LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn ngắn không quá 10 câu, trình bày cảm nhận của em về vị tướng tài ba

Câu 5.a. Viết đoạn văn ngắn không quá 10 câu trình bày cảm nhận của em về vị tướng tài ba Trần
Quốc Tuấn.

b.Viết đoạn văn ngắn không quá 10 câu trình bày cảm nhận của em trình bày cảm nhận của em về vị
vua Lý Công Uẩn.

c. Viết đoạn văn ngắn không quá 10 câu nói về Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt
Nam.

d. Qua hình ảnh ba nhà lãnh đạo Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, em có suy nghĩ gì về
vai trò của các nhà lãnh đạo xưa và nay.

8 trả lời
Hỏi chi tiết
566
0
0
Doãn
03/05/2020 14:31:12
a) 

Bài Hịch này được viết ra từ tấm lòng của một vị chủ soái yêu nước thiết tha. Lòng yêu nước là gốc rễ của mỗi lời văn. Vì yêu nước mà ông đề cao lòng trung nghĩa, tinh thần xả thân cứu nước của các anh hùng dũng sĩ. Vĩ yêu nước mà ông căm giận quân giặc đến quên ăn, quên ngủ, ngày đêm chỉ nung nấu mưu đồ “xả thịt lột da” quân thù. Vì yêu nước mà ông thấm thía nỗi nhục vô vọng. Vì yêu nước mà ông kịch liệt phê phán thói ăn chơi hưởng lạc và thái độ vô trách nhiệm của một số tướng sĩ. Vì yêu nước mà ông thấy được viễn cảnh thê thảm khi non sông bị gót thù giày xéo. Vì yêu nước mà ông khích lệ quân sĩ phải thức tỉnh trước nỗi nguy biến của non sông, từ đó biết chăm lo luyện tập võ nghệ, đạo binh để có thể thắng quân thù và thực tế là dân tộc ta đã thắng. Lòng yêu nước thấm vào từng câu, từng chữ nên đã thực sự làm rung chuyển lòng người. Không phải chỉ người đương thời đọc sách Hịch mới thấy được cổ vũ, khích lệ mà đến bây giờ, chúng ta đọc lại vẫn thấy xao động tâm can. Chính lòng yêu nước được diễn đạt bằng một cách viết hay đã khiến cho bài Hịch này mãi mãi còn là một áng văn bất hủ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
hiếu
03/05/2020 14:31:56
òng yêu nước là tình cảm thiêng liêng và vô giá của con người. Nhờ thứ tình cảm ấy mà nhân dân ta đã trải qua biết bao sóng gió, thăng trầm, đã từng phải đối mặt với những kẻ thù mạnh nhất thế giới nhưng nhân dân ta chưa bao giờ nao núng. Tấm lòng yêu nước của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn cũng được thể hiện thật cảm động qua bài Hịch tướng sĩ. Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285). Bài hịch là lời kêu gọi ý chí chiến đấu và sự thức tỉnh của tướng lĩnh và binh sĩ trước những hành động ngang ngược, bạo tàn của kẻ thù. Qua đó cũng thể hiện tình yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc cùng ý chí chiến đấu quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của Trần Quốc Tuấn.
0
0
Doãn
03/05/2020 14:31:58
b)

Việc nhà vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La quả thực là một quyết định sáng suốt!. Xét thấy mảnh đất cũ không còn phù hợp , nhà vua đã quyết định tìm đến một mảnh đất khác tốt hơn, phù hợp hơn để xây dựng kinh đô và là nơi phát triển cuộc sống ấm lo muôn đời cho nhân dân . Đại La là thắng địa, xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời. Xét về mặt lịch sử thì Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương , là vùng đất thắng địa đã từng được chọn làm kinh đô . Hơn nữa, xét về mặt địa lí thì Đại La nằm ở khu vực trung tâm của trời đất , được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây , lại tiện hướng nhìn sông dựa núi . Mảnh đất này cao mà rộng , bằng phẳng mà thoáng đãng , muôn vật rất mực phong phú , tốt tươi . Người dân cũng từ đó mà khỏi chịu cảnh ngập lụt . Đây quả thực là những yếu tố thuận lợi để mảnh đất ấy trở thành kinh đô muôn đời. Và sự thực lịch sử đã cho thấy việc Lý Công Uẩn dời đô hoàn toàn là hợp lí . Sau khi chuyển đô về Đại La, nhân dân ta đã thoát khỏi cuộc sống lụt lội của vùng đất cũ trước đây , thay vào đó là một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn. Điều này đã được ghi lại trong những câu ca dao và đó là minh chứng rõ nhất về quyết định sáng suốt của một vị vua yêu nước , thương dân như Lý Thái Tổ : 

"Đời vua Thái Tổ , Thái Tông

Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn."

1
0
hiếu
03/05/2020 14:33:05
Qua tác phẩm Chiếu dời đô, ta thấy rằng Lí Công Uẩn là một vị vua yêu nước. Về Lí Công Uẩn, theo lịch sử ghi chép lại thì ông là một tướng tài dưới thời nhà Lê. Ông thông minh, nhân ái túc trí đa mưu, lập được nhiều chiến công cho đất nước. Vì thế khi triều đại nhà Lê mục nát và sụp đổ, ông đã được triều thần và nhân dân tôn lên làm vua, lập thành triều đại nhà Lý. Vốn dĩ nhà vua có lòng yêu nước thương dân nên ông vô cùng đau xót trước cảnh đất nước nghèo nàn, nhân dân đói khổ. Hơn ai hết ông đã nhìn thấy nguyên nhân một phần là do hai nhà Đinh, Lê cứ theo ý mình đóng đô ở Hoa Lư, nơi có địa hình núi non hiểm trở, dựa vào thế núi non đó để bảo toàn quyền lợi của triều đại mà không nghĩ đến việc xây dựng và phát triền đất nước, chăm lo hạnh phúc cho muôn dân. Do vậy, ông đã biết học tập theo các vị trước đã dời đô như nhà Thương, nhà Chu. Song, ông đúng là người có tầm nhìn xa trông rộng nên nhà vua đã thấy được "Thành Đại La- kinh đô củ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm đất trời, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đứng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi phải chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Rõ ràng trong lập luận của tác giả, ta không hề nghe đến quyền lợi của một cá nhân nào mà chỉ vì trăm họ. Một nơi lý tưởng để đóng đô, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội mà đến tận bây giờ mới được Lí Công Uẩn tìm ra, đây chẳng phải là điều khẳng định thêm cái tài bên cạnh cái đức của nhà vua hay sao? Thông thường, một bài chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh và được toàn dân đón nhận một cách trang trọng nhưng ở đây bài chiếu này không chỉ đơn thuần là ban bố mệnh lệnh của một nhà vua cao quý cho triều thần và nhân dân phải răm rắp thực hiện theo mà nó còn là lời trao đổi, bàn bạc với quần thần cùng cảm xúc chân thành. Câu cuối cùng của bài chiếu như một lời tâm sự, như một lời nói của những người ngang hàng: "Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?" Quần thần và nhân dấn nghe bài chiếu này không hề có tâm trạng hoang mang hay cảm giác sợ hãi bởi lẽ nó thấu tình đạt lí, phù hợp với ý nguyện của nhân dân, ngôn từ lắng đọng, cô đúc, có sức thuyết phục lâu bến. Người nghe như thấy được vận mệnh lịch sử, tương lai con cháu sau này nhờ việc dời đô. Quả thật Lí Công Uẩn là một vị vua thông minh, sáng suốt, anh minh.
1
0
hiếu
03/05/2020 14:33:40
Nếu Lê-nin là niềm tự hào của nước Nga, Phi-đen Cax-trô là vì sao của nhân dân Cuba, thì Bác Hồ lại là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Từ một chàng trai với đôi bàn tay trắng, thế những Người vẫn quyết theo đổi lí tưởng của mình. Năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng, Người mang theo cả hành trang là tình yêu nước thương dân vô bờ bến, khát vọng tìm ra con đường đi giải phóng dân tộc, tự do nhân dân. Ba mươi năm bôn ba nước ngoài, làm không biết bao nhiêu công việc nặng nhoc, gặp phải không biết gian nan khó khăn, nguy hiểm, cuối cùng Người đã tìm ra con đường Cách mạng cho dân tộc, trở về nước lãnh đạo nhân dân ta làm nên chiến thắng vẻ vang, chống Mĩ, chống Pháp đưa đất nước ta thoát khỏi kiếp ngàn năm đô hộ xâm chiếm. Ngày 2/9/1945 tai quảng trường Ba Đình lịch sử, Người đã đọc tuyên ngôn lịch sử khai sinh ra nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1
0
hiếu
03/05/2020 14:33:55
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân ta Việt Nam. Quê Bác là xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến cả đời mình vì sự nghiệp cách mạng. Người đã bôn ba không ngại khó khăn vất vả để tìm ra con đường cứu nước, cứu dân tộc ta khỏi ách nô lệ. Bác đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đưa dân tộc khỏi ách nô lệ, xiềng xích.
1
0
Doãn
03/05/2020 14:34:27
d)

Một quốc gia không thể nào lớn mạnh nếu như không có một người lãnh đạo tài giỏi. Thông qua hai văn bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, chúng ta thấy rõ vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn với vận mệnh của đất nước.

Người lãnh đạo không chỉ là người có tài thao lược mà còn là người biết nhìn xa trông rộng. Họ có khả năng phán đoán tình hình, đưa ra những nhận định đúng. Họ không bao giờ nghĩ cho mình mà lúc nào cũng nghĩ cho người khác.

Mở đầu văn bản “Chiếu dời đô”, Lý Công Uẩn đã nêu gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trong khi đó, Trần Quốc Tuấn lại là nêu gương những vị anh hùng sẵn sàng hy sinh thân mình vì đất nước, vì chủ tướng như Kỉ Tín, Dự Nhượng, Do Vu,… Qua đây, chúng ta thấy được cả hai người lãnh đạo Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều biết ôn lại quá khứ để tiên đoán chuyện tương lai. Nếu không biết noi gương người đời xưa để học tập thì khó mà thành công được.

Chẳng hạn như nhà Đinh, nhà Lê năm xưa vì không noi theo dấu cũ Thương Chu, cố thủ ở Hoa Lư nên thời vận đất nước mới gặp nhiều trắc trở. Trắc trở như chính địa hình núi rừng nơi đang đặt kinh đô. Đó là lý do vì sao triều vận của hai nhà Đinh Lê ngắn ngủi, đời sống của nhân dân gặp nhiều cơ cực. Lý Công Uẩn đã nhìn ra điều đó và rút ra bài học sâu sắc cho triều đại của mình. Vị vua đầu tiên của thời Lý cho cho thấy tầm nhìn lãnh đạo của một người anh minh. Đối với một đất nước, lựa chọn nơi để đặt kinh đô là vô cùng quan trọng. Đến thời của ông, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế của một kinh đô nữa. Vì vậy rời đi là việc làm đúng đắn.

 

Trần Quốc Tuấn thể hiện tài năng của mình thông qua việc nhìn ra bộ mặt của quân giặc, đồng thời nhìn ra được thế của quân ta. Trong khi giặc ngang nhiên, hống hách đi lại nghênh ngang và chẳng hề lấy trận thua lần trước làm bài học thì binh sĩ của ta lại hoàn toàn mất cảnh giác. Họ lao mình vào những thú vui như chọi gà, chơi cờ,… Nếu cứ đắm mình vào tửu, vào nhạc thì khi giặc tấn công chẳng mấy chốc mà chúng ta là người bại trận.

Các cụ xưa có câu biết mình biết ta trăm trận trăm thắng quả không sai. Từ việc nhìn thấu được tình hình đất nước, những nhà lãnh đạo như Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra được nhiệm vụ cấp bách của nước nhà thời bấy giờ. Biết được mình cần làm gì khiến họ đưa ra những quyết định đúng đắn mang tính lịch sử to lớn.

Dưới thời Lý Công Uẩn, ông xác định nhiệm vụ chính sau khi lên ngôi là phải dời đô khỏi Hoa Lư. Ông nhìn ra được thành Đại La là nơi có địa thế rồng cuộn hổ ngồi. Người dân sống ở nơi ấy không lo bị ngập lụt. Ở nước ta, hiếm có nơi nào có được địa thế như vậy. Dời đô về thành Đại La là một quyết định không thể đúng đắn hơn.

Trần Quốc Tuấn thì nhận ra điểm yếu của binh sĩ nên đã khơi dậy lòng yêu nước và ý chí căm thù giặc trong họ. Nhờ sự động viên, khích lệ của ông mà chí khí quân ta được nâng cao. Đánh giặc, quan trọng nhất là ở lòng dân. Cuối cùng thì ở hai cuộc chiến chống quân Nguyên Mông sau này, chúng ta đều giành thắng lợi vẻ vang. Nếu không có tài anh minh của những vị lãnh đạo trên, không biết rồi đất nước ta sẽ đi đâu, về đâu.

Mỗi lần đọc Chiếu dời đô hay Hịch tướng sĩ, trong lòng chúng ta lại thấy vô cùng tự hào. Tự hào vì đất nước ta có những nhà lãnh đạo tài giỏi, tự hào vì những con người cốt cách sáng ngời một lòng vì dân vì nước. Tên tuổi của họ đã ghi vào trong sử sách và được con cháu đời đời nhớ ơn.

1
0
hiếu
03/05/2020 14:36:18

Lãnh đạo truyền thống: Xu hướng “đẩy” nhiều hơn “kéo”, phương thức lãnh đạo tiêu cực. Thường đi đôi với “ra lệnh – chỉ đạo – bảo thủ”.

Lãnh đạo thời đại: Truyền cảm hứng, xoá bỏ khoảng cách giai cấp; thấu hiểu nhân viên, chia sẻ thông tin, luôn tìm cơ hội truyền đạt; thúc đẩy giao thiệp giữa các thành viên trong tổ chức. 

Lãnh đạo thời đại với lối tiếp cận con người thông qua việc trao đổi, đồng cảm với cấp dưới. Khuyến khích, động viên, nâng cao tinh thần và ý thức làm việc của nhân viên nhằm đi đến mục tiêu chung của tổ chức. Zenger Folkman đã chỉ ra rằng một người lãnh đạo kiệt xuất có thể tăng mức độ gắn kết và năng suất của người lao động thêm 70%.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư