Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu 2 ví dụ về bệnh của mắt?

Nêu 2 VD về bệnh của mắt?

4 trả lời
Hỏi chi tiết
424
2
0
Lai Ha An
09/05/2020 07:29:16
Cận thị ( nhìn xa ko đc)
Loạn thị( nhìn gần ko đc)
Chúc bn học tốt

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Tran Huu Hai Hai
09/05/2020 07:30:34
1.  Viêm loét giác mạc

Loét giác mạc là một căn bệnh khá phổ biến ở các nước đang phát triển. Một trong những nguyên nhân chính của bệnh là thiếu vitamin A trong chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài ra điều kiện thời tiết nóng ẩm cũng là nguyên nhân gây loét giác mạc. Giác mạc là lớp mô trong suốt ở ngoài trước của mắt. Giác mạc là nơi cho phép ánh sáng đi qua mắt.

Vì là lớp ngoài cùng nên giác mạc phải tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn và bụi bẩn, nước mắt giúp làm sạch giác mạc. Nhưng nếu mức độ gây khuẩn vượt quá khả năng làm sạch của nước mắt, sẽ gây viêm loét giác mạc. Thậm chí, những vết thương cực nhỏ gây ra do dụi mắt hay kính áp tròng cũng có thể gây viêm loét giác mạc. Viêm loét giác mạc nếu không được điều trị kịp thời thậm chí có thể gây ra mù vĩnh viễn.
2. Lẹo mắt

Lẹo mắt là chứng bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Bệnh gây ra do một loại tụ cầu khuẩn tấn công vào tuyến chân lông mi. Những người bị lẹo mắt thường có triệu chứng mi mắt sưng nhẹ, ngứa và hơi đỏ. Sau khoảng 3 đến 4 ngày chỗ đau nổi lên một khối to cỡ hạt gạo.

Mụn lẹo thường ở ngay hai bờ mi, nếu không chữa khỏi kịp thời, mụn lẹo có thể mưng mủ và vỡ, lâu ngày gây ứ phù màng tiếp hợp.

Các dạng lẹo mắt:

–  Lẹo bên ngoài: thường mọc ở mí mắt trên, sưng đỏ cỡ hạt gạo

–  Lẹo bên trong: nằm ở mặt trong của mi mắt, muốn thấy phải lật mí mắt trong ra, một số trường hợp lẹo bên trong thường mưng mủ.

–  Đa lẹo: là lẹo ở cả trong và ngoài mí mắt, thậm chí còn mọc ở cả hai mắt.

Nguyên nhân gây lẹo có thể do: viêm mi mắt, dùng mỹ phẩm (mascara, kẻ viền mắt…). Thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau 2 hoặc 3 tuần nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách. Đối với trường hợp lẹo sưng đau, chảy máu, mưng mủ… hãy tới phòng khám mắt tốt để khám và tư vấn điều trị

1
1
con cá
09/05/2020 07:32:26

Loét giác mạc là một căn bệnh khá phổ biến ở các nước đang phát triển. Một trong những nguyên nhân chính của bệnh là thiếu vitamin A trong chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài ra điều kiện thời tiết nóng ẩm cũng là nguyên nhân gây loét giác mạc. Giác mạc là lớp mô trong suốt ở ngoài trước của mắt. Giác mạc là nơi cho phép ánh sáng đi qua mắt.

Vì là lớp ngoài cùng nên giác mạc phải tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn và bụi bẩn, nước mắt giúp làm sạch giác mạc. Nhưng nếu mức độ gây khuẩn vượt quá khả năng làm sạch của nước mắt, sẽ gây viêm loét giác mạc. Thậm chí, những vết thương cực nhỏ gây ra do dụi mắt hay kính áp tròng cũng có thể gây viêm loét giác mạc. Viêm loét giác mạc nếu không được điều trị kịp thời thậm chí có thể gây ra mù vĩnh viễn.

9. Lẹo mắt

 

Lẹo mắt là chứng bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Bệnh gây ra do một loại tụ cầu khuẩn tấn công vào tuyến chân lông mi. Những người bị lẹo mắt thường có triệu chứng mi mắt sưng nhẹ, ngứa và hơi đỏ. Sau khoảng 3 đến 4 ngày chỗ đau nổi lên một khối to cỡ hạt gạo.

Mụn lẹo thường ở ngay hai bờ mi, nếu không chữa khỏi kịp thời, mụn lẹo có thể mưng mủ và vỡ, lâu ngày gây ứ phù màng tiếp hợp.

Các dạng lẹo mắt:

–  Lẹo bên ngoài: thường mọc ở mí mắt trên, sưng đỏ cỡ hạt gạo

–  Lẹo bên trong: nằm ở mặt trong của mi mắt, muốn thấy phải lật mí mắt trong ra, một số trường hợp lẹo bên trong thường mưng mủ.

–  Đa lẹo: là lẹo ở cả trong và ngoài mí mắt, thậm chí còn mọc ở cả hai mắt.

Nguyên nhân gây lẹo có thể do: viêm mi mắt, dùng mỹ phẩm (mascara, kẻ viền mắt…). Thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau 2 hoặc 3 tuần nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách. Đối với trường hợp lẹo sưng đau, chảy máu, mưng mủ… hãy tới phòng khám mắt tốt để khám và tư vấn điều trị. 

8. Giác mạc hình nón

 

Giác mạc hình nón là căn bệnh rối loạn thoái hóa không viêm. Bệnh Keratoconus làm thay đổi cấu trúc trong của giác mạc khiến giác mạc mỏng đi, ảnh hưởng tới tầm nhìn của bệnh nhân. Nguyên nhân chính xác của Keratoconus có thể do một số hoạt động của enzim.

Người bị bệnh Keratoconus có hình dạng vật lý và cấu trúc của giác mạc biến dạng gần như hình nón thay vì hình cầu ban đầu. Ghép giác mạc là phương pháp duy nhất để chữa trị Keratoconus.

7. Viêm màng bồ đào

 

Bệnh viêm màng bồ đào (Uveitis) gây viêm bên trong mắt khiến mắt trở nên sưng đỏ. Viêm màng bồ đào có thể lây lan và gây tổn thương mắt rất nhanh và do đó cần được chăm sóc và điều trị kịp thời. Bệnh thường chiếm khoảng 5.5% bệnh liên quan đến mắt.

Triệu chứng của bệnh: mắt hơi đỏ, giống như bị đau mắt đỏ, nhìn ra nắng bị chói, đau hoặc viêm sâu bên trong. Những triệu chứng trên có thể lặp đi lặp lại, không rõ ràng, vì thế nếu thấy mắt có dấu hiệu bất thường ngay lập tức đi khám tại các bệnh viện mắt gần nhất.

6. Tăng nhãn áp

 

Trong bệnh tăng nhãn áp , dây thần kinh thị giác bị hỏng vì thế ảnh hưởng tới khả năng thị lực của mắt. Chứng tăng nhãn áp rất phổ biến và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng mù vĩnh viễn. Nguyên nhân chính của tăng nhãn áp là sự gia tăng áp lực của chất lỏng có trong mắt. Bệnh tăng nhãn áp có thể xảy ra đột ngột mà ít có triệu chứng báo trước. Vì thế thường xuyên đi khám mắt định kỳ để tránh bệnh tăng nhãn áp.

Xem thêm: Triệu chứng, cách điều trị bệnh tăng nhãn áp

5. Đau mắt đỏ (viêm kết mạc)

 

Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ thường được gọi là mắt đỏ và là một bệnh mắt có tính lây lan cao. Bệnh xảy ra trên lớp trên cùng của mắt và gây ra đỏ và ngứa. Bệnh mắt đỏ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng, vi khuẩn xâm nhập qua tay bẩn hoặc thậm chí là do dị ứng với một thứ gì đó.

Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây ngứa mắt, khó chịu với người bị bệnh. Thông thường nếu vệ tinh mắt hợp lý bệnh có thể tự khỏi sau 2 tuần.

Xem thêm: Triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm kết mạc

4. Đục thủy tinh thể

 

Đục thủy tinh thể hay còn gọi là bệnh cườm khô, cườm đá: là hiện tượng thủy tinh thể trong mắt bị mờ đục, gây ra ảnh hưởng tới thị giác. Đục thủy tinh thể thường hình thành ở cả hai mắt nhưng bệnh không bao giờ xảy ra cùng một lúc ở cả hai mắt. Nguyên nhân đục thủy tinh thể chủ yếu do lão hóa, bệnh có thể dễ dàng được loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật mổ đục thủy tinh thể.

3. Thoái hóa điểm vàng

 

Thoái hóa điểm vàng (ARMD hoặc AMD) liên quan đến tuổi tác, bệnh thường xảy ra ở nam và nữ ở các nhóm tuổi trên 50. AMD là hiện tượng võng mạc bị tổn thương dẫn đến mất thị lực một phần, nặng có thể gây mù lòa. Bệnh thoái hóa điểm vàng không có triệu chứng.

Do đó, rất khó để phát hiện bệnh. Bệnh thường chỉ được phát hiện khi đã tiến triển nặng. Vì thế để tránh nguy cơ mất thị lực do thoái hóa điểm vàng, bạn nên thường xuyên đến khám tại các bệnh viện mắt gần nhất.

2. Tật khúc xạ

 

Theo nghiên cứu của bệnh viện mắt Sài gòn, tật khúc xạ là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vấn đề về thị giác. Mắt chúng ta nhìn được vật do khúc xạ trong mắt xảy ra khi ánh sáng đi qua giác mạc, đến võng mạc. Tật khúc xạ xảy ra do độ dài của nhãn cầu, sự thay đổi hình dạng của giác mạc hoặc do lão hóa tự nhiên của mắt.

Cận thị, viễn thị và loạn thị là những triệu chứng của tật khúc xạ. Tật khúc xạ thường gặp nhất ở những người sau 40 tuổi.

 

2
0
Bình
09/05/2020 08:18:35
Cận thị và viễn thị

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Sinh học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư