Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết văn thuyết minh về cầu ngói thanh toàn

Viết văn thuyết minh về cầu ngói thanh toàn 

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.819
9
5
Pi
07/05/2020 16:38:10
Bài làm

Ai về cầu ngói Thanh Toàn

Cho em về với 1 đoàn cho vui

Là câu ca dao quen thuộc mà ai ai cũng biết khi nói về cây cầu ngói Thanh Toàn tại xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế 8km đường bộ về phía Đông.
Đây là cây cầu được mệnh danh là cây cầu cổ thuộc vào loại hiếm, có giá trị nghệ thuật cao nhất ở Việt Nam. Được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận Di tích văn hóa cấp quốc gia vào năm 1990.

Đến Huế, muốn chiêm ngưỡng và khám phá những nét đẹp xưa cũ, rêu phong không chỉ có những công trình ở nội thành mà còn có các công trình kiến trúc dân gian, mang đậm nét thôn quê dân giả và bình dị, những cảnh vật như thế sẽ thanh lọc tâm hồn, mang ta trở về với những gì bình yên nhất, trút bỏ bao nhiêu mệt nhoài của cuộc sống.
Sau đây Hue Smile Travel sẽ giới thiệu chi tiết đến các bạn một công trình dân gian – Cầu ngói Thanh Toàn. Đây là một di tích kiến trúc rất có giá trị về mặt lịch sử, văn hoá và còn là một thắng cảnh luôn thu hút đông đảo khách thập phương.

Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng theo lối thượng gia hạ kiều có nghĩa là trên nhà dưới cầu. Mái được lợp bằng ngói ống lưu ly. Cầu có chiều dài 18 mét, rộng 5m, chiều dài cầu được chia làm 7 gian, hai bên có hai bục trải dài theo thân cầu và có lang can tựa lưng. Toàn bộ chất liệu tạo nên cây cầu này đều làm bằng gỗ, mặt cầu được cấu tạo như một sàn gỗ chắc chắn.
Cầu ngói Thanh Toàn bắc qua một con sông nhỏ nằm cuối đoạn của sông Như Ý chảy xuyên suốt, uốn lượn mềm mại từ đầu làng đến cuối làng. Qua nhiều thế kỷ, cây cầu có xuống cấp do thời gian cũng như do ảnh hưởng của chiến tranh, đã được tu bổ nhiều lần. Tuy nhiên, giá trị nghệ thuật của cầu vẫn được giữ nguyên và bảo tồn cho đến bây giờ.

Được biết, cầu được xác định xây dựng mới vào năm 1776, do một người là Trần Thị Đạo cháu gái họ Trần đời thứ 16 xây dựng cho dân làng để tiện qua lại, là nơi dừng chân, nghỉ ngơi trên đường về mệt nhọc.
Tương truyền, bà Trần Thị Đạo là vợ của 1 vị quan thuộc triều vua Trần Hiển Tông, không có con, muốn cầu tự, bà dùng tiền của mình để làm phúc cho dân làng. Năm 1925, bà được vua Khai Định ban sắc phong Trần cho bà là Dực Bảo Trung Hưng Linh phò và lệnh cho dân làng lập bàn thờ Bà ngay trên cầu để thờ cúng. Khi đến đây, du khách sẽ thấy một bàn thờ uy nghiêm chính giữa cầu đó chình là bàn thờ bà Trần Thị Đạo – người có công trong việc dựng nên cây cầu này.

Tại mỗi kỳ lễ hội Huế, tại xã Thủy Thanh đều làm lễ rước linh vị bà Trần Thị Đạo, lễ rước này là nghi thức mở đầu cho ngày khai mạc “Chợ quê ngày hội”, một trong những chương trình văn hóa – du lịch trong khuôn khổ Festival Huế
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×