Cây phượng hay phượng vĩ, xoan tây, điệp tây là một loài thực vật có hoa sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Phượng vĩ là một loài cây vốn rất quen thuộc trong đời sống con người. Người ta trồng phượng vĩ ở khắp mọi nơi để lấy bóng mát. Vào mùa hoa nở, cả cây đỏ rực màu hoa gây ấn tượng mạnh mẽ. Thuyết minh cây phượng vĩ.
Loài cây phượng có nguồn gốc từ Madagascar. Từ loài cây hoang dại, với tán hoa ấn tượng, ngày nay người ta đã trồng nó ở khắp nới trên thế giới để lấy bóng mát và làm đẹp không gian.Tại Việt Nam, phượng vĩ được người Pháp du nhập vào trồng khoảng những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. Hiện nay, phượng vĩ là loài cây được trồng rộng rãi từ miền Bắc và miền Nam trên vỉa hè, công viên, trường học và trong các không gian cây xanh khác.
Phượng là loài cây gỗ lớn cao từ 10 đến 15 m, vỏ thân màu xám trắng, nhẵn, phân cành nhánh nhiều, lớn, dài, mọc nghiêng, tán rộng. Lá kép lông chim 2 lần với 20 đôi lá phụ, lá rụng thưa vào mùa khô tháng 1-3 hàng năm, sắc lá có màu xanh bóng.
Thân câu phượng ít khi mọc thẳng mà thường phân ra thành nhiều cành nhánh xum xuê. Gốc cây thường to bè, gồ ghề, rễ nỗi lên khỏi mặt đất. Người ta phát hiện cây phượng trong rừng thường mọc thành đám lớn và chiếm một khoảng không gian rất rộng.
Hoa nở đỏ rực vào những cơn mưa đầu mùa cuối tháng 4 đầu tháng 5. Hoa cụm lớn dài 20-30 cm, nang hoa xếp thưa, xòe rộng, hoa lớn màu đỏ tươi hay đỏ cam với cánh tràng có cuống dài, phiến rộng, dúm răn reo, trong đó có cánh lớn màu cam đỏ và các vạch đốm màu trắng, nhị có bao phấn cong màu đỏ.
Quả Phượng rất lớn, dài 20-60 cm, rộng 4-6 cm, dẹp, vỏ hóa gỗ, hạt cứng, dài, đen có vân màu. Phượng cần khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới để phát triển tốt, nhưng nó có thể chịu được các điều kiện khô hạn và cả ở đất mặn.
Cây phượng vĩ được trồng bằng hạt hoặc bằng chồi. Cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh, có thể trồng ở mọi loại địa hình khác nhau như: Vùng đồi núi, khu vực trung du, tại các đường phố, trường học, ven biển…
Cây phượng thuộc loại ưa ánh sáng nên cứ được trồng ở những nơi nhiều ánh sáng là cây phát triển mạnh, thường không kén đất nên rất dễ trồng… Phượng vĩ có sức sống mạnh mẽ, chịu được khô hạn, phát triển nhanh, phân tán rộng, là loại cây trồng lấy bóng mát điển hình của nhiều quốc gia trên thế giới.
Cây thường nở hoa vào khoảng tháng 5-6 hằng năm. Hoa phượng thường nở khá đồng loạt tạo nên một bức tranh màu đỏ thật ấn tượng.
Nhược điểm lớn là tuổi thọ không cao: cây trồng trên đường phố chỉ 30 tuổi là đã già cỗi, thân có dấu hiệu mục rỗng, sâu bệnh, nấm bắt đầu tấn công. Còn cây trồng trong công viên, trường học thì có thể có tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 40-50 năm tuổi.
Trong điều kiện hoang dã, nó là loài đang nguy cấp, nhưng nó được con người trồng ở rất nhiều nơi. Ngoài giá trị là cây cảnh, nó còn có tác dụng như một loài cây tạo bóng râm trong điều kiện nhiệt đới, do thông thường nó có thể cao tới một độ cao vừa phải rồi bắt đầu phân tán rộng tạo bóng che khá lớn. Lá phượng nhỏ, mau hoai mục không gây ô nhiễm môi trường. Cây phượng khá thân thiện đối với môi trường sống của con người nên được chọn làm giống cây trồng ở nhiều nơi.
Quả phượng khô chắc với nhiều dáng hình đọc đáo, thường được dùng làm đồ trang trí hoạc khí cụ âm nhạc.
Gỗ phượng thuộc nhóm gỗ tạp, thuộc loại trung bình, dùng trong xây dựng, đồ gỗ dân dụng, đóng hòm, xẻ ván. Cây cho vỏ và rễ làm thuốc hạ nhiệt, chống sốt. Vỏ cây có thể sắc nước uống trị sốt rét, đầy bụng, tê thấp, giảm huyết áp. Lá trị tê thấp và đầy hơi.
Cây phượng với bộ rễ đồ sộ, thường nổi lên trên mạt đất, có vai trò chóng xói mòn, bảo vệ đất rất tốt. Ở nhiều nơi, người ta trồng phượng trên các đồi trọc để cải tạo đất.
Cây phượng vĩ từ lâu đã được con người yêu mến và tôn vinh trong cuộc sống của mình. Tại nhiều quốc gia, cây phượng được xem như là một “vũ công có điệu múa mê hồn” bởi sắc đỏ đầy ấn tượng và khả năng sinh tồn của nó. Bơi thế, người ta thường tròng cây phượng ngay trong những khuôn viên thân thiện và gần gũi như đường phố, trường học, cơ quan, trước cổng nhà, thậm chí là trong vườn hoa cây cảnh.
Với những chùm nụ chi chít trên cành xen lẫm trong khóm hoa đỏ rực trong ngày hè nắng cháy, cây phượng được xem như loài cây có sức sống mãnh liệt, vượt lên trên nghịch cảnh để sinh tồn và tỏa sáng.
Gặp gỡ chuyện trò hay uống cốc nước mát dưới gốc cây phượng, nói chuyện về cuộc sống luôn là thú vui của người nông dân. Những em bé thường hay nhặt cánh hoa phượng chơi trò xếp hoa hay tìm bắt những con học trò quanh gốc phượng gợi nhớ về những tháng ngày tuổi thơ yên bình và tươi đẹp của mọi vùng quê. Mỗi khi nhìn cánh hoa phượng đỏ rơi đầy trên sân trường hay góc phố nào đó không khỏi khiến ta bồi hồi nhớ về kỉ niệm thời học trò trong trắng, hồn nhiên và thơ mộng. Có thể nói, sắc đỏ hoa phượng vĩ đã in dấu ấn đậm nét, trở thành một phần tươi đẹp trong bất kì người học sinh nào.