Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cho tam giác ABC có AB=AC, gọi M là trung điểm của cạnh BC

 

BÀI TẬP VỀ TAM GIÁC BẰNG NHAU

 

Bài 1: Cho tam giác ABC có AB=AC ,gọi M là trung điểm cua cạnh BC

a.      Chứng minh 2 tam giác ABM&ACM  bằng nhau

b.      Chứng minh AM vuông góc với BC

c.       

Bài 2: Cho tam giác ABC Qua A kẻ đường thẳng song song với BC ,qua C kẻ đường thẳng song song với AB  hai đường thẳng này cắt nhau tại D

a.      Chứng minh tam giác ABC  bằng tam giác ADC

b.      CHứng minh hai tam giác ADB &CBD  bằng nhau

c.      Gọi O là  giao điểm của AC&BD .Chứng minh hai tam giác ABO&COD bằng

nhau

 

Bài 3: Cho góc vuông xAy .trên tia Ax lấy 2 điểm B&D ,trên tia Ay lấy 2 điểm C&E sao cho AB=AC&AD=AE

a.      Chứng minh Tam giác ACD và tam giác ABE bằng nhau

b.      Chứng minh tam giác BOD&COE bằng nhau .Với O là giao điểm của DC&BE

c.      Chứng minh AO vuông góc với DE

 

Bài 4: Cho góc xOy khác góc bẹt ,trên tia Ox lấy 2 điểm A&D trên tia OY lấy 2 điêm C&E sao cho OD=OE và OA=OB

 

a.     chứng minh tam giác ODC và tam giác OBE bằng nhau

 

b.     Gọi A là giao điểm của BE&CD .Chứng minh tam giác AOB  và tam giác  AOC bằng  nha

c.      Chứng minh BC vuông góc với OA

d.       

 

Bài 5: Cho tam giác ABC có AB = AC. Tia phân giác của góc A cắt BC tại M.

a)     Chứng minh:  ∆AMB = ∆AMC.

b)     Chứng minh M là trung điểm của cạnh BC.                    

c)     K là một điểm bất kì trên đoạn thẳng AM, đường thẳng CK cắt cạnh AB tại I. Vẽ IH vuông góc với BC tại H. Chứng minh góc .

 

 

Bài 6: Cho góc xOy khác góc bẹt. Lấy các điểm A, B thuộc tia Ox sao cho OA < OB. Lấy các điểm C, D thuộc tia Oy sao cho OC = OA, OB = OD. Gọi M là giao điểm của AD và BC. Chứng minh rằng:

a) AD = BC.

b) MAB = MCD.

c) OM là tia phân giác của góc xOy.

 

Bài 7: Cho tam giác ABC ( AB < AC) có AM là phân giác của góc A.(M thuộc BC).Trên

AC lấy D sao cho AD = AB.     a. Chứng minh: BM = MD 

b. Gọi K là giao điểm của AB và DM .Chứng minh: DDAK = DBAC

 

Bài 8:  Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ . Kẻ HP vuông góc với AB và kéo dài để có PE = PH. Kẻ HQ vuông góc với AC và kéo dài để có QF = QH

1/Chứng minh

2/Chứng minh E, A, F thẳng hàng và A là trung điểm của EF

 

Bài 9: Cho tam giác ABC vuông ở C, có góc A bằng 600, tia phân giác của góc BAC cắt BC ở E, kẻ EK vuông góc với AB (K thuộc AB), kẻ BD vuông góc với AE (D thuộc AE).

Chứng minh:

a) AK = KB

b) AD = BC

 

Bài 10: Cho tam giác ABC  AB=AC và M là trung điểm của AC & N là trung điểm của AB .BM&CN cắt nhau tại K

Chứng minh:

a)

b)  có KB=KC

 

Bài 11:  Cho đoạn thẳng BC. Gọi I là trung điểm của BC.Trên đường trung trực của BC lấy điểm A (A khác I)

1.      Chứng minh AIB = AIC.

2.      Kẻ IH vuông góc với AB, kẻ IK vuông góc với AC.

a)     Chứng minh AHK có 2 cạnh bằng nhau

b)     Chứng minh HK//BC.

 

 

Bài 12: Cho tam giác ABC vuông tại A có BD là phân giác, kẻ DE vuông góc với BC (E thuộc BC). Gọi F là giao điểm của AB và DE. Chứng minh rằng:

a) BD là đường trung trực của AE

b) DF = DC

c) AD < DC

c) AE // FC

 

Bài 13: Cho biết .Trong góc  AOB  tia phân giác OC .Trên tia Oc lấy điểm M ¸ va ON OA HM, OB MK.

a) Tính số đo các góc HMO & góc KMO.

b) Chứng minh hai tam giác MHO&MKO  băng nhau. 
                đang vội  nên cho 500xu cho ai giải hết or nhiều nhất

16 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.441
3
0
Hải D
01/05/2020 20:59:22
Bài 1 :

a) xét tam giác ABM và tam giác ACM có:

+)AB=AC(gt)

+)BM=MC(gt)

+)AM chung

=) tam giác ABM= tam giác ACM(c-c-c)

b) vì tam giác ABM= tam giác ACM(cmt)

=)góc ABM= góc ACM(cặp góc tương ứng)

Ta có: góc ABM+góc ACM=180 độ(2 góc kề bù)

nên góc ABM=góc ACM=90 độ

VẬY AM VUÔNG GÓC BC(đpcm)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tien Thinh Le
01/05/2020 21:00:32
các bạn không cần làm nài 1-6 nha mình chép nhâm bài khác vào
 
3
0
3
0
Hải D
01/05/2020 21:01:53
Bài 2 :

a, xét ΔABC và ΔADC có

AC chung

^A1=^C2 ( AD // BC )

^C1=^A2 ( AB // DC )

=> ΔABC =ΔADC (g.c.g)

b, xét Δ ADB và ΔCBD có

BD chung

^B1=^D2 ( AB // DC )

^D1=^B2( AD // BC )

=> ΔCBD = ΔADB ( g.c.g )

c, xét ΔABO và ΔCOD có

^C1=^A2 ( AB // DC )

AB = DC ( ΔABC =ΔADC )
^B1=^D2 ( AB // DC )
=> ΔABO = ΔCOD ( g.c.g )
 
2
0
Hải D
01/05/2020 21:04:19
Bài 2 :

a) Xét ΔABC;ΔADC có :

ACBˆ=CAD (so le trong)

AC:chung

BACˆ=DCAˆ(so le trong)

=> ΔABC=ΔADC(g.c.g)

b) Xét ΔADB;ΔCBD có :

AB=CD(ΔABC=ΔADC−cmt)

BD:Chung

AD=BC(ΔABC=ΔADC(cmt)

=> ΔADB=ΔCBD(c.c.c)

c) Xét ΔABO;ΔCOD có :

OABˆ=OCDˆ(slt)

AB=DC(cmt)

OBAˆ=ODCˆ(slt)

=> ΔABO=ΔCOD(g.c.g)

3
0
Hải D
01/05/2020 21:05:44
Bài 3 :

a) Xét  ΔACD vuông tại A và ΔABE vuông tại A có:

       AC=AB

       AD=AE

=>ΔACD=ΔABE (2 cạnh góc vuông)

b) ΔACD=ΔABE (Cmt)

=>∠ADC=∠AEB

     ∠ACD=∠ABE

Mà ∠ACD+∠DCE=∠ABE+∠EBD (=180o)

=> ∠DCE=∠EBD

Ta có AD=AB+BD 

          AE=AC+CE

Mà  AD=AE, AB=AC

=>BD=CE

Xét ΔBOD và ΔCOE có

  ∠EBD=∠DCE

   BD=CE

    ∠ADC=∠AEB

=>ΔBOD=ΔCOE (g.c.g)

c) ΔBOD=ΔCOE (Cmt)

=> OD=OE

Xét ΔAOD và ΔAOE có

AD= AE

OD=OE (Cmt)

 AO chung

=>ΔAOD=ΔAOE (c.c.c)

=> ∠DAO=∠OAE

Cách 1: Gọi I là giao điểm của DE và AO

Xét ΔDAI và ΔEAI có

AD=AE

∠DAO=∠OAE (Cmt)

AI chung

=>ΔDAI=ΔEAI (c.g.c)

=> ∠DIA=∠EIA

Mà ∠DIA+∠EIA= 180o

=> ∠DIA=∠EIA=180o/2=90o

=>AO vuông góc DE 

Cách 2: Vì AD=AE 

=> ΔADE cân tại  A

Mà AO là phân giác (∠DAO=∠OAE)

=> AO là đường cao

=> AO vuông góc với DE

0
0
Tien Thinh Le
01/05/2020 21:05:50
nhak lại các bạn không cần làm nài 1-6 nha mình chép nhâm bài khác vào
3
0
Hải D
01/05/2020 21:06:42
Bài 4 :

a) Xét  ΔACD vuông tại A và ΔABE vuông tại A có:

       AC=AB

       AD=AE

=>ΔACD=ΔABE (2 cạnh góc vuông)

b) ΔACD=ΔABE (Cmt)

=>∠ADC=∠AEB

     ∠ACD=∠ABE

Mà ∠ACD+∠DCE=∠ABE+∠EBD (=180o)

=> ∠DCE=∠EBD

Ta có AD=AB+BD 

          AE=AC+CE

Mà  AD=AE, AB=AC

=>BD=CE

Xét ΔBOD và ΔCOE có

  ∠EBD=∠DCE

   BD=CE

    ∠ADC=∠AEB

=>ΔBOD=ΔCOE (g.c.g)

c) ΔBOD=ΔCOE (Cmt)

=> OD=OE

Xét ΔAOD và ΔAOE có

AD= AE

OD=OE (Cmt)

 AO chung

=>ΔAOD=ΔAOE (c.c.c)

=> ∠DAO=∠OAE

Cách 1: Gọi I là giao điểm của DE và AO

Xét ΔDAI và ΔEAI có

AD=AE

∠DAO=∠OAE (Cmt)

AI chung

=>ΔDAI=ΔEAI (c.g.c)

=> ∠DIA=∠EIA

Mà ∠DIA+∠EIA= 180o

=> ∠DIA=∠EIA=180o/2=90o

=>AO vuông góc DE 

Cách 2: Vì AD=AE 

=> ΔADE cân tại  A

Mà AO là phân giác (∠DAO=∠OAE)

=> AO là đường cao

=> AO vuông góc với DE

3
0
Hải D
01/05/2020 21:08:14
Bài 5 : 

a) Xét 2 Δ AMB và Δ AMC có:

AB=AC ( gt)

AM chung

BM=MC (m là trung điểm của BC)

⇒Δ AMB=Δ AMC (c.c.c)

b) Theo câu a, Δ AMB=Δ AMC

⇒∠BAM=∠CAM ( 2 góc tương ứng)

⇒ AM là tia phân giác của ∠BAC (đpcm)

c) Ta có: ∠BMA + ∠CMA= 180° ( kề bù)

    ⇒ ∠BMA = ∠CMA = 180/2 = 90°

    ⇒ AM ⊥ BC (đpcm)

3
0
Hải D
01/05/2020 21:09:43
Bài 6 :

a)

Xét tam giác AOD và tam giác COB có:

AO = CO (gt)

OˆO^ chung

OD = OB (gt)

=> Tam giác AOD = Tam giác COB (c.g.c)

=> AD = BC (2 cạnh tương ứng)

b)

BCO + BCD = 1800 (2 góc kề bù)

DAO + DAB = 1800 (2 góc kề bù)

mà BCO = DAO (tam giác AOD = tam giác COB)

=> BCD = DAB

OB = OD (gt)

OA = OC (gt)

=> OB - OA = OD - OC

=> AB = CD

Xét tam giác EAB và tam giác ECD có:

EAB = ECD (chứng minh trên)

AB = CD (chứng minh trên)

ABE = CBE (tam giác AOD = tam giác COB)

=> Tam giác EAB = Tam giác ECD (g.c.g)

c)

Xét tam giác OBE và tam giác ODE có:

OB = OD (gt)

OBE = ODE (tam giác AOD = tam giác COB)

DE = DE (tam giác EAB = tam giác ECD)

=> Tam giác OBE = Tam giác ODE (c.g.c)

=> EOB = EOD (2 góc tương ứng)

=> OE là tia phân giác của BOD

3
1
3
0
Hải D
01/05/2020 21:12:01
Bài 8:.
Tam giac APE = tam giác APH (cgc)
Tam giác AQH = tam giác AQF (cgc)
2. Tam giac APE = tam giác APH (CMT) => goc EAP= goc HAP
=> goc EAH= 2 goc HAP
tg tu ta co goc HAF = 2 goc HAQ
Nen goc EAH + goc HAF=2(goc HAP+ goc HAQ)
=> goc EAH + goc HAF=2 goc BAC
=> goc EAH + goc HAF=2.90 do=180 do
=> E, A, F thang hang
 
3
0
Hải D
01/05/2020 21:13:40

Bài 9

a/ Có:

AE là phân giác góc BAC => góc EAK = 30 độ

=> Góc AEK = 60 độ (vì tam giác AEK vuông tại K và có góc EAK = 30 độ)

Tương tự, có góc EBK = 30 độ (vì tam giác ABC vuông tại C và có góc A = 60 độ)

=> góc KEB = 60 độ

Xét hai tam giác vuông AEK và KEB có:

EK chung

góc EKB = góc EKA = 90 độ

Góc AEK = góc KEB = 60 độ (cmt)

=> Hai tam giác đó bằng nhau => AK = KB

b/ Có: góc DAB = 30 độ (cmt) => Góc ABD = 60 độ (tam giác ADB vuông tại D)

Xét hai tam giác vuông ABC và ABD có:

AB chung

góc BAC = góc ABD = 60 độ ( gt + cmt)

Góc DAB = góc ABC = 30 độ

=> Hai tam giác bằng nhau theo trường hợp (g.c.g)

=> AD = BC (hai cạnh tương ứng)

3
0
Hải D
01/05/2020 21:14:55
Bài 10 :

a) M là trung điểm của AC

⇒ AM = MC = AC/2

N là trung điểm của AB

⇒ AN = NB = AB/2

Mà AC = AB (ΔABC cân tại A)

⇒ MC = NB

ΔBNC và ΔCMB có:

NB = MC (cmt)

NBC = MCB (ΔABC cân tại A)

BC là cạnh chung

⇒Δ BNC = ΔCMB (c.g.c)

b) Vì ΔBNC = ΔCMB (cm ở câu a)

⇒ Góc BCN =Góc CBM (2 góc tương tứng)

hay Góc BCK = Góc CBK

Do đó ΔBKC cân tại K.

3
0
Hải D
01/05/2020 21:17:39
Bài 11 :
a/ Xét tam giác AIB và tam giác AIC có:
BI = IC (gt)
^AIB = ^AIC (AI là đường trung trực của BC)
AI là cạnh chung
=> Vậy tam giác AIB = tam giác AIC (c.g.c)
b/ Vì ΔAIB = ΔAIC (cmt)
=> ^BAI = ^CAI (2 góc tương ứng)
Xét ΔAHI và ΔAKI, có:
^BAI = ^CAI (cmt)
AI chung (gt)
^AHI = ^AKI =90 độ (gt)
=> 2 tam giác = nhau
=> AH = AK (2 cạnh tương ứng)
=> tam giác AHK có 2 cạnh bằng nhau
c/Vì AH = AK (cmt)
=> ΔAHK cân tại A.
=> ^AHK = (180° - ^A) : 2 (1)
Lại có:
ΔAIB = ΔAIC (cmt)
=> AB = AC
=> ΔABC cân tại A
=> ^ABC = (180° - ^A) : 2 (2)
Từ (1) và (2)
=> ^AHK = ^ABC
Mà 2 góc đồng vị
=> HK // BC
=> ĐCPCM
 
3
0

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×