LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Xác định và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong các trường hợp sau

) Xác định và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong các trường hợp sau:

a) Bếp lửa – Bằng Việt

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm,

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

b) Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

 c) Khúc hát ru những em bé .............. của Nguyễn Khoa Điềm  

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

   d) Truyện Kiều – Nguyễn Du                 

Thà rằng liều một thân con,

Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây.

e) Truyện Kiều – Nguyễn Du            

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

g) Truyện Kiều – Nguyễn Du             

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.

Làn thu thủy nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

h) Bếp lửa – Bằng Việt               

“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”

i) Ngắm trăng – Hồ Chí Minh            

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

3) Giải thích nghĩa của từ gạch chân và phân tích biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau :

                       Đầu lòng hai ả tố nga,

               Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.

                       Mai cốt cách tuyết tinh thần,

                Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.    

(Trích: Chị em Thúy Kiều – Nguyễn Du)

4) Chỉ ra và phân tích tác dụng của từ láy trong đoạn thơ sau:

                  Nao nao dòng nước uốn quanh,

           Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

                  Sè sè nắm đất bên đàng,

           Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. 

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

5) Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của những từ gạch chân trong các trường hợp sau:

A)

Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

B)

Được lời như cởi tấm lòng,

Gởi kim thoa với khăn hồng trao tay.

Cũng nhà hành viện xưa nay,

Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người.

C)

Đề huề lưng túi gió trăng,

Sau chân theo một vài thằng con con.

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

6)  Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ : vai, miệng, chân, tay, đầu trong đoạn thơ sau:

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.                           

(Đồng chí – chính Hữu)

7) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :

“Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở SaPa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc: “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc.”

a. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai? Nêu tình huống truyện.

b. Xác định lời dẫn trực tiếp và gián tiếp có trong đoạn trích, Nêu dấu hiệu nhận biết.

c. Tìm ít nhất bốn từ Hán Việt cấu tạo theo mô hình: không + x  (Mẫu: không quân)

8) Chuyển các lời dẫn: ở trường hợp (a, b) sang cách dẫn gián tiếp và ở trường hợp (c, d) sang cách dẫn trực tiếp.    

a. Anh ấy bảo tôi: “Sáng mai, tôi đi Hà Nội. Bác có muốn gửi gì về nhà không ?”

b. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định : “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”.

c. Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

d. Trong cuốn sách Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, nhà phê bình văn học Đặng Thai Mai khẳng định rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.
Giúp mình với

0 trả lời
Hỏi chi tiết
700

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư