a. Đồng ý. Vì mạng người là rất quan trọng. Vũ Nương chết là thiệt thân, đồng thời để lại bao đau đớn, xót xa cho những người ở lại, đặc biệt là đứa con còn nhỏ dại. Nàng nên bình tĩnh tìm ra những cách giải quyết khôn khéo hơn để không những minh oan được cho mình, mà còn có thể sống để nuôi dạy con...
b. Không đồng ý. Vì:
- “Chết vinh còn hơn sống nhục” là một nét đẹp trong đạo lí làm người của dân tộc ta. Vũ Nương đã dùng cái chết để giải nỗi oan khuất và để chứng minh cho sự thủy chung, trong sáng của mình. Do đó, cái chết ấy đã làm ngời sáng lên những phẩm chất cao đẹp của nàng.
- Chế độ nam quyền cùng những quan niệm đạo đức hẹp hòi đối với phụ nữ đã “đổ dầu” vào “lửa” ghen của Trương Sinh. Mặc dù Vũ Nương đã dùng những lời lẽ hết sức có tình có lí để phân trần với chồng, mong chồng hiểu cho tấm lòng thủy chung, trong sáng của mình, nhưng người chồng đa nghi, cả ghen, hồ đồ và vũ phu ấy đã bỏ ngoài tai tất cả, một mực mắng nhiếc và đuổi nàng đi, không đếm xỉa đến bao công sức và tâm sức của nàng đã đổ ra để vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Nàng trắng tay, bơ vơ, lại bị nghi oan là “thất tiết” – nỗi ô nhục lớn nhất của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Quá đau đớn và tuyệt vọng nên nàng đã tìm đến cái chết để giải thoát số phận. Cái chết của Vũ Nương chính là bản cáo trạng đanh thép tố cáo xã hội bất công, vô nhân đạo với người phụ nữ.
- Nếu nàng sống mà nỗi oan chưa được sáng tỏ thì con của nàng cũng phải chịu nhiều lời bàn tán vì có một người mẹ thất tiết…
* Hai ý kiến trên đều theo chiều hướng tích cực. Nhưng ý kiến b được đánh giá cao hơn vì đã “cộng hưởng” với tác phẩm.