình minh.
Đề tài “ Con người lao động” đã khơi gợi cảm hứng bất tận cho tất cả các nhà thơ nhưng đối với Huy Cận ông cũng chọn đề tài ấy để viết về ngư dân trên vùng biển Hạ Long tươi đẹp:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
 
Câu thơ mở đầu miêu tả cảnh mặt trời như hòn lửa khổng lồ đang từ từ lặn xuống dưới đáy đại dương để lại trên biển và phía chân trời một màu tím của hoàng hôn. Nghệ thuật so sánh “Mặt trời như hòn lửa” gợi tả cảnh mặt trời lúc hoàng hôn trên biển với bao màu sắc rực rỡ một vẻ đẹp kì vĩ tráng lệ. Trong khoảng khắc bao sắc màu rực rỡ đã thay vào màu đen của màn đêm. Với trí tưởng tượng phong phú cùng với nghệ thuật ẩn dụ những con sóng giống như chiếc then cài, màn đêm là cánh cửa.Vũ trụ bao la rộng lớn giống như một ngôi nhà trong trạng thái nghỉ ngơi, yên tĩnh và màn đêm kia như thử thách lòng cam đảm của con người. Thế nhưng trong hoàn cảnh ấy ta lại bắt gặp hình ảnh: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.” Phép tu từ hoán dụ “đoàn thuyền đánh cá” chỉ những người ngư dân họ đang bắt đầu một ngày lao động mới. Từ “lại” chỉ sự lặp đi lặp lại nhiều lần liên tục đã trở thành thói quen. Đó là tinh thần lao động hăng say quên cả mệ mỏi, quên cả thời gian của những người ngư dân, của những con người lao động mới của miền Bắc trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong đêm tối mặt biển bỗng trở nên nhộn nhịp bởi tiếng hát của những người ngư dân cất lên. Câu hát hòa cùng với làn gió mát của biển khơi thổi căng cánh buồm để đưa con thuyền ra khơi nhanh hơn. Bút pháp khoa trương “Câu hát căng buồm” tác giả muốn nói tới sức mạnh của những con người lao động. Câu hát hòa cùng với gió khơi là muốn nói đến sự hòa hợp giữa thiên nhiên với con người. Thiên nhiên đang góp sức ủng hộ con người. Câu hát thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, niềm vui lao động, sôi nổi hào hứng trong niềm khí thế cùng với buổi đầu ra khơi trong niềm tin vào một chuyến ra khơi thành công, tốt đẹp:
1
0
Phạm Thùy Dương
30/04/2020 21:28:18
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đòan thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hòang muôn dặm phơi
 
1 lần nữa dòng thơ lay động thắm thia được lặp lại gân như là nguyên văn ” câu hát căng buồm với gió khơi” . Có cảm giác đó như 1 điểpkhúc trong bai hát, bài hát ca ngợi niềm say mê lao động trên biển quê hương . Đây là lần thứ 3 tiếng hát vang lên trong lòng người dân chài lưới .. Có khác chăng tiếng hát đã biểu lộ cảm xúc của họ . Biểu lộ niềm vui khi thu được thành công rực rỡ sau 1 đêm lao động vất vả . Đó là niềm vui chiến thắng của con người . tất cả đều đang lâng lâng trên niềm sung sướng ấy , và dường như đã lan sang cả con thuyền . Con thuyền như tiếp thêm luồng sinh khi mới và đã sánh vai cùng mặt trời
 
Đòan thuyền chạy đua cùng mặt trời
 
Hình ảnh thật hào hùng . Huy Cận thật tài tình khi 1 lần nữa đã ***g 1 hình ảnh cao cả vào vần thơ giản dị của mình . Mặt trời . Đây là 1 nhân hoa mang tinh chất nghệ thuật siêu việt . Những ngườiđánh cá thưc suốt đêm để làm việc không mệt mỏi nhưng họ vẫn quyết tâm trở về trươc khi trời sáng . Để người dân có cá ăn vào lúc trưa hè . Khí thế lao động của họ thật mạnh mẽ , sức lực thật dồi dào . Họ chạy đua với thời gian không gian . Họ chạy đua với đối tượng thiên nhiên là mặt trời , với đích đến là trước bình minh . Đặt trước 1 tình cảnh như thế , được so sánh với vật thể lớn lao đến thế . Hình ảnh con thuyền càng nổi bật hơn , càng nâng cao tầm vóc của con người trước vũ trụ rộng lớn bao la . Nhưng rồi chuyện gì đến đã sẽ đến . Mặt trời đã đội biển nhô máu mới . Lại thêm 1 nhân hóa nữa và đối tượng cũng chính là mặt trời . Nhân hóa này gây cảm giác thật thần thoại , hư ảo. Sức mạnh của mặt trời thật vô cùng mạnh mẽ . Đã đội biển mà lên . Câu thơ đã làm tòan cảnh biển sáng lên 1 màu mới , màu hồng của bình minh , màu hồng của rực rỡ tươi vui, màu hồng như lời chào đón ân cần khi đòan thuyền khi trở về .Và cái thần của quang cảnh bình minh ấy nổi bật lên ở câu thơ cúng cùi
 
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
 
1
0
Phạm Thùy Dương
30/04/2020 21:28:54
Với bút pháp khoa trương lại một lần nữa nhà thơ tưởng tượng câu hát của người ngư dân, câu hát cùng gió thổi căng cánh buồm đưa con thuyền về bến nhanh hơn. Dường như thiên nhiên và con người có sự hòa hợp. Tiếng hát còn thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời niềm vui trước thành quả lao động của những ngày vất vả trên biển. Câu hát xuất hiện ở khổ đầu giờ lại lặp lại ở khổ cuối tạo cho bài thơ đầu cuối tương ứng. Bút pháp khoa trương cùng trí tưởng tượng nhà thơ đã hình dung trước mặt mình là khung cảnh tráng lệ, sôi động. Mặt biển rộng lớn trở thành trường đua với hai đối thủ là con người và mặt trời. Và chắc hẳn con người sẽ thắng bởi họ đã một lần chiến thắng biển khơi với những khoang thuyền đầy cá. Đặt con người trong cuộc tranh tài với thiên nhiên là nhà thơ khẳng định tầm vóc của con người có thể sánh ngang thiên nhiên. Hòa cùng niềm vui to lớn của mọi người, nhà thơ chắp cánh cho trí tưởng tượngcủa mình bay bổng. Đoàn thuyền lao vun vút trên mặt biểu, "Mặt trời đội biển nhômàu mới” một màu hồng rạng rỡ, tinh khôi, và ánh mặt trời phản chiếu trong muôn ngàn mắt cá trên thuyền, khiến nhà thơ liên tưởng tới hàng ngàn mặt trời nhỏ xíu đang tỏa sáng niềm vui. Đến đây, bức tranh biển cả ngập tràn sắc màu tươi sáng và ăm ắp chất sống trong từng dáng hình, đường nét của cảnh, của người.
 
Bài thơ đã thể hiện rõ tinh thần của nhân dân lao động lúc bấy giờ và cũng thể hiện rõ cảnh đẹp quê hương đất nước với nguồn tài nguyên phong phú. Tác giả với tình yêu thiên nhiên, yêu con người lao động đã thể hiện được không khí sôi nổi, hào hùng của đất nước ta khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư