Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu ý nghĩa của đoạn thơ thôn vĩ dạ đoạn 2

Nêu ý nghĩa của đoạn thơ thôn vĩ dạ đoạn 2

3 trả lời
Hỏi chi tiết
552
1
0
con cá
07/05/2020 17:50:55
Lập dàn ý Cảm nhận khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

I. MỞ BÀI

  • Dẫn dắt và giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Giới thiệu khổ hai 

II. THÂN BÀI

- Khổ hai là bức tranh sông nước nhuốm màu tâm trạng
Mây gió: ngược chiều , trái tự nhiên, chia cắt đôi ngả
Dòng nước: nhân hóa " buồn thiu"
Dòng sông không còn là sự vật vô tri vô giác
Sự chảy trôi buồn một nỗi buồn li tán

- Hoa bắp lay: gợi buồn
Thuyền và sông trăng: hình ảnh ảo, khó phân định vừa mơ vừa thực
Trăng: chứa đựng vẻ đẹp tác giả luôn muốn gửi gắm
Dòng sông trăng: trăng tan vào nước để trôi chảy từ vũ trụ về nơi xa.
" kịp" không chỉ là khát khao mong đợi mà còn âu lo

III. KẾT BÀI

Tóm tắt nội dung khổ 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ và nêu lên giá trị, những đóng góp của khổ 2 với cả bài thơ.


 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0

Gió theo lối gió/ mây đường mây

Cách ngắt nhịp 4/3, với hai vế tiểu đối, gợi tả một không gian gió, mây chia xa như một nghịch cảnh đầy ám ảnh. Chữ “gió” và “mây” được lặp lại hai lần trong mỗi vế tiểu đối đã gợi lên một bầu trời thoáng đãng, mênh mông. Thi nhân đã và đang sống trong cảnh ngộ chia li và xa cách nên mới cảm thấy gió mây đôi ngả đôi đường như tình và lòng người bấy nay. Ngoài cảnh gió mây chính là tâm cảnh Hàn Mặc Tử. Không có một bóng người xuất hiện trước cảnh gió mây ấy. Mà chỉ có “Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”. Cảnh vật mang theo bao nỗi niềm sông Hương lững lờ trôi xuôi êm đềm, trong tâm tưởng thi nhân đã hóa thành “dòng nước buồn thiu”, càng thêm mơ hồ xa vắng. “Buồn thiu” là buồn héo hon cả ruột gan, một nỗi buồn day dứt triền miên, cứ thấm sâu mãi vào hồn người. Hai tiếng “buồn thiu” là cách nói của bà con xứ Huế. Bãi bờ đôi bên bờ sông cũng vắng vẻ, chỉ nhìn thấy “hoa bắp lay”. Chữ “lay” gợi tả hoa bắp đung đưa trong làn gió. Hoa bắp, hoa bình dị của đồng nội cũng mang tình người và hồn người. Hai câu thơ thất ngôn với bốn thi liệu (gió, mây, dòng nước, hoa bắp) đã hội tụ hồn vía cảnh sắc thôn Vĩ. Hình như đó là cảnh chiều hôm? Hàn Mặc Tử tả ít mà gợi nhiều, tượng trưng mà ấn tượng. Ngoại cảnh thì chia lìa, buồn lặng lẽ biểu hiện một tâm cảnh: thấm thía nỗi buồn xa vắng, cô đơn. Hai câu thơ tiếp theo gợi nhớ một cảnh sắc thơ mộng cảnh đêm trăng trên sông Hương ngày nào. “Dòng nước buồn thiu” đã biến hóa kì diệu thành “sông trăng” thơ mộng:

1
0
Bình
07/05/2020 18:42:19
Khổ 2: 

– Sử dụng điệp cấu trúc “Gió theo lối gió, mây đường mây” thể hiện nét thú vị cho câu thơ. Hình ảnh gió và mây hiện lên đầy thú vị mang hình dáng của sự chia ly, mỗi người một nẻo.

– Nghệ thuật nhân hóa “dòng nước buồn thiu”. Theo tâm trạng của tác giả, cảnh cũng không vui bao giờ. Nghệ thuật nhân hóa cũng góp phần thể hiện tâm trạng của nhà thơ thêm rõ nét.

– Câu hỏi tu từ cuối đoạn thơ “Có chở trăng về kịp tối nay?”. Đây là lời tự hỏi lòng của tác giả. Nó thể hiện nỗi buồn của nhà thơ: muốn ngắm trăng nhưng hiện thực lại quá xa vời, khó nắm bắt.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k