Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

08/05/2020 19:06:03

Cảm nhận tình yêu thiên nhiên của Bác Hồ. Qua đó em học tập được gì ở Bác?

Cảm nhận tình yêu thiên nhiên của Bác Hồ. Qua đó em học tập được gì ở Bác?

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
701
1
0
con cá
08/05/2020 19:10:52

ó thể nói tâm hồn sáng ngời và cao đẹp của Hồ Chủ tịch được biểu hiện khá rõ nét qua thơ ca của Người, đặc biệt là qua tập Nhật kí trong tù. Trong "Mười bốn tháng gông cùm", người chiến sĩ Cộng sản kiên cường ấy đã sáng tác để lại cho đời nay, đời sau những bài thơ bất hủ. Bên cạnh việc thể hiện tình yêu đất nước, nhân dân, những bài thơ đặc sắc này còn thể hiện tình yêu thiên nhiên. Nhất là qua các bài thơ đã được học trong chương trình lớp 7, chúng ta thấy rõ điều đó.

Đúng như lời nhà thơ Tố Hữu đã viết trong bài thơ “Theo chân Bác”:
 
Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc dời chung thương cỏ hoa...
 
Nói đến Hồ Chủ tịch ta nghĩ ngay đến một trái tim bao la “Ôm cả non sông mọi kiếp người”, chứa chan, thấm đẫm tình yêu đất nước, tình yêu nhân dân. Cả cuộc đời mình, Bác đã miệt mài hoạt động vì tình cảm lớn đó. Trong tình cảm cao cả thiêng liêng này của Bác, tình yêu thiên nhiên không những là nguồn cảm xúc dạt đào mà còn là nét đặc sắc trong tâm hồn, tình cam của một nhà thơ lớn, một chiến sĩ cách mạng lớn như Bác. Đặc biệt là trong hoàn cảnh lao tù nghiệt ngã, tình yêu ấy đã làm sáng ngời lên vẻ đẹp của một tâm hồn, một tấm lòng người chiến sĩ cách mạng.
 
Không phải như phần lớn các thi nhân khác, cảm nhận nét đẹp của thiên nhiên trong những khi trà dư tửu hậu thư nhàn. Bác Hồ của chúng ta đã thưởng thức vẻ đẹp của đất trời từ núi non hùng vĩ đến những cảnh vật tầm thường khác, trong những lúc gian khổ tột cùng, trong hoàn cảnh của một kẻ bị đày Bác vẫn say sưa nhìn ngắm thiên nhiên. Hẳn là người đọc không quên được cảnh trăng sáng trong tù:
 
Trong tù không rượu cùng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
 
Bị giam cầm trong nhà ngục, mất hẳn tự do lại bị cách li với thế giới bên ngoài, nhưng Bác đâu cam chịu nhốt mình trong vòng chật hẹp đó mà đã để “...Lòng mình vời vợi mảnh trăng thu”, Bác đã xúc động với ánh trăng soi qua khe cửa nhà tù.
 
Trong một bài thơ khác: “Trên đường đi” kể lại cảnh mình bị áp giải từ nhà lao này sang nhà lao khác, ấy vậy mà Bác xem như một chuyến đi ngoạn cảnh:
 
Mặc dù bị trói chân tay
Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng
Vui say ai cấm ta dừng...
 
Câu thơ thứ hai và thứ ba nguyên văn là:
 
Mãn sơn điểu ngữ dữ hoa hương,
Tự do lãm thưởng vô nhân cấm.
 
Nghĩa là đầy rừng tiếng chim và mùi hoa, tự do thưởng thức không ai cấm. Thật là cái đẹp của thiên nhiên, hương vị của cuộc sống được phát hiện ra trong một hoàn cảnh ngặt nghèo như đã nói, hẳn đó phải là sự phát hiện của một tâm hồn lớn lao cao cả. Trên đường đi, bị áp giải, tâm hồn vĩ đại ấy vẫn lưu luyến nhìn theo một cánh chim, một chòm mây trong cảnh trời chạng vạng tối, thật nên thơ:

  •  Tự Tình - Hồ Xuân Hương
  •  Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng.
 
Đọc bài Chiều tối, ta như thấy được cái vui của trời đất, của người lao động, vẻ đẹp của cuộc sống bị thiếu thốn, vất vả mà vẫn ấm nồng hương vị đáng quý, đáng yêu. Những hình ảnh rất đỗi bình thường ấy không thiếu trong đời sống thường ngày, nhưng thông thường nó vẫn cứ trôi qua. Phải có một tấm lòng sâu nặng với thiên nhiên, hết sức nhiệt thành yêu mến cuộc sống như Bác mới ghi nhận lại được.
 
Bởi vậy, trong thơ Bác, thiên nhiên luôn luôn là bức tranh sinh động có hồn:
 
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng bụi không mờ
 
Cái đẹp của thiên nhiên trong thơ Bác không phải chỉ có ở chốn núi non hùng vĩ, cảnh sắc phi thường:
 
Núi cao rồi lại núi cao chập chùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
 
Mà còn ở những cảnh vật bình thường như “khóm chuối trăng soi” hay “cô em xóm núi xay ngô tối”.
Điều đáng chú ý nữa là qua thơ Bác, vẻ đẹp của thiên nhiên càng khởi sắc thắm tươi hơn nhiều. Với tâm hồn thi nhân sáng ngời, cao cả của mình, Bác như một nhà nhiếp ảnh tài hoa đã nắm bắt được từng khung cảnh, đường nét đặc sắc của đất trời, thu gọn vào tầm mắt trong ống kính” của mình.

Tóm lại, tình yêu thiên nhiên trong thơ Bác, đặc biệt là qua Nhật kí trong tù, với các bài thơ đã học trong chương trình lớp 7 thật vô cùng sâu sắc và phong phú, biểu hiện được khá rõ nét tâm hồn sáng ngời cao đẹp của Người. Phải có tâm hồn nghệ sĩ nhạy bén, tinh tế, mới mô tả thiên nhiên tài tình đến như vậy. Do đó, đọc thơ Bác, lòng ta thêm yêu đất nước thiên nhiên và đặc biệt là thêm kính phục Bác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
•Hanna•
08/05/2020 19:11:55
Qua văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” em học tập được rất nhiều điều về lối sống của Bác. Bác đi nhiều, học nhiều, biết nhiều nhưng Bác vẫn giữ cốt cách dân tộc. Nhà ở bình thường, đồ đạc mộc mạc đơn sơ; trang phục giản dị; ăn uống đạm bạc. Một lối sống giản dị và thanh đạm, một cách di dưỡng tinh thần.
0
0
Vy
08/05/2020 19:13:59

TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN VÀ TINH THẦN LẠC QUAN CỦA BÁC QUA HAI BÀI THƠ “NGẮM TRĂNG” VÀ “ĐI ĐƯỜNG”
Có lẽ từ lâu, với người nghệ sĩ thì thiên nhiên đã trở thành người bạn tri kỉ để thi nhân ta bộc lộ, giãi bày tâm hồn thanh cao hướng thượng, hướng thiện của mình. Có câu “thiên địa nhân nhất thể” phải chăng cũng là muốn nói tới sự hòa hợp ấy. nhưng yêu thiên nhiên, say sưa và hết lòng với thiên nhiên dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt thì đó còn là một tinh thần lạc quan rất đáng ngưỡng mỗ. và thơ Bác, những vần thơ thép chính là sự kết hợp nổi bật giữa tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, đặc biệt qua hai bài thơ”đi đường” và “ngăm trăng” đã biểu hiện rõ điều đó.
Thiên nhiên đã trở thành nơi lưu giữ những mảnh hồn thanh cao, và đạm bạc nhưng vẫn rất đáng ngưỡng mộ của Bác. Thiên nhiên tươi đẹp với trăng hoa, tuyết núi sông chẳng của riêng Bác mà đã trở thành người bnaj tri kỉ của thi sĩ muôn đời, ây thê nhưng bằng tình yêu thiên nhiên của mình, thiên nhiên hiện diện trong thơ Bac vẫn đầy những vẻ đẹp riêng, say mê và cuôn hút.
Trước nhất, thơ Bác đong đầy một tình yêu thiên nhiên rộng lớn. ta thây rât rõ qua bài thơ “ngăm trăng”:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”
Nêu hai câu thơ đầu là hoàn cảnh, là bản lề để cho người đọc thấy được trong nghịch cảnh đầy thiêu thốn về vật chất nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào, nồng đượm làm sao. Bác vẫn say ưa vơi vầng trăng, vẫn không khỏi chếnh choang vơi vẻ đẹp hữu tình, thơ mộng của thiên nhiên trong đem trăng sáng. Người thi sĩ giàu tình yêu thiên nhiên đã nhanh chóng bị không gian thơ mộng và vầng trăng trong áng, cao khiết kia làm rung động. và chính đó đã trở thành chất xúc tác để nhà thơ viết nên những trang hoa, tờ hoa với tình cảm rung động. vì yêu thiên nhiên tha thiết lắm nên người chiên sĩ ấy mới có thể vẽ nên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, sinh động và thơ mộng đến vậy. và ta cũng bắt gặp vẻ đẹp ấy trong “Đi đường”.
“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Trong những bước đường mệt nhọc, gian truân, nhưng thiên nhiên hùng vĩ vẫn không nguôi ám ảnh và làm rung động tâm hồn nghệ sĩ của người chiến sĩ. Nếu ở “Ngắm trăng” là bức tranh thiên nhiên ngập đầy trăng thơ mộng, trữ tình thì trong bài thơ”Đi đường” thiên nhiên hiện lên đầy hùng vĩ, dữ dội và rộng lớn. qua đấy thấy được thiên nhiên trong thơ Bác mới phong phú, giàu có biết bao.

Nhưng thình yêu thiên nhiên giữa hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, cũng chính là một biểu hiện rất rõ của tinh thần lạc quan. Ta thấy ở trong “ngắm trăng” một người tù thiếu thốn mọi bề về vật chất, nhưng đã quên đi nỗi bất hạnh và thiếu thốn của bản thân để vẫn say sưa với thiên nhiên. Ta cũng nhìn ra một người đi đường mới biết gian lao, núi cao rồi lại núi cao muôn trùng nhưng khi lên đến tận cùng vẫn thỏa sức ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ. Đó là biểu hiện của tinh thần lạc quan, biết vượt lên trên hoàn cảnh, biết vượt ngục về tinh thần để chiến thắng nghịch cảnh, thăng hoa tâm hồn, lạc quan, ung dung thưởng ngoạn thiên nhiên.

Qua hai bài thơ, một lần nữa chân dung người chiến sĩ, thi sĩ Hồ Chí Minh lại càng được phác họa rõ nét hơn. Đó là vẻ đẹp hài hòa, sinh động và điển hình của trái tim Bác, cũng là thanh nam châm thu hút người đọc mỗi khi tiếp cận thơ Bác. Với tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, thơ Bác quả thực đã đánh thức những rung động tươi đẹp, trong sáng trong tâm hồn người đọc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×